( Truyện nghe kể lại khó tin nhưng có thực)
Một ngày cuối năm 1965; trên một chuyến bay từ Ý về Mỹ, mang theo một số Giám mục Mỹ đi dự Công Đồng Vatican II về, có một nữ tiếp viên hàng không rất xinh đẹp, tận tình và nhã nhặn phục vụ các hành khách. Thế nhưng trong chuyến bay cô cảm thấy bực bội và mất tự nhiên trước đôi mắt chăm chú nhìn mãi vào khuôn mặt và vóc dáng của cô mỗi khi thấy cô xuất hiện. Lại đáng bất bình hơn nữa khi cô kin đáo hỏi thăm một hành khách ngồi gần đó, và đó là đôi mắt của một giáo sĩ, Đức cha Fulton Sheen, một Giám mục lừng danh nước Mỹ.
Khi phi cơ hạ cánh, đợi các hành khách xuống hết, Đức cha mới tiến đến trước mặt cô gái, ngỏ ý một cách đứng đắn, trang trọng, nhưng không kém phần tríu mến dịu dàng:
“Hỡi cô bé, cô xinh đẹp lắm! Cô hãy cảm tạ Thiên Chúa thật nhiều vì Người đã ban tặng cô một sắc đẹp tuyệt vời.”
Thế rối chỉ vài ngày sau, có tiếng gõ cửa văn phòng làm việc của Đức cha Fulton Sheen ở tòa Tổng giám mục New York. Cô tiếp viên hàng không hôm nọ vào đề ngay khi vừa ngồi xuống ghế. "Thưa Đức cha câu nói của Đức cha đã làm cho con phải băn khoăn suy nghĩ mãi. Vậy thưa Đức cha, con biết phải cảm tạ Thiên Chúa như thế nào cho xứng đáng với những gì Người đã ban cho con?” Đức cha điềm đạm đặt lại cho cô một câu hỏi thay vì trả lời:
_ Thế con có bao giờ nghe nói đến một trại phong cùi mang tên Di linh ở Việt nam chứ?
Cô gái ngước đôi mắt xanh như dò hỏi:
_ Thưa Đức cha, có lần con đã đọc trên báo và cũng đã được nghe ai đó kể về trại Di linh.
Đức cha dõi nhìn xa xăm qua khuôn cửa sổ :
_ Có thể hiểu theo một cách nào đó thì Thiên Chúa đã dành những nét đẹp của những người cùi ở Di linh mà ban riêng cho con! Nếu con thành tâm muốn cảm tạ Thiên Chúa,
con hãy xin sang Việt nam và tìm cách yên ủi họ bằng đời sống phục vụ. Vị Tổng Giám muc thành lập trại phong Di Linh, Đức cha Jean Cassaigne người Pháp lại là người bạn rất thân của cha.
Chỉ chừng nấy thôi, cô tiếp viên hàng không chẳng bao lâu sau đó đã trút bỏ tất cả tương lai để tự nguyện khoác áo nữ tu; sau một thời gian tập tu và học hỏi, chị đã xin nhà dòng sang Việt nam phục vụ ngay giữa những con người bất hạnh ở trại cùi Di linh. Người nữ tu Bác ái đó tên là Louise Bannet.
Sau biến cố 3o tháng 4 chị bị trục suất khỏi Việt nam; nhưng không chịu trở về Pháp mà lại tình nguyện sang phục vụ các bệnh viện phong tại Tahiti cho đến khi chị qua đời vào năm 1983 vì căn bệnh ung thư.
THẠCH TRONG (HĐN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét