Tiêu đề Nhãn
- Biên Khảo
- Câu Đối
- Cổ Thi
- Hình Ảnh Nay
- Hình Ảnh Xưa
- Luận Án Ra Trường
- Lưu Niệm
- Nhạc Ngoại Quốc
- Nhạc Việt
- Sưu Tầm
- Thơ Mùa Đông
- Thơ Ba Má
- Thơ Cảm Tác
- Thơ Diễn Ngâm
- Thơ Mùa Hạ
- Thơ Mùa Lễ
- Thơ Mùa Thu
- Thơ Mùa Xuân
- Thơ Phổ Nhạc
- Thơ Tình
- Thơ Tranh
- Thơ Tranh Nghệ Sĩ
- Thơ Xướng Họa
- Tích Hay
- Trang Bán Công Nguyễn Thông
- Trang Bạn Hữu
- Trang Kỹ Thuật
- Trang Nguyễn Trường Tộ
- Trang Vĩnh Bình
- Văn
- Vũ Hối Thư Họa
- Yoga
Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014
Chiếc Lá Cuối Cùng
Hoài mong chiếc lá cuối cùng
Ân tình sâu đậm ngại ngùng biếng rơi
Phất phơ theo gió lả lơi
Phơi mình đón hạt sương trời bâng khuâng
Đã yêu xa lại hóa gần
Cho nồng thắm chẳng nợ nần chi nhau
Ước mơ chấp cánh bay cao
Phủ phàng cuống lá nao nao chuyển mình
Kim Phượng
Thu Hết Một Đời
Trời chớm vào thu vàng sắc thay
Một phần lá biếc lẫn phần mây
Theo người nghệ sĩ rung giai điệu
Tận hiến cho đời ngây ngất say
Gom hết thu chung ru điệu buồn
Chim đàn nhạn lạc hoàng hôn buông
Nhặt bao lá úa vàng nhung nhớ
Bấy tủi hờn riêng mượn lệ tuôn
Lá đổ muôn chiều về chốn nao
Tình đau hiu hắt chẳng riêng nào
Thời gian xóa vết. Nay thu tới!
Nước mắt thương vay hết một đời
Nghệ sĩ ơi! Lơi cung bổng trầm
Hồn thu trở giấc họa thanh âm
Khua vang phiến lá lao xao động
Vọng tự đáy lòng tiếng nhớ mong
Kim Phượng
Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014
Thiên Đường Mùa Thu
Rất yêu mùa thu nhưng dường chưa đủ
Thiếu người bên cạnh mất quyến rũ riêng
Lá vàng lên! Thắp sáng khoảng trời êm
Là giây phút thu chuyền thêm nhựa sống
Gom lá rơi đan nền yêu nhung mộng
Gọi mây hồng lừng nhạc giữa trời mơ
Người sẽ tới mang hương ngào ngạt
Dẫn hồn đi lạc tận cõi đâu đâu
Yêu mùa cánh nâu nhưng dường chưa đủ
Dài mong chờ biết nếm thú thương đau
Là đìu hiu ngập hết những con đường
Người sẽ đến hay vẫn hoài công đợi
Ngàn lá hỡi phải thu mùa bối rối
Ửng sắc màu thay mới những tàng cây
Trong quạnh vắng âm đầy lời tình tự
Từng bước thầm gọi nhỏ đến tìm nhau
Rất yêu thu biết dường nào cho đủ
Nắng nồng nàn ấp ủ gốc trời riêng
Giá có người một chút để làm duyên
Người bên cạnh thiên đường thu rộng mở
Chờ!
Kim Phượng
Úc châu cuối thu
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
Trả Hết Cho Người
Trả hết cho người những ước mơ
Trả thời áo trắng tuổi mong chờ
Với bao dư vị đời con gái
Rộng trải trăng đầy gió ngẩn ngơ
Trả hết nợ tình những đớn đau
Trả ngày quen biết trả xôn xao
Hạ nghiêng dáng phượng lời ai nói
Ve ngóng trên cao tiếng ngọt ngào
Trả thú thương đau lúc dỗi hờn
Bên đời thấm lạnh biết cô đơn
Tay buông dĩ vãng sầu quay quắt
Nước mắt quanh buồn cuộn nhớ thương
Trả thuở êm đềm thôi vấn vương
Còn gì đâu nữa lạnh hương nguyền
Thuyền xuôi trôi mãi không dừng lại
Lạc mất lối tìm xa bến xa.
Kim Phượng
Giang Thôn Tức Sự
Tư Không Thự là 1 thi sĩ trong nhóm 10 tên tuổi đời Đường Đại Lịch (765 - 779), nhóm nổi tiếng về những bài thơ gửi tình vào cảnh, ý tưởng thâm trầm, ngôn từ diễm lệ. Tôi rất thích bài thơ này. Chép từ Mây Tần, chỉnh sửa lại rồi gửi đi, để mọi người thân quí cùng đọc cho vui, lúc này.
Cầu chúc an lành.
PKT 05/22/2014
江 村 即 事 Giang Thôn Tức Sự
罷 釣 歸 來 不 繫 船 Bãi điếu quy lai bất hệ thuyền
江 村 日 落 正 堪 眠 Giang thôn nhật lạc chính kham miên
縱 然 一 夜 風 吹 去 Túng nhiên nhất dạ phong xuy khứ
只 在 蘆 花 淺 水 邊 Chỉ tại lô hoa thiển thủy biên
司 空曙 Tư Không Thự
Dịch Xuôi :
Chuyện Về Một Xóm Ở Ven Sông
Đi câu cá xong bước vào nhà mới nhớ là quên buộc thuyền
Xóm sông, trời tối rồi, thôi, hãy "đánh một giấc ngủ" ngon trước đã.
Ví dù, trong đêm, gió có thổi thuyền trôi đi mất
Thì chắc cũng chỉ trôi dạt vào đám hoa lau bên bờ nước cạn quanh đây thôi mà, lo gì.
Dịch Thơ
Giang Thôn Tức Sự
Câu cá tối về quên buộc thuyền ,
Xóm sông đánh giấc ngủ an nhiên.
Dù đêm gió thổi thuyền trôi mất ,
Cũng chỉ quanh bờ lau sậy bên
Phạm Khắc Trí
05/22/2014
***
Chuyện Xóm Ven Sông
Câu xong về chẳng cột xuồng
Xóm chày ngày tắt cơn buồn ngủ lôi
Lỡ đêm gió dậy xuồng trôi
Tấp vào đám sậy bãi bồi lo chi.
Quên Đi
***
Chuyện Trên Bến Sông
Câu xong về bến chẳng buộc thuyền,
Trăng lặn mắt đà mở hết lên.
Gió nổi giữa đêm dù có cuốn,
Lòng vòng lau sậy vẫn lênh đênh !
Lục bát :
Câu xong về bến mặc thuyền,
Trăng tà sắp lặn thôi miên giấc nồng.
Cho dù gió nổi bến sông,
Quẩn quanh lau sậy lòng vòng không xa !
Đỗ Chiêu Đức
***
Xóm Ven Sông
Được cá đà quên buộc lấy thuyền
Tối trời tìm vỗ giấc trong đêm
Nếu mà gió lộng thuyền trôi dạt
Lau sậy bãi bồi hẳn giữ yên
Kim Phượng
***
Chuyện Xóm Chài
Câu về xuồng quên không cột
Xóm vắng cơn ngủ đột ngột đến nhanh
Đêm giông cuốn xuồng mỏng manh
Dạt vào lau sậy quẩn quanh sá gì
Kim Oanh
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014
Nào Muốn Tìm Thu
Ở đây từng bước vào thu
Rừng lòng nhẹ phủ sương mù nghiêng nghiêng
Nhớ chưa từ giả niềm riêng
Mà nghe trở lại cổng quen thu rồi
Đạp ga nhất lút đất trời
Xẻ làn sương phủ tìm trời chút xanh
Dường như lụa vướng cây cành
Nên trời lẩn trốn sau mành gió say
Tay cầm chặt cái vòng quay
Luân hồi tưởng đứng vẫn nhoài vuột đi
Thu nào tôi muốn tìm chi
Vẫn như đã vượt biên thùy thời gian
Hoài Tử
Rừng lòng nhẹ phủ sương mù nghiêng nghiêng
Nhớ chưa từ giả niềm riêng
Mà nghe trở lại cổng quen thu rồi
Đạp ga nhất lút đất trời
Xẻ làn sương phủ tìm trời chút xanh
Dường như lụa vướng cây cành
Nên trời lẩn trốn sau mành gió say
Tay cầm chặt cái vòng quay
Luân hồi tưởng đứng vẫn nhoài vuột đi
Thu nào tôi muốn tìm chi
Vẫn như đã vượt biên thùy thời gian
Hoài Tử
Chim Khách
Mới biết thu về đã mấy hôm
Chim báo tin niềm vui thế đấy
Lòng người như thể áng mây trôi
Vườn sau nhà… lá rơi vàng lối
Vương vấn rồi! Tim nỗi nhớ nhung
Chiếc lá thu phong sắc não nùng
Làm sao biết nói cùng người ấy
Mùa thu chết vẫn hoài vô vọng
Người cách xa vời vợi nhớ trông
Chim khách hỡi lòng ta lạnh lắm
Mau về sưởi ấm tiếng chim ca
…và xin nhớ nói cùng người ấy
Kim Phượng
Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014
Khuất Ngàn
Em giấu niềm riêng trong tóc mai
Mùa thu rơi trên lá nhẹ bay
Hương xưa gợn nhớ sầu quay quắt
Muộn phiền theo gió tỏ cùng ai?
Bàn chân men lối bước chân xa
Sóng người đơn độc chỉ riêng ta
Chập chờn thoáng hiện về trong mắt
Ôm tròn kỷ niệm những ngày qua
Đêm nay trăng vương víu nhành cây
Tỏa xuống hồn trăng cũng buồn lây
Soi môi rướm máu chìm tiếng nấc
Xa khuất ngàn hương vẫn nồng say
Hạ đến tô màu thấm đôi mi
Hoa thay lời khóc tiễn ra đi
Linh hồn một nửa xin giữ lấy
Một nửa theo người lúc chia ly
Kim Phượng
Những Người Thầy Của Đức Khổng Tử ( Phần Cuối)
Người Thầy Thứ Tư
Trong thời Xuân Thu, Khổng Tử thường đi chu du đến nhiều vùng để quảng bá học thuyết của ông. Một ngày khi đang hối hả đi làm công việc, ông đã gặp ba đứa trẻ đang chơi đùa trên đường. Một trong số chúng lấy cát và đất để đắp một cái thành. Đứa trẻ đó là Hạng Thác. Cậu bé vẫn mải mê với trò chơi của mình và hoàn toàn không hay biết gì về chiếc xe ngựa của Khổng Tử. Khổng Tử xuống khỏi xe của mình và trò chuyện một cách thân mật với cậu bé, “Tại sao cậu không tránh đường cho xe ngựa chạy ?” Đứa trẻ nói như một người lớn và bảo rằng “ Từ xưa đến nay, chỉ nghe nói xe phải tránh thành chứ không hề có chuyện ngược lại bao giờ”. Khổng Tử hỏi “Cái thành mà cậu nói ở đâu thế ?” “ Nó ở đây”, Hạng Thác chỉ tay về phía bãi đất. Khổng Tử nhìn thì quả thực có một cái thành nhỏ được xây bằng cát và đất.
Khổng Tử bái cậu bé làm Thầy
Khổng Tử thấy rất thích thú với cậu bé này, và quyết định thử tài cậu ta bằng một vài câu hỏi :
Trong thời Xuân Thu, Khổng Tử thường đi chu du đến nhiều vùng để quảng bá học thuyết của ông. Một ngày khi đang hối hả đi làm công việc, ông đã gặp ba đứa trẻ đang chơi đùa trên đường. Một trong số chúng lấy cát và đất để đắp một cái thành. Đứa trẻ đó là Hạng Thác. Cậu bé vẫn mải mê với trò chơi của mình và hoàn toàn không hay biết gì về chiếc xe ngựa của Khổng Tử. Khổng Tử xuống khỏi xe của mình và trò chuyện một cách thân mật với cậu bé, “Tại sao cậu không tránh đường cho xe ngựa chạy ?” Đứa trẻ nói như một người lớn và bảo rằng “ Từ xưa đến nay, chỉ nghe nói xe phải tránh thành chứ không hề có chuyện ngược lại bao giờ”. Khổng Tử hỏi “Cái thành mà cậu nói ở đâu thế ?” “ Nó ở đây”, Hạng Thác chỉ tay về phía bãi đất. Khổng Tử nhìn thì quả thực có một cái thành nhỏ được xây bằng cát và đất.
Khổng Tử thấy rất thích thú với cậu bé này, và quyết định thử tài cậu ta bằng một vài câu hỏi :
Khổng Tử : “ Nước nào là nước không có cá ?”
Hạng Thác “ Nước giếng”
Khổng Tử “ Loài trâu nào không nghé ?”
Hạng Thác “ Loài trâu đất”
Khổng Tử “ Lửa nào không có khói ?
Hạng Thác “ Lửa đom đóm”
Khổng tử “ Thành nào không có quan viên?”
Hạng Thác “ Loài trâu đất”
Khổng Tử “ Lửa nào không có khói ?
Hạng Thác “ Lửa đom đóm”
Khổng tử “ Thành nào không có quan viên?”
Hạng Thác “ Thành bỏ trống”
Khổng Tử “ Phụ nữ nào không chồng ?”
Hạng Thác “ Tiên nữ trên trời”
Khổng Tử hỏi 40 câu và nhận được 40 câu trả lời rất chính xác. Sau đó đến lượt Hạng Thác hỏi lại Khổng Tử “ Ông có biết con người có bao nhiêu nhiêu sợi lông mày hay không ?”
Khổng Tử không thể trả lời được câu hỏi của Hạng Thác. Vì vậy ông thở dài và nói “ Hậu sinh khả úy”
Hạng Thác “ Tiên nữ trên trời”
Khổng Tử hỏi 40 câu và nhận được 40 câu trả lời rất chính xác. Sau đó đến lượt Hạng Thác hỏi lại Khổng Tử “ Ông có biết con người có bao nhiêu nhiêu sợi lông mày hay không ?”
Khổng Tử không thể trả lời được câu hỏi của Hạng Thác. Vì vậy ông thở dài và nói “ Hậu sinh khả úy”
Khổng Tử sau đó mời Hạng Thác chơi trò đánh bạc với ông. Hạng Thác trịnh trọng nói, "Tôi không đánh bạc. Nếu hoàng đế thích đánh bạc, nơi đó sẽ không có hòa bình. Nếu bậc vương giả thích đánh bạc, họ sẽ không quan tâm đến quản lý nhà nước. Nếu một quan chức thích đánh bạc, anh ta sẽ bỏ bê nhiệm vụ của mình. Nếu người nông dân thích đánh bạc, cây trồng của họ sẽ mất năng suất. Nếu một đứa trẻ thích đánh bạc, cậu ta sẽ bị tù tội. Cờ bạc không có một chút tốt đẹp, vậy tại sao tôi phải học nó? "
Sau khi Khổng Tử nghe nói như vậy, ông vô cùng khâm phục đứa trẻ này và mời Hạng Thác là thầy giáo của mình. kể từ đó cậu bé bảy tuổi Hạng Thác đã trở nên rất nổi tiếng . Câu chuyện của Hạng Thác truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên xuất sắc trong quá khứ. Lịch sử Trung Quốc có nhiều các ghi chép về những thần đồng dưới mười tuổi nhưng đã có những đóng góp tốt đẹp cho đất nước Trung Hoa.
http://bocau.net/
Người Thầy Thứ Năm
Khổng Tử và các học trò trên đường sang nước Vệ, gặp một người đang cày ruộng, bèn sai học trò tới hỏi thăm đường. Người đi cày trỏ về phía Khổng Tử mà hỏi:
- Người đang ngồi kia là ai vậy?
Học trò đáp:
- Đó là thầy tôi.
Người đi cày bảo:
- Thiên hạ bây giờ lắm đạo, nhiều thầy. Trong nhà vừa mất trộm, ra ngõ gặp ngay một kẻ xưng là thầy thì còn gì chán hơn thế nữa. Ta hỏi thầy ngươi là ai mới được chứ?
Học trò đáp:
- Thầy tôi là Khổng Tử. Đạo của thầy tôi là đạo lý, không phải đạo tặc. Đạo ấy chẳng liên quan gì đến việc trộm cắp cả.
Người đi cày bảo:
- Thế tại sao cũng gọi là đạo? Chẳng phải cuộc đời bao giờ cũng chính là một vụ ăn cắp vĩ đại đó sao? Vì thế mới sinh ra đạo lý. Vậy mà bảo chẳng liên quan gì thì ai mà tin được. Cái ấy gọi là “đạo tặc khứ, đạo lý lai” (Đạo tặc vừa đi khỏi, đạo lý liền đến ngay). Hai thứ ấy cứ thay nhau trở qua trở lại mãi như thế. Khổng Tử thầy ngươi có phải là người đang tìm đường trở về cái chỗ ngu nhất hay không? Sao đến bây giờ mà vẫn còn mờ tối thế? Có mỗi một con đường (độc đạo). Lại có mỗi một người đi (độc hành). Thế mà còn phải hỏi!
Học trò trở lại thưa. Khổng Tử trầm ngâm một lát rồi than rằng:
- Đó là một bậc ẩn sĩ đấy. Dạy ta biết nghĩ là Cha, Mẹ. Dạy ta biết những điều ta nghĩ đã tới đạo hay chưa? chính là kẻ đi cày kia.
Thấy các học trò ngơ ngác có vẻ chưa hiểu. Khổng Tử nói tiếp:
- Chẳng phải các ngươi vì quá hăng hái nên lúc nào cũng sẵn sàng đi nhầm đường đó hay sao? Vì thế thỉnh thoảng mới cần phải dừng lại hỏi thăm. Giả sử hôm nay ta không nghe được những lời nói từ miệng người thợ cày kia thì có lẽ phải ôm hận không biết đến bao giờ.
Một hôm khác, Ngài cùng các học trò đi qua một làng nọ, gặp một bà mẹ đang ôm lấy anh con trai của mình mà gào khóc thảm thiết. Anh con trai mũ cao áo dài, hài vớ, cân đai nghiêm chỉnh, rõ ràng là một kẻ vừa học hành đỗ đạt, đang sắp sửa được bổ làm quan. Khổng Tử thấy vậy thì lấy làm lạ, bèn hỏi:
- Con bà có phải là người vừa đỗ cao đó không? Tôi biết, bà cũng như nhiều người khác, thấy con mình thi đỗ thì mừng quá đến nỗi phải phát khóc lên đó thôi. Song cớ sao lại ra chiều thảm thiết như vậy?
Bà lão nâng vạt áo gạt nước mắt, cay đắng trả lời:
- Nào có gì mà mừng với rỡ. Tôi chẳng qua một chữ bẻ đôi cũng không biết, nên mới phải cho con theo đòi trường ốc đấy thôi. Ngài là bậc thánh nhân, chắc ngài chẳng lạ gì cái sự giáo dục bây giờ. Trong trường, người ta toàn nhồi nhét vào bụng học trò những điều bịp bợm, dối trá, nhằm biến chúng thành những kẻ u mê, không biết phân biệt đâu là thực, đâu là giả nữa. Kết quả những hạng gọi là có học bây giờ nom thì sáng sủa, nghiêm trang đấy, song một nửa chữ của đạo lý làm người cũng không hiểu, chỉ biết suốt đời chạy theo danh lợi, tận tụy phục vụ cho cường quyền, trung thành tuyệt đối với cường quyền... mà thôi. Dạy học như thế thì có khác gì lừa bịp? Biết con mình bị lừa mà không làm thế nào được, thì hỏi còn nỗi đau nào lớn hơn? Nay nó thi đỗ, nghĩa là cái sự lừa ấy đã thành tựu rồi. Vì thế tôi đang đau khổ đấy chứ. Đâu có mừng rỡ gì.
Khổng Tử lại hỏi:
- Bà là người không biết chữ, sao lại biết chắc rằng con mình bị lừa?
Bà lão trả lời:
- Đã là một người mẹ thì không cần phải đọc sách mới biết con mình thay đổi theo chiều hướng nào. Huống chi bây giờ đang là thời đại của dối trá, dối trá ngự trị từ trên cao xuống thấp, dối trá tràn lan từ công sở, chợ búa, đến học đường... Xưa nay học làm người cốt ở học Kinh, Sử. Thế mà Kinh thì tôi nghe con tôi đọc ra rả, chỉ thấy duy nhất một thứ kinh giả cầy ở đâu ấy, hình như những chỗ khác người ta bỏ từ lâu rồi. Sử thì chỉ thấy nhai đi nhai lại một mẩu bé tí tẹo đã được thổi phồng, được tô son trát phấn, trùm lên cả ngàn năm sử sách của Ông Cha. Ngay cả văn chương cũng chỉ thấy học vẹt những thứ văn một chiều, ngợi ca sự giả dối, tàn nhẫn... Giáo dục như thế chẳng phải lừa mị thì là cái gì? Thậm chí có khác nào ăn cắp linh hồn của người ta rồi nhét những thứ đểu giả của mình vào? Học như thế thì dẫu có đỗ cao đến mấy, thực chất cũng chỉ là một thứ dở người, tiểu nhân mà thôi, chẳng bao giờ sống nổi cho ra cái giống người! Rồi thì họ bảo sao nghe vậy, rồi thì chỉ biết tham lam, đớn hèn... Dẫu họ có ngồi trên đầu, trên cổ đến muôn năm cũng chẳng hề nhận ra, có khi còn phải biết ơn họ nữa là khác...
Khổng Tử bảo:
- Thì chính những kẻ đó, vì muốn giữ mãi địa vị đè đầu cưỡi cổ thiên hạ của mình đến muôn năm (nguyên văn: “vạn tuế”), cho nên mới đẻ ra cái nền giáo dục ấy. Nay bà có đồng ý để cho con trai bà đi theo tôi để học lại đạo lý làm người chăng? Có điều sẽ không thể làm quan được mà thôi.
Nói rồi Ngài quay lại bảo các học trò:
- Giả sử hôm nay ta không được chứng kiến câu chuyện này, thì chẳng bao giờ ta biết được cái sự lừa bịp trong giáo dục nó lại ghê gớm đến thế. Bây giờ ta mới hiểu hết được câu nói của người thợ cày ngày trước. Thì ra cuộc đời quả là một vụ ăn cắp vĩ đại. Người ta đã ăn cắp vào đến tận linh hồn của mỗi con người. May mà thiên hạ vẫn còn có những bà mẹ không biết chữ như bà mẹ đây. Nếu không thì chẳng biết đến đời nào ta mới rửa được mối hận này?
Bà lão nghe nói, bấy giờ mới tỏ vẻ mừng rỡ. Bèn vái Khổng Tử ba vái mà dắt tay người con lại, trao cho Khổng Tử. Người con đó sau này trở thành một học trò nổi tiếng giỏi về văn chương của Ngài. Chính là thầy Tử Hạ. Thầy họ Bốc, tên Thượng, người nước Vệ, nhỏ hơn Khổng Tử tới bốn mươi tư tuổi. Tử Hạ về sau quả nhiên suốt đời không làm quan, chỉ mở trường dạy đạo lý và thỉnh thoảng viết sách mà thôi. Câu chuyện trên chính là được rút ra từ trong sách của Thầy.
( Theo http://www.luylau.com)
Kim Phượng Sưu Tầm
Sau khi Khổng Tử nghe nói như vậy, ông vô cùng khâm phục đứa trẻ này và mời Hạng Thác là thầy giáo của mình. kể từ đó cậu bé bảy tuổi Hạng Thác đã trở nên rất nổi tiếng . Câu chuyện của Hạng Thác truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên xuất sắc trong quá khứ. Lịch sử Trung Quốc có nhiều các ghi chép về những thần đồng dưới mười tuổi nhưng đã có những đóng góp tốt đẹp cho đất nước Trung Hoa.
http://bocau.net/
Người Thầy Thứ Năm
Khổng Tử và các học trò trên đường sang nước Vệ, gặp một người đang cày ruộng, bèn sai học trò tới hỏi thăm đường. Người đi cày trỏ về phía Khổng Tử mà hỏi:
- Người đang ngồi kia là ai vậy?
Học trò đáp:
- Đó là thầy tôi.
Người đi cày bảo:
- Thiên hạ bây giờ lắm đạo, nhiều thầy. Trong nhà vừa mất trộm, ra ngõ gặp ngay một kẻ xưng là thầy thì còn gì chán hơn thế nữa. Ta hỏi thầy ngươi là ai mới được chứ?
Học trò đáp:
- Thầy tôi là Khổng Tử. Đạo của thầy tôi là đạo lý, không phải đạo tặc. Đạo ấy chẳng liên quan gì đến việc trộm cắp cả.
Người đi cày bảo:
- Thế tại sao cũng gọi là đạo? Chẳng phải cuộc đời bao giờ cũng chính là một vụ ăn cắp vĩ đại đó sao? Vì thế mới sinh ra đạo lý. Vậy mà bảo chẳng liên quan gì thì ai mà tin được. Cái ấy gọi là “đạo tặc khứ, đạo lý lai” (Đạo tặc vừa đi khỏi, đạo lý liền đến ngay). Hai thứ ấy cứ thay nhau trở qua trở lại mãi như thế. Khổng Tử thầy ngươi có phải là người đang tìm đường trở về cái chỗ ngu nhất hay không? Sao đến bây giờ mà vẫn còn mờ tối thế? Có mỗi một con đường (độc đạo). Lại có mỗi một người đi (độc hành). Thế mà còn phải hỏi!
Học trò trở lại thưa. Khổng Tử trầm ngâm một lát rồi than rằng:
- Đó là một bậc ẩn sĩ đấy. Dạy ta biết nghĩ là Cha, Mẹ. Dạy ta biết những điều ta nghĩ đã tới đạo hay chưa? chính là kẻ đi cày kia.
Thấy các học trò ngơ ngác có vẻ chưa hiểu. Khổng Tử nói tiếp:
- Chẳng phải các ngươi vì quá hăng hái nên lúc nào cũng sẵn sàng đi nhầm đường đó hay sao? Vì thế thỉnh thoảng mới cần phải dừng lại hỏi thăm. Giả sử hôm nay ta không nghe được những lời nói từ miệng người thợ cày kia thì có lẽ phải ôm hận không biết đến bao giờ.
Một hôm khác, Ngài cùng các học trò đi qua một làng nọ, gặp một bà mẹ đang ôm lấy anh con trai của mình mà gào khóc thảm thiết. Anh con trai mũ cao áo dài, hài vớ, cân đai nghiêm chỉnh, rõ ràng là một kẻ vừa học hành đỗ đạt, đang sắp sửa được bổ làm quan. Khổng Tử thấy vậy thì lấy làm lạ, bèn hỏi:
- Con bà có phải là người vừa đỗ cao đó không? Tôi biết, bà cũng như nhiều người khác, thấy con mình thi đỗ thì mừng quá đến nỗi phải phát khóc lên đó thôi. Song cớ sao lại ra chiều thảm thiết như vậy?
Bà lão nâng vạt áo gạt nước mắt, cay đắng trả lời:
- Nào có gì mà mừng với rỡ. Tôi chẳng qua một chữ bẻ đôi cũng không biết, nên mới phải cho con theo đòi trường ốc đấy thôi. Ngài là bậc thánh nhân, chắc ngài chẳng lạ gì cái sự giáo dục bây giờ. Trong trường, người ta toàn nhồi nhét vào bụng học trò những điều bịp bợm, dối trá, nhằm biến chúng thành những kẻ u mê, không biết phân biệt đâu là thực, đâu là giả nữa. Kết quả những hạng gọi là có học bây giờ nom thì sáng sủa, nghiêm trang đấy, song một nửa chữ của đạo lý làm người cũng không hiểu, chỉ biết suốt đời chạy theo danh lợi, tận tụy phục vụ cho cường quyền, trung thành tuyệt đối với cường quyền... mà thôi. Dạy học như thế thì có khác gì lừa bịp? Biết con mình bị lừa mà không làm thế nào được, thì hỏi còn nỗi đau nào lớn hơn? Nay nó thi đỗ, nghĩa là cái sự lừa ấy đã thành tựu rồi. Vì thế tôi đang đau khổ đấy chứ. Đâu có mừng rỡ gì.
Khổng Tử lại hỏi:
- Bà là người không biết chữ, sao lại biết chắc rằng con mình bị lừa?
Bà lão trả lời:
- Đã là một người mẹ thì không cần phải đọc sách mới biết con mình thay đổi theo chiều hướng nào. Huống chi bây giờ đang là thời đại của dối trá, dối trá ngự trị từ trên cao xuống thấp, dối trá tràn lan từ công sở, chợ búa, đến học đường... Xưa nay học làm người cốt ở học Kinh, Sử. Thế mà Kinh thì tôi nghe con tôi đọc ra rả, chỉ thấy duy nhất một thứ kinh giả cầy ở đâu ấy, hình như những chỗ khác người ta bỏ từ lâu rồi. Sử thì chỉ thấy nhai đi nhai lại một mẩu bé tí tẹo đã được thổi phồng, được tô son trát phấn, trùm lên cả ngàn năm sử sách của Ông Cha. Ngay cả văn chương cũng chỉ thấy học vẹt những thứ văn một chiều, ngợi ca sự giả dối, tàn nhẫn... Giáo dục như thế chẳng phải lừa mị thì là cái gì? Thậm chí có khác nào ăn cắp linh hồn của người ta rồi nhét những thứ đểu giả của mình vào? Học như thế thì dẫu có đỗ cao đến mấy, thực chất cũng chỉ là một thứ dở người, tiểu nhân mà thôi, chẳng bao giờ sống nổi cho ra cái giống người! Rồi thì họ bảo sao nghe vậy, rồi thì chỉ biết tham lam, đớn hèn... Dẫu họ có ngồi trên đầu, trên cổ đến muôn năm cũng chẳng hề nhận ra, có khi còn phải biết ơn họ nữa là khác...
Khổng Tử bảo:
- Thì chính những kẻ đó, vì muốn giữ mãi địa vị đè đầu cưỡi cổ thiên hạ của mình đến muôn năm (nguyên văn: “vạn tuế”), cho nên mới đẻ ra cái nền giáo dục ấy. Nay bà có đồng ý để cho con trai bà đi theo tôi để học lại đạo lý làm người chăng? Có điều sẽ không thể làm quan được mà thôi.
Nói rồi Ngài quay lại bảo các học trò:
- Giả sử hôm nay ta không được chứng kiến câu chuyện này, thì chẳng bao giờ ta biết được cái sự lừa bịp trong giáo dục nó lại ghê gớm đến thế. Bây giờ ta mới hiểu hết được câu nói của người thợ cày ngày trước. Thì ra cuộc đời quả là một vụ ăn cắp vĩ đại. Người ta đã ăn cắp vào đến tận linh hồn của mỗi con người. May mà thiên hạ vẫn còn có những bà mẹ không biết chữ như bà mẹ đây. Nếu không thì chẳng biết đến đời nào ta mới rửa được mối hận này?
Bà lão nghe nói, bấy giờ mới tỏ vẻ mừng rỡ. Bèn vái Khổng Tử ba vái mà dắt tay người con lại, trao cho Khổng Tử. Người con đó sau này trở thành một học trò nổi tiếng giỏi về văn chương của Ngài. Chính là thầy Tử Hạ. Thầy họ Bốc, tên Thượng, người nước Vệ, nhỏ hơn Khổng Tử tới bốn mươi tư tuổi. Tử Hạ về sau quả nhiên suốt đời không làm quan, chỉ mở trường dạy đạo lý và thỉnh thoảng viết sách mà thôi. Câu chuyện trên chính là được rút ra từ trong sách của Thầy.
( Theo http://www.luylau.com)
Kim Phượng Sưu Tầm
Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
Mai Em Về Cần Thơ
(Tặng Kim Phượng - Australia)
Mai em có về Cần Thơ không em ?
Mai em có về Cần Thơ không em ?
Thăm sông Ba Láng hiền hòa thuở nhỏ
Những hàng dừa nghiêng bên sông còn đó
Chiều Thu về ráng đỏ nắng hoàng hôn.
Mai em có về sẽ hết cô đơn
Mai em có về sẽ hết cô đơn
Cạnh chợ Huyện sẽ có người đưa đón
Dìu em ngắm cầu Cần Thơ sáng sớm
Còn đọng long lanh đón ánh sương mù.
Thuở em đi phố Vĩnh buồn tàn Thu
Thuở em đi phố Vĩnh buồn tàn Thu
Thương quê nghèo sau một thời binh lửa
Phút chia ly biết buồn khi hai đứa
Chia tay nhau không hứa hẹn năm chờ.
Anh bây giờ thỉnh thoảng đi trong mưa
Anh bây giờ thỉnh thoảng đi trong mưa
Để nhớ lại cùng chung ô ngày cũ
Bên kia phương trời, bước đường lữ thứ
Có cơn mưa nào vào lúc ban trưa ?
Đêm nay buồn, mưa phớt nhẹ, sao thưa
Cơn gió mát tưởng em về một tối
Đêm nay buồn, mưa phớt nhẹ, sao thưa
Cơn gió mát tưởng em về một tối
Em hỡi em chẳng lẽ đường nghẽn lối
Em bỏ bến xưa - lỗi hẹn tương phùng !
Dương Hồng Thủy
(12/06/2012)
Dương Hồng Thủy
(12/06/2012)
Cho Tôi
Một lần người đã đến
Để lại bên đời tôi
Là bao lần bối rối
Là biển đời sóng nổi
Lòng nhủ cố quên thôi…
Tim còn mãi bồi hồi
Một lần trong ánh mắt
Âm thầm vội cúi mặt
Tim đau hoài se thắt
Đời nghiệt ngã oan khiên
Xây chuyện xưa thần tiên
Ru chi giấc mộng hiền
Trong giấc ngủ cô miên
Qua làn mi nhẹ khép
Mơ tìm về hơi ấm
Trong bàn tay xiết nhẹ
Tim nồng rên khe khẽ
Kỷ niệm hồng sống mãi
Muôn thuở thôi không phai
Rồi tình cờ đối mặt
Tim đau còn se thắt
Gần nhau trong gang tấc
Lòng vời vợi biển sâu
Tình yêu như khởi đầu
Tình yêu là ngọt mật
Lệ chát đắng bờ môi
Biển đời mãi đơn côi
Đường đời muôn vạn lối..
Ngõ nào cho riêng tôi?
Kim Phượng
Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014
Nhớ Em Dù Cõi Hư Vô
Nếu một ngày trí óc già lẫn lộn
Tôi chắc rằng hình ảnh đó không phai
Dù cho em biến dạng cả hình hài
Tôi có mù cũng nghe hồn trong vắt
Những dấu hương có rơi thành nước mắt
Tôi sẽ mò tìm lượm những xa xưa
Ướm vào ngực để nghe sóng đỗ ùa
Dòng sông cỗ hoa lục bình biên biếc
Có bóng em chảy qua vầng trăng khuyết
Một con thuyền buông thả nhịp con tim
Tôi nằm nghe phù sa đắp nỗi niềm
Trên lao sậy hoa đêm lấp lánh, tuyệt
Có bóng em chảy qua vầng trăng khuyết
Một con thuyền buông thả nhịp con tim
Tôi nằm nghe phù sa đắp nỗi niềm
Trên lao sậy hoa đêm lấp lánh, tuyệt
Nếu một ngày đôi tai này sẽ điếc
Và tim tôi thoi thóp cũng nào quên
Dù ngọng câm tôi cũng sẽ gọi tên
Bằng nhịp thở sau cùng của cuộc sống
Và tim tôi thoi thóp cũng nào quên
Dù ngọng câm tôi cũng sẽ gọi tên
Bằng nhịp thở sau cùng của cuộc sống
Hơi thở tôi sẽ bay vào lồng lộng
Qua bốn mùa tìm lại dáng em sâu
Nỗi cô đơn choàng vai một nỗi sầu
Em có lẽ đã trở thành thiếu phụ
Đời buồn thiu như dòng sông năm cũ
Ướm bóng người trên những cọng rong rêu
Tôi viết lên tiếc thương trên cánh diều
Trên cọng chỉ vu vơ may mây trắng
Nếu một mai giữa cuộc đời cay đắng
Xin em cười gượng gạo điểm lên môi
Để hồn tôi bừng sống lại một thời
Trong yên ả một đời yêu mua chịu
Tháng ngày qua biến thành từng cọng chiếu
Xin đan thành nỗi nhớ bó thân tôi
Khi xác tôi tan rã thành bụi rồi
Tình tôi sẽ bay mù theo năm tháng
Hoài Tử
Những Người Thầy Của Đức Khổng Tử ( Phần Đầu)
Thầy của Khổng Tử
(Trích Luận ngữ Tân thư)
Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn Thế Sư mà sinh ra cả…
Vẫn “lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:
Khổng Tử có lúc dạy tới ba ngàn học trò. Vậy mà vẫn lũ lượt người đến xin học. Vì thế mới đặt ra lệ phải kiểm tra, phỏng vấn trước khi nhận, đại khái cũng hao hao như thi đại học hoặc cao đẳng bây giờ. Phụ trách khâu tuyển sinh này gồm các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ, Tử Thâm, Tử Thượng, Tử Hạ. Toàn những thầy mà đời sau xếp vào bậc Tiên hiền cả. Từ khi đặt ra lệ ấy, thiên hạ càng đua nhau đến xin nhập học, công việc giáo dục phát đạt lên trông thấy. Bận rộn nhất là các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ. Các thầy thay nhau bán hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thí sinh bằng mồm, bằng mũi, bằng mắt, cả bằng tay… nữa. Kẻ thì cho nhập học, kẻ thì đuổi thẳng cổ. Chung quy cái việc thi tuyển thì xưa nay đều có trong, có đục cả, không có gì đáng chép lại. Chỉ xin chép ra đây mấy chuyện lạ xảy ra trong lúc tuyển sinh ấy. Không hiểu sao lại chỉ rơi vào các thầy Tử Thâm, Tử Thượng và Tử Hạ.
Người Thầy Thứ Nhất
Một hôm, có một lão già nom hơi cổ quái, gương mặt tuy gồ ghề song hai mắt rất long lanh, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát đến gõ cửa xin nhập học. Tử Thâm được phân công ra tiếp. Tử Thâm hỏi:
“Cụ già thế này, sắp xuống lỗ rồi còn học làm gì nữa cho mệt?“.
Lão kia trả lời:
“Lão chẳng học cái gì khác. Song trước khi xuống lỗ cũng muốn học cho được mỗi cái cách nói thật đó mà thôi“.
Tử Thâm ngạc nhiên hỏi lại:
“Tại sao cụ phải học cách nói thật?“.
Lão kia trả lời:
“Lão từng nghe cổ nhân truyền lại rằng nói thật một câu sẽ kinh động đến cả trời đất, quỷ thần. Vậy mà lão sống ngần này tuổi đầu rồi, tuyệt chẳng bao giờ thấy trời đất, quỷ thần động lòng gì cả. Điều đó phải chăng vì thiên hạ toàn kẻ nói dối. Tất nhiên trong đó có cả lão nữa. Vì thế lão mới phải đến đây để học cái đạo nói thật. Rất mong Phu Tử chiếu cố chỉ giáo cho, dẫu lão nói thật được một câu rồi chui xuống lỗ cũng hả lòng“.
Tử Thâm nghe ra bèn bảo:
“Rất tiếc ở đây chỉ dạy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Không dạy nói thật. Cụ đi tìm nơi khác mà học thôi“.
Lão kia nghe Tử Thâm nói thì có vẻ hơi thất vọng, song vẫn cố vớt vát:
“Lão nghe tiếng Phu Tử nức nở cả thiên hạ. Vậy ngoài Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ra, Phu Tử còn dạy cái gì nữa?“.
Tử Thâm trả lời:
“Dạy đủ lục nghệ. Từ làm chính trị đến đi buôn, từ làm hàng thật đến hàng giả, từ chế đồ xịn đến đồ lô… Học đến đâu sáng ra đến đó. Cứ gọi là vua ra vua, tôi ra tôi. Bố ra bố, con ra con. Chồng ra chồng, vợ ra vợ. Thầy ra thầy, trò ra trò. Trên đời này động đến môn nào Phu Tử cũng tuyệt đối tinh thông cả. Duy có cái môn nói thật ấy thì bản sự đây quả chưa nghe nói đến bao giờ“.
Lão kia nghe thấy thế thì thất vọng quá, bèn thở dài một tiếng rồi than:
“Thế mà lão phu đây cứ tưởng bở. Ôi! Đến cửa này cũng không học được cách nói thật nữa thì lão đành nói dối cho trọn kiếp cùng với thiên hạ thôi“.
Than xong, lão ta vái Tử Thâm một cái rồi đi ra. Tử Thâm bèn vào kể lại toàn bộ đầu đuôi với Khổng Tử. Khổng Tử nghe kể đến đâu ngạc nhiên đến đấy. Nghe xong, Ngài trầm ngâm một lát rồi bảo:
“Ngươi chưa nghe nói đến cái môn nói thật bao giờ cũng phải. Học thuyết của ta toàn thị là chính trị. Mà đã gọi là chính trị thì cần gì phải biết cách nói thật. Thời thế này mà vẫn còn người muốn học cái đạo nói thật ư? Thì chính ta cũng đang muốn tìm thầy để học cái môn đệ nhất ngu ngốc ấy mà chưa tìm ra đấy".
Người Thầy Thứ Hai
(Trích Luận ngữ Tân thư)
Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn Thế Sư mà sinh ra cả…
Vẫn “lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:
Khổng Tử có lúc dạy tới ba ngàn học trò. Vậy mà vẫn lũ lượt người đến xin học. Vì thế mới đặt ra lệ phải kiểm tra, phỏng vấn trước khi nhận, đại khái cũng hao hao như thi đại học hoặc cao đẳng bây giờ. Phụ trách khâu tuyển sinh này gồm các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ, Tử Thâm, Tử Thượng, Tử Hạ. Toàn những thầy mà đời sau xếp vào bậc Tiên hiền cả. Từ khi đặt ra lệ ấy, thiên hạ càng đua nhau đến xin nhập học, công việc giáo dục phát đạt lên trông thấy. Bận rộn nhất là các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ. Các thầy thay nhau bán hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thí sinh bằng mồm, bằng mũi, bằng mắt, cả bằng tay… nữa. Kẻ thì cho nhập học, kẻ thì đuổi thẳng cổ. Chung quy cái việc thi tuyển thì xưa nay đều có trong, có đục cả, không có gì đáng chép lại. Chỉ xin chép ra đây mấy chuyện lạ xảy ra trong lúc tuyển sinh ấy. Không hiểu sao lại chỉ rơi vào các thầy Tử Thâm, Tử Thượng và Tử Hạ.
Người Thầy Thứ Nhất
Một hôm, có một lão già nom hơi cổ quái, gương mặt tuy gồ ghề song hai mắt rất long lanh, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát đến gõ cửa xin nhập học. Tử Thâm được phân công ra tiếp. Tử Thâm hỏi:
“Cụ già thế này, sắp xuống lỗ rồi còn học làm gì nữa cho mệt?“.
Lão kia trả lời:
“Lão chẳng học cái gì khác. Song trước khi xuống lỗ cũng muốn học cho được mỗi cái cách nói thật đó mà thôi“.
Tử Thâm ngạc nhiên hỏi lại:
“Tại sao cụ phải học cách nói thật?“.
Lão kia trả lời:
“Lão từng nghe cổ nhân truyền lại rằng nói thật một câu sẽ kinh động đến cả trời đất, quỷ thần. Vậy mà lão sống ngần này tuổi đầu rồi, tuyệt chẳng bao giờ thấy trời đất, quỷ thần động lòng gì cả. Điều đó phải chăng vì thiên hạ toàn kẻ nói dối. Tất nhiên trong đó có cả lão nữa. Vì thế lão mới phải đến đây để học cái đạo nói thật. Rất mong Phu Tử chiếu cố chỉ giáo cho, dẫu lão nói thật được một câu rồi chui xuống lỗ cũng hả lòng“.
Tử Thâm nghe ra bèn bảo:
“Rất tiếc ở đây chỉ dạy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Không dạy nói thật. Cụ đi tìm nơi khác mà học thôi“.
Lão kia nghe Tử Thâm nói thì có vẻ hơi thất vọng, song vẫn cố vớt vát:
“Lão nghe tiếng Phu Tử nức nở cả thiên hạ. Vậy ngoài Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ra, Phu Tử còn dạy cái gì nữa?“.
Tử Thâm trả lời:
“Dạy đủ lục nghệ. Từ làm chính trị đến đi buôn, từ làm hàng thật đến hàng giả, từ chế đồ xịn đến đồ lô… Học đến đâu sáng ra đến đó. Cứ gọi là vua ra vua, tôi ra tôi. Bố ra bố, con ra con. Chồng ra chồng, vợ ra vợ. Thầy ra thầy, trò ra trò. Trên đời này động đến môn nào Phu Tử cũng tuyệt đối tinh thông cả. Duy có cái môn nói thật ấy thì bản sự đây quả chưa nghe nói đến bao giờ“.
Lão kia nghe thấy thế thì thất vọng quá, bèn thở dài một tiếng rồi than:
“Thế mà lão phu đây cứ tưởng bở. Ôi! Đến cửa này cũng không học được cách nói thật nữa thì lão đành nói dối cho trọn kiếp cùng với thiên hạ thôi“.
Than xong, lão ta vái Tử Thâm một cái rồi đi ra. Tử Thâm bèn vào kể lại toàn bộ đầu đuôi với Khổng Tử. Khổng Tử nghe kể đến đâu ngạc nhiên đến đấy. Nghe xong, Ngài trầm ngâm một lát rồi bảo:
“Ngươi chưa nghe nói đến cái môn nói thật bao giờ cũng phải. Học thuyết của ta toàn thị là chính trị. Mà đã gọi là chính trị thì cần gì phải biết cách nói thật. Thời thế này mà vẫn còn người muốn học cái đạo nói thật ư? Thì chính ta cũng đang muốn tìm thầy để học cái môn đệ nhất ngu ngốc ấy mà chưa tìm ra đấy".
Người Thầy Thứ Hai
Một hôm khác, có người ăn mặc sang trọng ra dáng một vị quan to, xe cộ rình rang, tiền hô hậu ủng đến xin học. Tử Thượng được phân công ra tiếp. Tử Thượng lễ phép hỏi:
“Dám xin hỏi ông làm chức quan gì?“.
Ông kia trả lời:
“Chức gì lớn nhất mà thầy có thể nghĩ tới được“.
Tử Thượng hỏi tiếp:
“Vậy ông còn muốn học Phu Tử để làm gì nữa?“.
Ông kia trả lời:
“Ta học để bịt mõm thiên hạ“.
Tử Thượng nghe thấy hơi lạ tai. Bèn hỏi tiếp:
“Thế nào là bịt mõm thiên hạ?“.
Ông kia trả lời:
“Thầy còn giả đò không biết ư? Ta vốn xuất thân làm nghề hoạn lợn, song từ khi thành đạt thì chẳng thiếu thứ gì. Tước vị, bổng lộc, quyền hành, vây cánh… đủ cả. Chỉ phải cái bọn kẻ sĩ trong thiên hạ thấy ta không học hành gì, cứ chửi vụng ta là đồ thượng đẳng vô học. Ta thì không thèm chấp, song vợ con, cháu chắt ta thì không khỏi có lúc phiền lòng. Nay ta đến đây cốt để bù cái chỗ khiếm khuyết duy nhất ấy của mình mà thôi, để chúng nó không còn chửi vào đâu được nữa“.
Tử Thượng nghe ông ta nói, lưỡng lự không biết giải quyết ra sao. Cũng đành phải vào thưa lại với Khổng Tử. Khổng Tử thản nhiên phán ngay:
“Kẻ ấy đâu có cần học hành gì. Hắn đến đây chỉ cốt cho thiên hạ trông thấy hắn cũng từ cửa ta mà đi ra giống như những kẻ sĩ khác đó thôi“.
Tử Thượng nghe thầy nói chợt tỉnh ngộ, bèn lập tức trở ra. Quả nhiên thấy ông kia cùng đám lâu la, xe cộ đã rầm rĩ quay ra đến cổng, vừa đi vừa quảng cáo oang oang, cố tình cho thiên hạ chú ý. Chẳng thèm nói gì đến chuyện xin học nữa. Tử Thượng phục Khổng Tử quá, chỉ biết vừa nhìn theo vừa lẩm bẩm:
“Ta ở ngay trong nhà thầy, đọc sách thầy, nghe thầy giảng… Mà đến bây giờ mới hiểu được ý nghĩa của hai chữ: Cửa Khổng“.
Người Thầy Thứ Ba
Lại một hôm khác, có người đội nón tơi, đi chân đất, dáng như ăn mày đến xin nhập học. Cố nhiên là Tử Hạ được phân công ra tiếp. Tử Hạ hỏi:
“Anh muốn làm học trò của Phu Tử với mục đích gì?".
Bất ngờ người ấy không trả lời mà hỏi lại:
“Thầy hãy cho tôi hỏi trước. Thầy học Phu Tử để làm gì?“.
Tử Hạ thấy thế thì hơi cáu, song vẫn nhã nhặn trả lời:
“Bình sinh ta học Phu Tử chỉ cốt để làm người“.
Người ấy hỏi tiếp:
“Thế đã làm người được chưa?".
Tử Hạ vẫn cố gắng nhã nhặn:
“Tất nhiên là chưa. Vậy cho nên vẫn đang phải học tiếp".
Người ấy bảo:
“Thì ra thiên hạ đều cùng một giuộc cả. Kẻ nào cũng chỉ được cái leo lẻo cái lỗ mồm. Có biết đâu rằng làm người mà dở dang thì chi bằng làm vật quách cho . Còn tôi muốn làm học trò của Ngài chỉ cốt được ăn thịt".
Tử Hạ tròn mắt ngạc nhiên, bởi chưa nghe ai trả lời như thế bao giờ. Bèn hỏi tiếp:
“Tại sao anh lại nghĩ rằng làm học trò của Phu Tử thì sẽ được ăn thịt?".
Người ấy trả lời:
“Tôi nghe nói Phu Tử thịt thái không vuông thì không ăn. Mà con lợn, con gà, con dê, con bò… có con nào vuông đâu. Thế thì dứt khoát sẽ có nhiều chỗ phải bỏ đi. Tôi chỉ xin được chén những chỗ bỏ đi ấy mà thôi".
Tử Hạ nghe nói cảm thấy hơi có lý. Song cũng chẳng biết quyết định ra sao, đành phải vào thưa lại nguyên văn với Khổng Tử. Khổng Tử ngẩn người ra một lát rồi mừng quớ lên bảo:
“Kẻ ấy chính là thầy ta đó. Ta vốn đã để ý dò tìm bấy lâu nay mà chưa tìm thấy. Ngươi mau mau ra mời y vào đây, để chính ta phải làm lễ bái sư".
Tử Hạ vội vàng chạy ra thì người kia đã bỏ đi đâu mất. Làm cho không những Khổng Tử, mà những đời sau, cho đến tận bây giờ, ai nghe đến câu chuyện này cũng than thở, tiếc rẻ mãi.
Về sau, cũng nhân chuyện này, có ông Mục công người đất Kinh còn bình luận một câu đại ý: “Chỗ bỏ đi hay là phần còn lại. Thế gian này, trừ thánh nhân ra, chính cái phần còn lại ấy của thiên hạ mới là thầy của thánh nhân vậy".
Trích Luận ngữ Tân thư (Theo http://phamluuvu.wordpress.com/)
Kim Phượng Sưu Tầm
Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014
Mưa Cuối Thu
Mưa thu
tưới những mầm sầu
Lá vàng lác
đác đổi màu lối xưa
Tình yêu
đọng giọt hương thừa
Mầm sầu ấp
ủ hương xưa nhạt màu
Mưa tình
trút những cơn đau
Đôi vai
trĩu nặng tim trào xót xa
Hàng cây
chín lá tàn hoa
Cơn mưa
tình cuối xót xa một thời.
Kim Phượng
Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014
Tình Đến Không Ngờ-Nguyễn Văn Hạnh&Trần Bội Anh-Ý Lan
Cảm tác thơ: Kim Phượng
Sáng tác: Nguyễn Văn Hạnh Và Trần Bội Anh
Ca Sĩ: Ý Lan
Thơ Tranh&Youtube: Kim Oanh
Nụ Hôn
Hôn em một nụ thật dài
Ân tình chớm nở - môi cài lấy môi
Phập phồng tim nhịp bồi hồi
Phấn hồng thắm má – Son môi gọi mời
Yêu ai bắt sợi tơ trời
Cuộn tròn đôi đứa một đời bên nhau
Ươm tình thắp sáng trăng sao
Phải duyên mai trúc - kiếp sau vẫn chờ.
Kim Phượng
Bé Mãn Lộ Ở Công Viên Vĩnh Long
Thế Hệ thứ ba của Cựu Học Sinh Nguyễn Trường Tộ.
Bé Mãn Lộ có trái tim nhân hậu, chẳng những biết thương người mà còn thương cả đàn chim bồ câu, nên sẵn sàng nhường thức ăn...
Lại đây! Lại đây nè bồ câu! Ăn đi! Ăn đi!
Nữa nè! Còn nữa nè...
Laị đây! Lại đây bồ câu! Còn nữa nè, cứ tiếp tục ăn đi...
Hu..hu...Mẹ ơi! Bồ câu ăn hết đồ ăn của con rồi!
Ngooại ơi! Con bắt đền ngoại đó, ngoại mua đồ ăn khác cho con đi...hu...hu...
Trương Văn Phú
Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014
Túc Hoa Âm Tự
Cùng Bạn
Xin chuyển đến bạn thơ ,một bài thơ của Nguyễn trung Ngạn , một bài thơ mang sắc thái thiền khiến lòng tôi vô cùng cảm khái .
Nguyễn trung Ngạn ( 1289-1370) tự là Bang Trực, hiệu Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng , huyện Thiên Thi, tỉnh Hưng Yên .Năm 16 tuổi đỗ Hoàng Giáp đời vua Trần Anh Tôn ( cùng khoá với Mạc đỉnh Chi ) , làm quan tới chức Đại Hành Khiển Tước Thân Quốc Công , thọ 82 tuổi .
Thân kính
Mailoc
Túc Hoa Âm tự
Nguyễn Trung Ngạn
宿花陰寺 Túc Hoa Âm tự
偶徬招提宿 Ngẫu bạng chiêu đề túc
僧留半榻分 Tăng lưu bán tháp phân
石泉朝汲水 Thạch tuyền triêu cấp thuỷ
紙帳夜眠雲 Chỉ trướng dạ miên vân
松子臨窗墜 Tùng tử lâm song truỵ
猿聲隔岸聞 Viên thanh cách ngạn văn
粥魚敲夢醒 Chúc ngư sao mộng tỉnh
花雨落繽紛。 Hoa vũ lạc tân phân.
Dịch Nghĩa :
Ngẫu nhiên vào ngủ đêm trong chùa
Sư dành cho nửa giường
Sáng ra đi múc nước ở suối đá ,
Đêm ngủ với mây trong trướng giấy .
Quả thông rụng trước cửa sổ ,
Tiếng vượn bên kia sông .
Mõ chùa khua tỉnh giấc mộng ,
Mưa hoa rơi xuống tơi bời .
Bản dịch :
Trọ tại chùa Hoa Âm
Ghé trọ chùa tình cờ đêm tối
Sư nhượng cho nửa gối chăn giường .
Sáng ra múc nước suối nguồn
Đêm về trong trướng mây vương ngủ vùi .
Ngoài song cửa thông rơi một trái
Vượn gọi bầy vẳng lại bên sông .
Mõ chùa lay tỉnh giấc nồng
Từ đâu tan tác mưa bông rợp trời
Mailoc
***
Trọ Đêm Tại chùa
Ngẫu nhiên được trọ lại trong chùa
Chia với sư già chiếc chõng thưa
Nước suối trong veo khua thỏa thích
Phòng mây ấm áp ngủ say sưa
Thông rơi lộp
độp ngoài song cửa
Vượn hót véo von cách khoảng bờ
Tiếng mõ vang đều xua giấc mộng
Rào rào hoa rụng xuống như mưa.
Phương Hà
***
Ghé Ngủ Chùa
C.D.M.
Ghé Ngủ Chùa
Ngẫu nhiên ngủ nhờ chùa vắng
Sư
nhường nửa chõng tre
nằm
Sáng ra múc nước suối đá
Đêm nằm mượn mây thay màn
Trái
tùng vào song cũng thích
Vượn kêu bờ suối inh vang
Sáng ra giật mình tỉnh mộng
Quanh mình mưa bụi mênh mang
***
Tình cờ tá túc Hoa Âm,
Sư chia một nửa giường nằm qua đêm.
Nước trong suối đá êm êm,
Màn mây trướng giấy êm đềm giấc mơ.
Ngoài song tùng rụng ơ hờ,
Cách bờ vượn hú ngẩn ngơ khách chùa.
Giật mình tiếng mỏ sáng khua,
Tơi bời hoa rụng như mưa trước thềm !
***
Ở Lại Chùa Hoa Âm
Ở lại chùa đêm xuống
Nửa giường sư nhượng ta
Nước ngoài khe sáng lấy
Mây dỗ giấc mơ qua
Trong cửa nhìn thông rụng
Vượn kêu vẳng suối xa
Chày kình (*) vang tỉnh mộng
Lất phất trận mưa hoa
Quên Đi
(*) Chúc ngư ( 粥魚) có nghĩa là Cháo Cá. Ở đây có nghĩa là Chày Kình. Chày Kình là cái chày khắc hình con cá voi để dọng vào cái chuông lớn trong chùa.
***
Hoa Âm Tự Qua Đêm
Hữu duyên tạm trú chùa Hoa Âm
Nhường lại sư chia đôi chỗ nằm
Nguồn suối tinh mơ chờ lấy nước
Màn mây tối ủ giấc mơ Nam
Ngoài song thông quả đang rơi rụng
Bờ nọ vẳng xa tiếng vượn thầm
Chày dọng lay lay choàng giấc điệp
Mưa hoa lất phất gió căm căm
Hữu duyên tạm trú chùa Hoa Âm
Nhường lại sư chia đôi chỗ nằm
Nguồn suối tinh mơ chờ lấy nước
Màn mây tối ủ giấc mơ Nam
Ngoài song thông quả đang rơi rụng
Bờ nọ vẳng xa tiếng vượn thầm
Chày dọng lay lay choàng giấc điệp
Mưa hoa lất phất gió căm căm
Kim Phượng
***
Lạc Vào Chùa Hoa Âm
Kim Oanh
Qua Đêm Chùa Hoa Âm
Tình cờ ngủ trọ chùa khi đêm xuống Nửa chiếc giường sư cụ nhượng cho nằm Sáng múc nước suối chảy luồn kẻ đá Đêm ngủ say ,mây lót thảm thay màn
Tình cờ lạc lối cửa Chùa
Ghé thiền nửa chiếc chõng thưa Sư già
Nước reo suối nguồn hoang dã
Tịnh tâm! Màn mây mượn ngã qua đêm
Ngoài song tùng hát êm êm
Xa xa vượn hú cảnh thêm hữu tình
Tiếng chày đánh thức bình minh
Mưa hoa lất phất giật mình tỉnh mơ
Ghé thiền nửa chiếc chõng thưa Sư già
Nước reo suối nguồn hoang dã
Tịnh tâm! Màn mây mượn ngã qua đêm
Ngoài song tùng hát êm êm
Xa xa vượn hú cảnh thêm hữu tình
Tiếng chày đánh thức bình minh
Mưa hoa lất phất giật mình tỉnh mơ
Kim Oanh
***
Qua Đêm Chùa Hoa Âm
Tình cờ ngủ trọ chùa khi đêm xuống Nửa chiếc giường sư cụ nhượng cho nằm Sáng múc nước suối chảy luồn kẻ đá Đêm ngủ say ,mây lót thảm thay màn
Bên song cửa thông rơi vương vài quả
Vượn gọi bầy vang vọng cả ven sông
Tiếng chuông mõ trong chùa khua tỉnh mộng
Giọt mưa rơi làm rụng mấy cành bôn
Song Quang
Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014
Tình Câm
Ôm trăng đáy nước gọi người
Tình trong câm lặng.. bằng mười phụ nhau
* * *
Yêu câm lặng muôn đời không thật
Giấu trong tim chén mật tình yêu
Lòng bâng khuâng vương vấn một chiều
Mật ngọt chuốt lắm nhiều vị đắng
Yêu câm lặng muôn đời không thật
Giấy trắng tinh tất bật vần thơ
Tranh cuộc đời trải mối tình hờ
Lời trăn trở ưỡm ờ nỗi nhớ
Yêu câm lặng muôn đời không thật
Tam thu hề nhất nhật cách xa
Người vô tình chẳng hiểu lòng ta
Thời gian - Ý niệm cũng nhạt nhòa
Yêu câm lặng muôn đời không thật
Hương thời gian dằn vặt con tim
Ngày qua đêm đến giấc cô miên
Trong cơn mơ vẫn mãi đi tìm..
Yêu câm lặng muôn đời không thật
Giấu trong tim chất ngất hương yêu
Tình trái ngang dắt díu quạnh hiu
Cánh nhạn lạc - Chiều dần tắt nắng
Kim Phượng
ÚC Châu
Một Chiều Buồn Nơi Hồ Than Thở
Hoàng hôn trải nhẹ hồ xưa
Gió vờn mặt nước, lau thưa dệt bờ
Nghiêng mình lồng bóng gương mơ
Thông buồn đứng rủ bơ phờ trong sương
Chiều tàn lưu luyến nhớ thương
Hoa trầm, ngọc nát tơ vương nghìn đời
Giữa dòng chiếc lá chơi vơi
Ngỡ hồn hương gió về nơi hẹn thề
Hận tình lưu vết tái tê
Nước hồ Than Thở lê thê gợi sầu
Nguyền xưa đã trọn từ lâu
Tình còn chan chứa dòng châu trên hồ !
Bác Thân
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
Ơn Má!
- Má! Sao hồi đó má cắt tóc con trai cho con vậy má?
- Tại con muốn.
- Lúc đó con được bao nhiêu tuổi vậy má?
- Con được ba tuổi?
- Ba tuổi! Chỉ ba tuổi, sao con muốn mà má cho?
- Con không biết đâu! Vì tính con cương nghị, nói một là một hai là hai. Con biết hôn, lúc con học lớp Năm, dượng Bảy bảo má cho con nghỉ học, giúp má lo công việc nhà. Nhưng má không chịu, đời của má, má không được học nhiều, còn tụi con, muốn học đến đâu má cho học đến đó.
- Sao dượng Bảy lại chọn con, bắt con nghỉ học hả má?
- Vì anh chị con đã đi học xa hết rồi. Với lại, con là đứa chịu cực, chịu khổ.
Đó là cuộc đàm thoại ngắn ngủi của hai má con, trong những ngày cuối đời của bà. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được nghe qua về cá tính của mình lúc còn nhỏ và sự quyết định cao cả của má. Nhờ quyết định sáng suốt đó, tôi có được như ngày hôm nay.
Hai má con chỉ nói được chừng ấy, bà trở mệt, thở gấp, hổn hển, yếu dần rồi im lặng. Trong im lặng xót xa đó, tôi thấy bà đưa mắt nhìn lên bức ảnh má chụp chung với ba lúc sinh thời. Rồi má hướng về cây thánh giá gỗ đặt cạnh khung ảnh, được ông anh rễ mang từ Gia Nã Đại sang. Lặng người đi một lúc, lòng tôi chùng xuống như thể vượt quá sức chịu đựng. Một cảm xúc bật trào dâng, thôi thúc, tôi đưa tay nắm lấy bàn tay gầy xương của má và vuốt nhẹ lên lưng bàn tay. Cử chỉ ve vuốt, cứ thế được lặp đi lặp lại. Vẫn giữ chặt bàn tay xanh xao, lạnh giá của má... “ Con cám ơn, vì má không nghe lời dượng Bảy. Má mà cho con nghỉ học, giờ này con dốt, chắc con tức chết.”
Những ngày liên tiếp, bao câu chuyện xa xưa, hằng đêm được tôi gợi lại. Về phần má, được nhắc nhớ, nên say sưa kể và hình như bà quên cơn đau. Cảm giác được nằm cạnh má thủ thỉ, đưa tôi trở về thời bé dại. Hạnh phúc dù muộn màng, đau thương, nhưng đã đưa hai má con êm ả đi vào giấc ngủ.
Một người ngoại đạo như má, bà giữ việc thờ cúng tổ tiên làm trọng. Vậy mà, má bảo tôi thưa với Cha cho câu kinh để má học. Cha biết thời gian còn lại của má không bao lâu, chỉ một tuần nữa thôi, nên Cha chọn lời kinh thật ngắn. Đồng thời chuẩn bị tâm lý cho má, hàng đêm tôi cùng má nghe đài phát thanh Việt Ngữ SBS lúc 7 giờ. Đến 8 giờ, má lắng nghe lời giảng về lý vô thường trong cuồn băng được thu lại. Mười lăm phút sau, má bắt đầu học kinh… “ Lạy Chúa con xin ký thác…”. “Má có tiền không mà ký thác?” Mỗi lần má đọc sai như thế, tôi thường trêu ghẹo cho má vui. Má vui thật! Tiếng cười trong như trẻ thơ của má vang lên. Tôi cười theo, không quên dặn dò “ má cố gắng thuộc để đọc cho Cha nghe nhe má.” Như bỏng phải nước sôi “ ý…ý Cha đến con đừng nhắc nghe, chừng nào má thuộc kinh, má sẽ đọc cho Cha nghe. Không biết Cha có biết thầy giáo Phụng không? Hồi đó má đi học, đứa nào không thuộc bài bị thầy đánh dữ lắm.” Kể từ đó, sau mỗi lần đọc xong câu kinh má tôi ngủ trong bình yên mà không dùng đến thuốc an thần như trước đây.
Hồi tưởng như đang trở về, nét mơ màng được hiện rõ trên khuôn mặt má. Bà đang sợ Cha!? Thật ra, Cha chỉ vào tuổi con trai út của bà thì cách chi Cha biết đến thầy giáo Phụng. Ba hôm sau bà đã thuộc lào “Lạy Chúa con xin phó thác hồn xác trong tay Ngài”. Chỉ mỗi việc thuộc bài thôi mà mắt môi bà trở nên rạng rỡ. Bà xin thêm lời kinh thứ hai để học tiếp. Nhưng rất tiếc, má chỉ thuộc một nửa và muôn đời không còn cơ hội để học tiếp một nửa còn lại. Tuy nhiên, bà ra đi chậm hơn một tuần, không như lời dự liệu của bác sĩ.
Trong những ngày cuối đời của má, hằng đêm sau lời kinh má đọc, tôi thường hay ve vuốt bàn tay bà. Bởi vì, lần đầu tôi cảm nhận được, khi tôi xoa xoa bàn tay gầy guộc. Những lúc ấy, má im lặng, nhưng hình như có một sợi dây thiêng liêng nồng nàn yêu thương nào đó, kết chặt qua sự tiếp xúc của “tay trong tay”. Điều đó muôn đời, tôi khó mô tả hết cảm xúc. Thật ra, sự ve vuốt này, tôi lấy từ bài học Hướng Dẫn Con Vào Đời, về phương cách dạy con đã học được và đem áp dụng với bà. Qua bài học yêu thương trẻ con..."Thương con không phải chỉ bằng lời nói mà còn cần cử chỉ âu yếm vuốt ve..."
"Tay má đẹp quá hà…vừa thon lại vừa mềm. Còn tay con, ngón cứng ngắt.” Má mỉm cười, “Tại con cực quá!" nhưng " Má còn cực hơn con nữa, mà tay má mềm xèo”, giọng nói nũng nịu của tôi và má hòa đồng nên đáp lại bằng tiếng cười khúc khích trẻ thơ.
Đến khuya, má lên cơn đau dữ dội, bà hết ngồi lên rồi lại nằm xuống, trăn trở. Tôi ứa lệ, câm lặng và cùng đồng hành với những động tác của má. Má đau thân xác, còn tôi, một tâm hồn tan nát, không gánh giùm được nỗi đau cho má. Trong cơn đau đớn thế kia, má vẫn không quên lo lắng cho con gái mình “Con thức như vầy rồi làm sao sáng mai đi làm cho nổi!”
Bà lại ngồi bật dậy và thều thào “ôm má đi con”. Tôi ôm má với đôi mắt ứa lệ, vòng tay tôi siết nhẹ, từ từ chặt hơn. “ Má có sợ chết không má?”. Bằng một giọng cố gắng bình thản, nhẹ như hơi sương, tôi hỏi má. Thật ra hơn tuần nay, tôi biết rõ, ngày này sẽ không tránh khỏi, nên tôi đã cùng bà thực tập an lạc hầu giúp má thanh thản trong lúc ra đi. Với giọng bình thản " Má không sợ chết. Má chỉ sợ không ai lo cho con Ngân”. Ngân là đứa cháu nội đi du học, đang ở chung với bà.
Trong im lặng, tôi đứng yên và ôm má, siết nhẹ thật lâu. Được một lúc, má lại thều thào “ Má hơi mệt, cho má nằm xuống đi con và con cũng ngủ đi để ngày mai còn đi làm.”
Đến 6 giờ sáng, em tôi đến thay phiên để tôi đi làm. Nội nhật hôm đó, má được đưa vào bệnh viện trở lại khi cơn đau dữ dội hơn.
Đến chiều về, tôi vào thăm má, thoáng chút ngạc nhiên khi anh chị em tôi yên lặng quá. Bước vào phòng bệnh, tôi nghiêng mình hỏi “ Má biết ai đây không má?” Giọng của bà thật yếu “Con Phượng chớ ai”. Tôi nhoẻn miệng cười và vờ vô tư trò chuyện, nhưng má im lặng. Tôi nghĩ có lẽ má cần nghỉ ngơi. Bỗng chốc, tôi thấy mắt má nhướng lên, rồi chìm sâu, khép nhẹ. Một phản ứng tự nhiên, tôi gọi với ra ngoài “vào nhanh…nhanh lên”.
Các con má đang đứng đó, má đã thanh thản ra đi đúng 8giờ 30 tối ngày 23 tháng 9 năm 2002. Và “con Phượng chớ ai” là lời nói cuối cùng của má.
Tám năm trôi qua, mỗi lần đến Ngày Nhớ Ơn Mẹ, như một thói quen cố hữu, tôi lại nhìn xuống đôi bàn tay mình, rồi hướng tầm mắt xa xăm, như tìm kiếm trong cõi mênh mông kia một bóng hình…muôn đời có nhau. Má qua đời, tôi còn rất nhiều điều để nuối tiếc. Nhưng tôi không hối hận hay đau lòng, ngược lại rất hài lòng về cách ứng dụng bài học hướng dẫn con mà tôi đã học từ một vị Linh Mục và đem áp dụng với má. Yêu thương không phải chỉ bằng lời... Thương má không phải là một bổn phận, ngọt ngào tình thương cho và nhận bằng cử chỉ âu yếm vuốt ve. Tôi đã ve vuốt được đôi bàn tay má khi bà còn sống, còn biết, còn nghe được…
“ Tay của má đẹp quá hà…!”
Kim Phượng
9/5/2010
Nơi Quê Hương Còn Có Mẹ
Ngày Hiền Mẫu lòng bâng khuâng nhớ Mẹ
nỗi u buồn sao kể hết Mẹ ơi !
kể từ ngày con mở mắt chào đời
Mẹ nuôi con trong muôn ngàn công khó
Biết đến bao giờ con đền ơn đó
giúp Mẹ già khi mái tóc điểm sương
để báo đáp muôn một lại tình thương
không bờ bến của Mẹ hiền gương mẫu
Bởi chiến tranh đã dày xéo quê hương
bỏ nước ra đi lòng mãi vấn vương
nhớ ngày ấy mắt Mẹ mờ đẫm lệ
nuốt hận sầu chia cắt mọi tình thương
Rồi đây thân con sẽ lắm bụi trần
lòng con sẽ nặng niềm thuơng nỗi nhớ
đời con sẽ nếm đủ mùi gian khổ
nhưng Mẹ còn khổ gấp mấy lần hơn
Bước phong trần con vững dạ chớ sờn
Mẹ chăm sóc gia đình luôn chu tất
con cảm động đến rưng rưng nước mắt
miệng nghẹn ngào con nói chẳng nên lời
Công dưỡng sinh đem sánh với biển trời
đã sâu rộng lại càng thêm sâu rộng
Mẹ đem đến cho con niềm hy vọng
khi lòng con đã chết với sầu thương
Nay con dầu có khoác áo phong sương
thâm tâm vẫn thấy một niềm vui lạ
vì biết có một tình thương cao cả
lúc nào không theo dõi bước chân con
Để khuyên lơn sưởi ấm một tâm hồn
cô quạnh trong chuỗi ngày đầy sương gió
nhưng con nguyện có một ngày nào đó
đất nước thanh bình con Mẹ trùng hoan.
Bác Thân
Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014
Biết Đến Bao Giờ
Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014
Giang Tuyết
Đây là bài thơ Cổ Phong Ngũ Ngôn, viết theo thể Biền Ngẫu. Chúng ta thấy rất rõ câu 1 và hai, câu 3 và 4 đối nhau.
江雪 Giang Tuyết
千山鳥飛絕, Thiên sơn điểu phi tuyệt
萬徑人蹤滅。 Vạn kính nhân tung diệt
孤舟簑笠翁, Cô chu thôi lạp ông
獨釣寒江雪。 Độc điếu hàn giang tuyết
江雪 Giang Tuyết
千山鳥飛絕, Thiên sơn điểu phi tuyệt
萬徑人蹤滅。 Vạn kính nhân tung diệt
孤舟簑笠翁, Cô chu thôi lạp ông
獨釣寒江雪。 Độc điếu hàn giang tuyết
Tuyết rơi dày, trên sông lạnh, một thuyền nan, với chiếc áo tơi và nón lá giữ ấm người, một ông lão ngồi buông cần trong một không gian mênh mông, yên tịnh.
Vắng lặng, cơ đơn, buốt giá bao trùm cả bài thơ. Vì sinh kế? Giống như Lã Vọng chờ thời? Hay muốn rời xa thế sự, hoà nhập vào thiên nhiên?
Xin giới thiệu đến Các Vị bài thơ "Giang Tuyết" của Liễu Tông Nguyên khi mùa đông đang đến.
柳宗元 Liễu Tông Nguyên
Dịch Nghĩa:
Giữa ngàn núi chim bay mất biệt
Muôn nẻo đường dấu chân người cũng mất hết
Trên con thuyền lẻ loi, ông lão với chiếc áo tơi đầu đội nón lá
Một mình ngồi câu cá trên sông lạnh giữa trời đầy tuyết
Dịch Thơ:
1
Ngàn non chim mất dạng
Muôn nẻo bóng người không
Lão nón tơi thuyền lẻ
Một cần giữa tuyết đông
2
Núi non trùng điệp vắng chim bay
Xa ngút dậm đường chẳng bóng ai
Nón lá áo tơi thuyền một lão
Buông câu cô độc tuyết rơi dày.
Quên Đi
****
Tôi dường như cảm xúc với bài thơ nầy nhiều hơn bài Thu Điếu của Nguyễn Khuyến . Tôi cảm thấy một hình ảnh cô độc thê lương đến rợn người qua bài thơ nầy.
Tuyết Trên Sông
Dấu chim bay ngàn non khuất hẳn ,
Vạn dặm đường hoang vắng bóng người .
Lão già nón lá áo tơi ,
Thuyền đơn sông lạnh, tuyết rơi, ôm cần
Mailoc phỏng dịch.
Tuyết Sông
Ngàn non chim khuất dạng ,
Vạn dặm chẳng còn ai .
Lão, áo tơi, thuyền lẻ
Câu, sông lạnh, tuyết bay .
Mailoc phỏng dịch
****
Đỗ Chiêu Đức xin hưởng ứng với bài dịch 6 chữ sau đây :
Trên Sông Tuyết Phủ
Ngàn núi chim đà bay hết,
Muôn nẻo bóng người cũng tiệt.
Thuyền côi áo lá một ông,
Lặng lẽ buông cần sông tuyết !
Đồ Đỗ.
****
Tuyết Sông
Non ngàn bặt dấu chim trời
Đường xa vạn dặm bóng người vắng tanh
Áo tơi thuyền nhẹ mỏng manh
Ôm cần ngư lão rùng mình tuyết rơi
Trầm Vân
***
Xin góp vài dòng thơ vui
Sông lạnh
Thiên sơn, chim bay hết
Chân người, sạch dấu vết
Xuồng con, lão áo tơi,
Ôm câu, trời giá rét.
Danh Hữu dịch
Ghi chú : Thiên sơn đây là núi Thiên sơn, địa danh thì theo tôi khi dịch nên để nguyên.
Nội dung chỉ là mượn hình ảnh một lão già quê ngồi ôm câu trên dòng sông lạnh để nói lên sự cô đơn của người nghệ sĩ khi sáng tác ngồi chờ
thi tứ, như ông câu ngồi một mình trên dòng sông chờ cá đớp mồi.
Người nghệ sĩ không chắc lúc nào ngồi vào bàn cũng làm được thơ, như ông câu, không phải hôm nào ra câu cũng câu được cá.
Bài thơ nói quá lên một chút để gây hứng thú, chứ trời lạnh sông đóng băng dễ gì ra đó ngồi câu.
***
Một Mình Trên Sông Lạnh
Chim trời khuất bóng cuối non xa
Vạn nẻo chân qua mất dấu tìm
Đơn độc thuyền ngồi phơi nón lá
Thả mồi câu tuyết giá căm căm
Kim Phượng
****
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014
Công Viên Lá Vàng - Howitt Park - Bright - Úc Châu
Đưa tay bắt chiếc lá thu
Chiếc vừa rơi rụng chiếc mù mù bay
Đưa tay bắt lá mới hay
Tuổi xuân đánh mất trên tay lá vàng.
(Kim Phượng)
Cô trò đi lượm hạt dẽ
Cựu học sinh Kỹ Thuật, Vĩnh Long
Cabin nơi du khách mướn ở lại qua đêm, rất tiện nghi
Cháu Tài, Thế hệ thứ hai của cựu học sinh Tống Phước Hiệp, vĩnh Long
Kim Phượng
Bright 2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)