Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài
Ông sanh tại Long Châu, tỉnh Vĩnh Long, ngày 7 tháng 6 năm 1898.
Ông được bổ nhậm ngạch y sĩ ngày 16 tháng 4 năm 1919 và được bổ nhậm ở Tây Ninh, Trảng Bàng, Tam Bình (Vĩnh Long) và Long Xuyên.
Ông nhận việc ngày 16 tháng 1 năm 1930.
Ông nghiên cứu tất cả các tôn giáo, nhứt là Phật giáo và quan tâm đến những gì dính líu đến siêu hình.
Nói về Dưỡng Trí Viện phải nói tới Người con trai đất Vĩnh Long - Bác Sỹ Nguyễn Văn Hoài, cống hiến cả đời mình cho những mảnh đời bất hạnh trong nhà thương điên, Người thầy thuốc hiến trọn đời mình cho một hạng người bạc phước.
Nhà thương điên Biên Hòa được Pháp khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng 03 năm 1915 , nằm trên địa bàn ấp Bàu Hang , xã Bình Trước, Quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa (theo đơn vị hành chánh trước năm 1975 ).
Nhiều lần thay tên đổi họ: Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ, Dưỡng Trí Đường Biên Hòa, Dưỡng Trí Viện BS Nguyễn Văn Hoài, BV Tâm Trí Biên Hòa, BV Tâm Thân Biên Hòa,...
Người y tá có tuổi ấy ngậm ngùi kể lợi năm 1963:
“Ông Hoài lúc nào cũng binh vực nhân viên, và nhất là người bịnh. Chính phủ hơn mười năm trước định bớt khẩu phần bịnh nhân, ông mạnh dạn chống lại: “Họ là hạng người xấu số nhất, tâm đã rối, trí đã loạn rồi nay lại làm cho bao tử họ thiếu ăn, để cho cơ thể họ suy mòn, ảnh hưởng không hay đến tâm trí họ thì có khác gì giết phức họ đâu.
"Xin cấp trên tìm cách “tiết kiệm” ở những nơi khác.”
Và nhắc đến ông, người thủ môn già ấy mơ màng:
“Tôi còn nhớ nhiều lần, có những ông già bà cả nghèo khó ở miệt dưới lên thăm con phải ở lại đêm. Ông biết được, bảo người nhà nấu cơm thêm, mời họ ăn, tặng tiền về xe, và ông nhờ y tá cho họ uống thuốc ngừa cảm vì tuổi lớn, đường xa…!”
Ông mất sáng ngày 28-5-1955, lúc 5 giờ, vì đứt gân máu ở tim. Ông để lại các tác phẩm: Lược khảo về các vấn đề Hòa bình, 1950 (Pháp và Việt văn). Điên? Dưỡng trí viện?, 1952 (quyển sách đầu tiên của người Việt nói về bịnh điên và Dưỡng trí viện), Adolf Hitler, 1952 (xét như một bịnh nhân tâm trí, bằng Pháp văn), Về sự tổ chức Dưỡng trí viện miền Nam nước Việt, 1954 (luận về bác sĩ Y khoa, bằng Pháp văn) và nhiều bản thảo trong đó có tập : “…Từ bịnh tâm trí đến sự giết người“.
Một người Pháp đưa đám nói lại với phóng viên báo Journal d’ Extrême-Orient (số 1989, ngày thứ năm 2-6-1955: “Chưa bao giờ tôi thấy người đưa đám mà trầm ngâm và đau xót thật tình như vậy!” Và một nhà mô phạm ở Đô thành, bạn và cựu bịnh nhân, đã cạo trọc đầu từ ấy đến nay để khóc người tri kỷ.
Đất và Người Nam - kỳ
(Người gửi Nguyễn Huệ là cháu Nội của Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài)