Tiêu đề Nhãn
- Biên Khảo
- Câu Đối
- Cổ Thi
- Hình Ảnh Nay
- Hình Ảnh Xưa
- Luận Án Ra Trường
- Lưu Niệm
- Nhạc Ngoại Quốc
- Nhạc Việt
- Sưu Tầm
- Thơ Mùa Đông
- Thơ Ba Má
- Thơ Cảm Tác
- Thơ Diễn Ngâm
- Thơ Mùa Hạ
- Thơ Mùa Lễ
- Thơ Mùa Thu
- Thơ Mùa Xuân
- Thơ Phổ Nhạc
- Thơ Tình
- Thơ Tranh
- Thơ Tranh Nghệ Sĩ
- Thơ Xướng Họa
- Tích Hay
- Trang Bán Công Nguyễn Thông
- Trang Bạn Hữu
- Trang Kỹ Thuật
- Trang Nguyễn Trường Tộ
- Trang Vĩnh Bình
- Văn
- Vũ Hối Thư Họa
- Yoga
Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014
Ta Vẫn Đợi
Dẫu vô nghĩa nhưng lòng ta vẫn đợi
Tiếng còi tàu hú báo tự xa xa
Bóng con tàu đổ ập giữa sân ga
Và vội vã khi trời còn tỏ rõ
Như đang thiếu chút ảnh hình nào đó
Năm tháng dài cuộc sống bổng bơ vơ
Những đêm buồn khắc khoải nỗi mong chờ
Cơn gió rét tái tê lòng cô lữ
Trong khoảnh khắc con tim buồn héo rũ
Trong thiên thu hòa lẫn sóng mù khơi
Trong cuộc đời ta đã mất em rồi
Trong tất cả là nỗi buồn tiếc nuối
Ta vẫn đợi!... Và dặn lòng... vẫn đợi!
Từng chiều về nơi ga nhỏ cô đơn
Tàu đến-đi đưa tiễn bóng hoàng hôn
Ta vẫn đợi! …Để chờ cơn gió cuốn!
Nguyễn Đắc Thắng
Còn Mong Chi
(Cảm tác từ Ta Vẫn Đợi của Nguyễn Đắc Thắng)
Tàu rời bến với cõi lòng tan nát
Tiếng còi tàu đưa xa mỗi lúc xa
Nhìn dáng ai đơn độc trên thềm ga
Ôi chua xót nhưng còn mong chi nữa
Đừng thương tiếc kỷ niệm ngày xưa đó
Trùng trùng sương chiếc bóng nhỏ chơ vơ
Quầng mắt sâu những tháng đợi năm chờ
Cơn gió lạnh dập vùi hồn viễn xứ
Tim khắc khoải trên cây đời ủ rũ
Hắt hiu buồn lệ đẫm ướt đôi môi
Ơi hỡi người ta đã thật mất nhau
Và tất cả sẽ đi vào dĩ vãng
Xin đừng đợi và thôi xin chớ đợi
Bóng con tàu vĩnh viễn khuất mù khơi
Thời gian trôi hồi ức bỗng quay về
Tàu vẫn nhớ lần chia xa bến ấy.
Kim Phượng
Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014
Tiếng Kêu Bi Thương...Lời Nói Thật...
“ Ông có biết ba tôi sinh ngày nào không?”
Trong vội vã, hốt hoảng và bất ngờ quá sức chịu đựng, tôi đã hỏi nhân viên cứu thương, người vừa đưa ba đến phòng cấp cứu. Nơi đây họ cần biết rõ chi tiết về ba, để làm hồ sơ nhập viện, nhưng tôi không nhớ gì để nói nữa. Người nhân viên này chẳng những không bật cười hay tỏ ra khó chịu trước sự ngớ ngẫn của tôi, bằng ánh mắt cảm thông, trầm giọng, nhẹ nhàng trả lời: “ Ba của cô làm sao tôi biết được!”.
Sau hơn tuần lễ điều trị ở bệnh viện, ba được trở về nhà, sức khỏe khả quan hơn, nhưng gia đình tránh sao không lo âu, phập phồng. Rồi vào một ngày giữa mùa xuân năm 1997, hương xuân còn đong đầy trên cành cây đâm chồi, trổ nụ. Cái lành lạnh se da vẫn còn mà ba đã đi. Ngày cuối tháng Mười năm ấy, ba đã bỏ lại một ước mơ. Mơ ước nhỏ nhoi của một người suốt cuộc đời chỉ biết hy sinh, ước được sống đến năm 2000, để nhìn thấy sự thành công của Võ Lê Hoàng Đan và Nguyễn Khoa Nam, hai đứa cháu ngoại đang ở ngưỡng cửa Trung học, nhưng ước mơ tầm thường này nở đành vượt khỏi tầm tay ba.
Dưới ánh mắt của các con, ba toàn hảo, yêu vợ, thương con, hòa nhã với mọi người. Những kỷ niệm về ba mình, người con nào cũng nhớ, nhưng đôi lúc không là kỷ niệm chung. Tuy nhiên, dù chung hay riêng, dù không ùa về tuần tự trong trí, tất cả đều là kỷ niệm đẹp. Mỗi câu chuyện về ba là mỗi ngọn nến hồng thắp thêm trong lòng con cháu. Mỗi mẫu chuyện kể về ba là quà mang niềm vui nuôi tâm hồn, là bước tiến cho thân về cách sống đích thực làm người. Tất cả những câu chuyện luôn được xoay quanh trong những ngày họp mặt gia đình.
Niềm vui chung, chưa kể đã cười là “cái rầu” của má về ba trong giờ cơm: “ Mình ơi! Ăn cơm”. Vậy mà “mình” của má cứ đi vòng vòng hoài, chúng tôi luôn phải chờ, lúc nào cũng đợi. Đợi đến cầm đũa thì đồ ăn sắp nguội. Trái lại, khi đã vào bàn ăn rồi, ba thường phải gác đũa vì những chuyện đời xưa và những câu hỏi cắc cớ, xa lơ xa lắc, từ chuyện này bắt quàng sang chuyện khác. Ba say sưa kể đến quên ăn, chúng tôi thích nghe đến cơm lạnh, nên má cằn nhằn cha con chúng tôi, ăn từ lúc “chuối trồng cho đến khi chuối trổ”. Vậy mà đôi khi má ngồi chờ chuối trổ hoài, mới lạ.
Qua những câu chuyện ba kể, dường như có sự nghịch lý. Ba là con trai út thứ mười trong gia đình, người đời thường gọi là “út cưng”, nhưng bác tôi chính là “đứa con cầu tự”, nên ba đã không được cưng mà phải gánh vác gia đình, lo cho Cha Mẹ lúc về già, giúp gia đình các anh chị khác của ba. Thêm một điều nghịch lý nữa, ba là con trai út, nhưng má là chị cả trong gia đình. Bởi thế, ba lo cái ăn, cái mặc, việc học hành cho dì, các cậu, em của má. Nên chẳng lạ khi các cậu muốn làm một điều gì, ngoại thường bảo “ hỏi anh Hai con”. Ngày xưa làm gì có những bài học tâm lý, vậy mà cái lý ở đời ba biết giữ, tình thương ba dành cho hai bên gia đình đồng đều, trọn vẹn. Đến cuối đời, nằm trên giường bệnh mà ba cứ nhắc hoài: “ ai thương vợ mà không thương cha mẹ vợ, thì đó là người dại.”
Riêng tôi, với ba có rất nhiều kỷ niệm đong đầy. Kỷ niệm thời thơ ấu. Má thường hay nhắc cái dáng “con bù tọt” của tôi. Anh chị em chúng tôi đều được ba dạy kèm trước tuổi. Vào năm đầu Tiểu học, bạn học cùng lớp ai cũng to lớn nên vào lớp, tôi sợ đến khóc, đến giờ ra chơi, chị tôi và các bạn của chị đến bày trò chơi để tôi quên, nhưng tôi cứ nhè hoài. Cuối cùng ba đưa tôi đến học trường của một ông giáo già dạy con nít trong xóm. Má kể rằng, ngày đầu ba đưa tôi đi học bằng xe đạp, tôi ngồi sau xe ôm ba, tôi nhỏ xíu như con bù tọt ôm bập dừa. Rồi con bù tọt của ba cũng học xong lớp Nhứt, sau những năm miệt mài với những bài Toán đố ba dạy thêm về chu vi, diện tích… ôi thôi!
Đến khi xem kết quả kỳ thi tuyển vào Đệ thất, ba hăng hái lắm, ăn mặc tươm tất, đón xe đò đi Vĩnh Bình. Theo lời kể, ba dùng ngón chân viết số ký danh của tôi trên đất, đến lúc nghe xướng đúng con số mà ba đã viết, người vội chạy ra xe đò nhắn tin sớm về cho tôi vui. Còn ba hôm ấy về muộn, ba xài sang tay xách nách mang nào cà phê, bánh trái, quà vặt… Nhìn dáng ba đỉnh đạt hơn, mặt ba tươi vui hơn, cười cười khoe với má:"Trường Tiểu học Giồng ké chỉ có hai đứa đậu thôi, con Hồng con anh Năm và con Phượng nhà mình."
Ngày nhập học đầu tiên, ba cũng là người giành xách va ly, đưa tôi rời gia đình đến nhà cô tôi ở trọ. Trong những năm học tại trường Trung Học Công Lập Vĩnh Bình, có lẽ hình ảnh đáng yêu, là lần xuyên qua cổng rào của trường, ba trộm nhìn tôi trong giờ thể dục. Thấy ba, tôi vội chạy đến nắm tay ba, tay bắt mặt mừng mà nước mắt ứa ra, hân hoan lẫn tức tưởi khi được ba cho quà và xoa đầu bảo“ ráng học nghe con.” Đã nhiều năm qua, tôi tự hỏi tôi, phải chăng đó là động lực chính, thôi thúc giúp tôi đạt được những phần thưởng cuối năm. Đúng thế!
Sắp hết những ngày của một đời người, vẫn còn vương vương kỷ niệm với ba. Trong một Ngày Nhớ Ơn Cha cuối cùng, ba bị cảm, ngại lây lan cho con cháu ba không cho đứa nào đến thăm, nhưng tôi vẫn đến với gà nướng, bánh mì, cùng chung bữa ăn trưa. Thức ăn được bày ra, tôi đặt vào đĩa của ba, má, mỗi người cái đùi gà vàng ươm, riêng tôi chọn cho mình phần không ngon của con gà .
- Ủa, con cũng ăn phao câu nữa sao? Ba hỏi tôi.
- Ủa, ba thích ăn phao câu?
Ba không trả lời, nhưng nhanh trí, tôi nhường phần lại cho ba. Tôi chọn thứ khác, lấy chéo cánh gà cho vào đĩa của tôi.
- Ủa, con thích ăn chéo cánh sao?
- Ủa, ba cũng thích chéo cánh?
Vừa trao lại chéo cánh gà cho ba, tôi không nhịn cười được, cứ ngỡ mình chọn phần dở nhất để ăn, nào ngờ lại là những phần ba ưa thích. Qua lần đó, tôi thấy thương ba nhiều hơn. Thật ra ai lại thế, thích ăn phao câu, chéo cánh, nhưng phải chăng sự nhường nhịn thức ăn của ba dành cho các con từ rất nhiều năm, quen dần đã trở thành sở thích cố hữu tự lúc nào.
Không lâu, ba tôi phải trở vào bệnh viện với thời gian khá dài. Thời gian này, tôi có cái may mắn được đêm đêm ngủ lại nơi đó, có dịp chăm sóc cho ba. Có hôm ba đã ôm tôi trìu mến như ngày còn bé, rồi có hôm ba vội buông tay và bảo:
- Để ba nhớ lại coi từ trước đến giờ ba có làm điều gì bậy không!
Ba nằm yên bất động, tưởng chừng người đã say ngủ. Không! Khoảng thời gian dài hơn ba mươi phút suy nghĩ, bất chợt ba mở mắt, cất giọng reo vui:
- May quá con ơi, ba không có làm điều gì bậy hết.
Ba nói, sau tiếng thở khì, đôi môi ba mỉm, nụ cười ấm nhẹ. Con chim lúc sắp chết cất tiếng kêu bi thương, con người sắp lìa đời nói lên lời thật. Một tuần lễ sau, ba vĩnh viễn ra đi. Ba! Một dòng sông đã cạn nguồn theo định luật của tạo hóa.
Trong vội vã, hốt hoảng và bất ngờ quá sức chịu đựng, tôi đã hỏi nhân viên cứu thương, người vừa đưa ba đến phòng cấp cứu. Nơi đây họ cần biết rõ chi tiết về ba, để làm hồ sơ nhập viện, nhưng tôi không nhớ gì để nói nữa. Người nhân viên này chẳng những không bật cười hay tỏ ra khó chịu trước sự ngớ ngẫn của tôi, bằng ánh mắt cảm thông, trầm giọng, nhẹ nhàng trả lời: “ Ba của cô làm sao tôi biết được!”.
Sau hơn tuần lễ điều trị ở bệnh viện, ba được trở về nhà, sức khỏe khả quan hơn, nhưng gia đình tránh sao không lo âu, phập phồng. Rồi vào một ngày giữa mùa xuân năm 1997, hương xuân còn đong đầy trên cành cây đâm chồi, trổ nụ. Cái lành lạnh se da vẫn còn mà ba đã đi. Ngày cuối tháng Mười năm ấy, ba đã bỏ lại một ước mơ. Mơ ước nhỏ nhoi của một người suốt cuộc đời chỉ biết hy sinh, ước được sống đến năm 2000, để nhìn thấy sự thành công của Võ Lê Hoàng Đan và Nguyễn Khoa Nam, hai đứa cháu ngoại đang ở ngưỡng cửa Trung học, nhưng ước mơ tầm thường này nở đành vượt khỏi tầm tay ba.
Dưới ánh mắt của các con, ba toàn hảo, yêu vợ, thương con, hòa nhã với mọi người. Những kỷ niệm về ba mình, người con nào cũng nhớ, nhưng đôi lúc không là kỷ niệm chung. Tuy nhiên, dù chung hay riêng, dù không ùa về tuần tự trong trí, tất cả đều là kỷ niệm đẹp. Mỗi câu chuyện về ba là mỗi ngọn nến hồng thắp thêm trong lòng con cháu. Mỗi mẫu chuyện kể về ba là quà mang niềm vui nuôi tâm hồn, là bước tiến cho thân về cách sống đích thực làm người. Tất cả những câu chuyện luôn được xoay quanh trong những ngày họp mặt gia đình.
Niềm vui chung, chưa kể đã cười là “cái rầu” của má về ba trong giờ cơm: “ Mình ơi! Ăn cơm”. Vậy mà “mình” của má cứ đi vòng vòng hoài, chúng tôi luôn phải chờ, lúc nào cũng đợi. Đợi đến cầm đũa thì đồ ăn sắp nguội. Trái lại, khi đã vào bàn ăn rồi, ba thường phải gác đũa vì những chuyện đời xưa và những câu hỏi cắc cớ, xa lơ xa lắc, từ chuyện này bắt quàng sang chuyện khác. Ba say sưa kể đến quên ăn, chúng tôi thích nghe đến cơm lạnh, nên má cằn nhằn cha con chúng tôi, ăn từ lúc “chuối trồng cho đến khi chuối trổ”. Vậy mà đôi khi má ngồi chờ chuối trổ hoài, mới lạ.
Qua những câu chuyện ba kể, dường như có sự nghịch lý. Ba là con trai út thứ mười trong gia đình, người đời thường gọi là “út cưng”, nhưng bác tôi chính là “đứa con cầu tự”, nên ba đã không được cưng mà phải gánh vác gia đình, lo cho Cha Mẹ lúc về già, giúp gia đình các anh chị khác của ba. Thêm một điều nghịch lý nữa, ba là con trai út, nhưng má là chị cả trong gia đình. Bởi thế, ba lo cái ăn, cái mặc, việc học hành cho dì, các cậu, em của má. Nên chẳng lạ khi các cậu muốn làm một điều gì, ngoại thường bảo “ hỏi anh Hai con”. Ngày xưa làm gì có những bài học tâm lý, vậy mà cái lý ở đời ba biết giữ, tình thương ba dành cho hai bên gia đình đồng đều, trọn vẹn. Đến cuối đời, nằm trên giường bệnh mà ba cứ nhắc hoài: “ ai thương vợ mà không thương cha mẹ vợ, thì đó là người dại.”
Riêng tôi, với ba có rất nhiều kỷ niệm đong đầy. Kỷ niệm thời thơ ấu. Má thường hay nhắc cái dáng “con bù tọt” của tôi. Anh chị em chúng tôi đều được ba dạy kèm trước tuổi. Vào năm đầu Tiểu học, bạn học cùng lớp ai cũng to lớn nên vào lớp, tôi sợ đến khóc, đến giờ ra chơi, chị tôi và các bạn của chị đến bày trò chơi để tôi quên, nhưng tôi cứ nhè hoài. Cuối cùng ba đưa tôi đến học trường của một ông giáo già dạy con nít trong xóm. Má kể rằng, ngày đầu ba đưa tôi đi học bằng xe đạp, tôi ngồi sau xe ôm ba, tôi nhỏ xíu như con bù tọt ôm bập dừa. Rồi con bù tọt của ba cũng học xong lớp Nhứt, sau những năm miệt mài với những bài Toán đố ba dạy thêm về chu vi, diện tích… ôi thôi!
Đến khi xem kết quả kỳ thi tuyển vào Đệ thất, ba hăng hái lắm, ăn mặc tươm tất, đón xe đò đi Vĩnh Bình. Theo lời kể, ba dùng ngón chân viết số ký danh của tôi trên đất, đến lúc nghe xướng đúng con số mà ba đã viết, người vội chạy ra xe đò nhắn tin sớm về cho tôi vui. Còn ba hôm ấy về muộn, ba xài sang tay xách nách mang nào cà phê, bánh trái, quà vặt… Nhìn dáng ba đỉnh đạt hơn, mặt ba tươi vui hơn, cười cười khoe với má:"Trường Tiểu học Giồng ké chỉ có hai đứa đậu thôi, con Hồng con anh Năm và con Phượng nhà mình."
Ngày nhập học đầu tiên, ba cũng là người giành xách va ly, đưa tôi rời gia đình đến nhà cô tôi ở trọ. Trong những năm học tại trường Trung Học Công Lập Vĩnh Bình, có lẽ hình ảnh đáng yêu, là lần xuyên qua cổng rào của trường, ba trộm nhìn tôi trong giờ thể dục. Thấy ba, tôi vội chạy đến nắm tay ba, tay bắt mặt mừng mà nước mắt ứa ra, hân hoan lẫn tức tưởi khi được ba cho quà và xoa đầu bảo“ ráng học nghe con.” Đã nhiều năm qua, tôi tự hỏi tôi, phải chăng đó là động lực chính, thôi thúc giúp tôi đạt được những phần thưởng cuối năm. Đúng thế!
Sắp hết những ngày của một đời người, vẫn còn vương vương kỷ niệm với ba. Trong một Ngày Nhớ Ơn Cha cuối cùng, ba bị cảm, ngại lây lan cho con cháu ba không cho đứa nào đến thăm, nhưng tôi vẫn đến với gà nướng, bánh mì, cùng chung bữa ăn trưa. Thức ăn được bày ra, tôi đặt vào đĩa của ba, má, mỗi người cái đùi gà vàng ươm, riêng tôi chọn cho mình phần không ngon của con gà .
- Ủa, con cũng ăn phao câu nữa sao? Ba hỏi tôi.
- Ủa, ba thích ăn phao câu?
Ba không trả lời, nhưng nhanh trí, tôi nhường phần lại cho ba. Tôi chọn thứ khác, lấy chéo cánh gà cho vào đĩa của tôi.
- Ủa, con thích ăn chéo cánh sao?
- Ủa, ba cũng thích chéo cánh?
Vừa trao lại chéo cánh gà cho ba, tôi không nhịn cười được, cứ ngỡ mình chọn phần dở nhất để ăn, nào ngờ lại là những phần ba ưa thích. Qua lần đó, tôi thấy thương ba nhiều hơn. Thật ra ai lại thế, thích ăn phao câu, chéo cánh, nhưng phải chăng sự nhường nhịn thức ăn của ba dành cho các con từ rất nhiều năm, quen dần đã trở thành sở thích cố hữu tự lúc nào.
Không lâu, ba tôi phải trở vào bệnh viện với thời gian khá dài. Thời gian này, tôi có cái may mắn được đêm đêm ngủ lại nơi đó, có dịp chăm sóc cho ba. Có hôm ba đã ôm tôi trìu mến như ngày còn bé, rồi có hôm ba vội buông tay và bảo:
- Để ba nhớ lại coi từ trước đến giờ ba có làm điều gì bậy không!
Ba nằm yên bất động, tưởng chừng người đã say ngủ. Không! Khoảng thời gian dài hơn ba mươi phút suy nghĩ, bất chợt ba mở mắt, cất giọng reo vui:
- May quá con ơi, ba không có làm điều gì bậy hết.
Ba nói, sau tiếng thở khì, đôi môi ba mỉm, nụ cười ấm nhẹ. Con chim lúc sắp chết cất tiếng kêu bi thương, con người sắp lìa đời nói lên lời thật. Một tuần lễ sau, ba vĩnh viễn ra đi. Ba! Một dòng sông đã cạn nguồn theo định luật của tạo hóa.
Cám ơn ba, tiếng kêu reo vui mừng “ may quá con ơi..,” con sẽ giữ lấy, dù giông tố đắng cay của cuộc đời con phải trải qua, câu nói ấy sẽ sống mãi, trọn vẹn là một bài học làm người cho con. Rồi… "Một này, một ngày sẽ đến sau cơn vui đầy…”*, bước vào thời để chết, con sẽ… “ may quá ba ơi, con cũng giống ba”.
Hy vọng là như vậy!?
30/ 10/ 2009
Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014
Thu Nhật Ký Hứng - Nguyễn Du
Thu dường như ngập ngừng trước ngỏ, lòng khách tha hương nhớ quê nhà da diết, thương thân phận
mình nơi xứ người, rồi bỗng nhiên giựt mình thấy cái già xồng xộc quá nhanh. Thu lại về, lá vàng tan tác đầy sân!
Tâm sự của Nguyễn Du cũng là tâm sự chúng mình, ngơ ngác nhìn thời gian vun vút.
Xin gởi đến Bạn cảm tác của thi nhân nhìn mùa thu đến.
Chúc an vui
Thân kính
Mailoc
Thu Nhật Ký Hứng
Tây phong tải đáo bất qui nhân
Đốn giác hàn uy dĩ thập phần
Cố quốc hà sơn khan lạc nhật
Tha hương thân thế thác phù vân
Hốt kinh lão cảnh kim triêu thị
Hà xứ thu thanh tạc dạ văn
Tự thẩn bạch đầu khiếm thu thập
Mãn đình hoàng diệp lạc phân phân
Nguyễn Du
Dịch nghĩa:
Ngày thu cảm hứng
Gió tây mới đến người chưa về
Mà đã thấy khí trời lạnh lắm
Non sông nước cũ trông vẻ chiều tà
Thân thế đất người gửi đám mây nổi
Hôm nay chợt sợ cảnh già
Đêm qua nghe tiếng thu ở đâu nổi lên
Cười mình đầu bạc vụng thu xếp
Đầy sân lá vàng rụng tơi bời!
Dịch Thơ:
(1)
Gió tây vừa đến , khách tha hương
Đã thấy lạnh lùng với tuyết sương
Quê cũ núi sông chiều bóng xế
Xứ người thân thế áng mây nương
Hôm nay bỗng sợ cái già tới
Đêm trước đâu về tiếng nhạc vương
Đầu bạc cười mình còn vụng tính
Tơi bời sân trước lá thu vàng
Mailoc phỏng dịch
(2)
Người chưa về gió tây đang tới
Trời căm căm lạnh với tuyết sương
Cố hương sông núi chiều vương
Quê người thân phận mây nương la đà
Hôm nay kinh cái già mau quá!
Tiếng thu dường trong lá đêm qua
Bạc đầu chưa ổn cười ta
Vàng bay lác đác, lá đà đầy sân!
Mailoc
Cali 8-28-14
* * *
Thu Nhật Ký Hứng
Chớm thu người vẫn chưa về được
Trời lạnh mùa sang thấu nỗi hàn.
Nước cũ núi sông nhìn nắng tắt
Tha hương thân thế gửi mây tan.
Sáng nay chợt ngại cảnh già lão,
Đêm trước thoảng nghe gió thở than.
Tóc trắng cười ta thu vén vụng
Đầy sân lả tả lá rơi vàng.
Phạm Khắc Trí
2/9/2014
* * *
Bài thơ mà anh Mai Lộc giới thiệu tuần này là bài của Nguyễn Du, trích trong tập Nam Trung Tạp Ngâm. Thơ Nguyễn Du không dễ dịch, vì thường là thơ ngụ ý, tức mượn cảnh mà bày tỏ ý mình. Bài thơ làm tại đất thần kinh, tức ở Huế, sau vụ xử Nguyễn Thành khiến ông này phải tự tử và anh rể ông là Vũ Trinh bị vào tù. Ông không dám xin nghỉ lúc ấy vì sợ bị khép tội đồng lõa, sau này ông bị bệnh nhưng không chịu uống thuốc và để con bệnh giết ông.
秋日寄興 Thu Phong Ký Hứng
西風纔到不歸人 Tây phong tài đáo, bất quy nhân;
頓覺寒威已十分 Đốn giác hàn uy dĩ thập phần.
故國河山看落日 Cố quốc hà sơn, khan lạc nhật;
他鄉身世托浮雲 Tha hương thân thế thác phù vân.
忽驚老境今朝是 Hốt kinh lão cảnh, kim triêu thị;
何處秋聲昨夜聞 Hà xứ thu thanh, tạc dạ văn.
自哂白頭欠收拾 Tự thẩn bạc đầu, khiếm thu thập;
滿庭黃葉落分分 Mãn đình hoàng diệp lạc phân phân.
阮攸 Nguyễn Du
Thơ Dịch:
Gởi Chút Hứng Nhân Ngày Thu
Gió tây vừa thổi, đã đâu về
Cái rét dầu hay, rất tái tê!
Nước cũ sơn hà, nom bóng tắt;
Tha hương thân thế, gởi mây quê.
Thoáng e cảnh lão, sáng nay bổng ...
Nào xứ, tiếng thu, đêm qua nghe ...
Tự diểu bạc đầu, thu nhập ít,
Ngập sân, lác đác, lá tư bề.
Danh Hữu dịch
Bài thơ này trích trong tập Nam Trung Tạp Ngâm, là tập thơ tác giả làm trong những ngày làm quan ở Huế. Bài thơ tuy không ký chú về trường hợp sáng tác, nhưng xét ý thơ thì chắc chắn là ông làm lúc anh rể ông, là Vũ Trinh, bị liên can và phải vào ngục trong vụ Nguyễn Thuyên, Nguyễn Thành.
Câu một : Gió tây (ở đây là chỉ Giặc rợ Hồ đến từ hướng tây, theo thơ Đường), là ám chỉ vụ bê bối chính trị, gió tây mới vừa thổi mà đã đâu phải xin về (tức trốn chạy). Bất quy là không xin nghỉ hưu.
Câu hai : Gió tây (đối với nước Tầu là rất lạnh). Tác giả muốn bảo là : tuy cũng biết ở lại là phải chấp nhận rủi ro, vì cái lạnh đó rất ác, có thể nguy đến tính mạng (dĩ thập phần)
Câu ba : Tác giả đã chứng kiến cảnh nhà Lê bị tan tác (lạc nhật). Cố quốc hà sơn là sơn hà của nước cũ tức nhà Lê. Khan lạc nhật là chứng kiến cảnh vua bị truất phế.
Câu bốn : Tác giả phải trốn chạy đến nơi khác. Tha hương là quê khác, chỗ khác, và tác giả lúc đó, chỉ còn biết phó thác cho cuộc sống tạm bợ; phù vân là cuộc sống trôi nổi.
Câu năm : Cảnh già đáng sợ, sáng nay mới chợt biết. Hàm ý là nếu mình mà xin nghỉ hưu thì cảnh già đến, mình sống ra làm sao (tức nói không lương bổng thì sống bằng gì). Hàm ý là mình đã kinh qua cái thời trẻ, bỏ quan trốn chạy, không lương hướng, sống thất thểu qua ngày.
Câu sáu : là nhắc tích Trương Hàn, khi nghe gió thu đến thì bỗng nhớ quê, nhớ món gõi cá vược mà xin từ quan, vua gọi cũng không quay lại. Hà xứ là nói một xứ khác, không phải xứ mình. Tạc dạ văn là đêm qua đọc thơ mà biết được chuyện xưa Trương Hàn.
Câu bảy : Tự thẩn là mỉm cười một mình : Cười mình bạc đầu mà chẳng để dành được gì nhiều. Muốn nói là mình thu nhập kém, nếu xin nghỉ hưu thì lấy gì sống.
Câu kết : Lá vàng lác đác mà đã rơi đầy sân. Ngụ ý cái việc ông không rút lui mà lời bàn tán của thiên hạ đã như lá vàng ngập cả sân. Hàm ý có nhiều chê trách.
Bài thơ này tóm lại, là bài thơ ông tự thanh minh việc ông không rút lui khi anh rể ông bị vua Gia Long bắt bỏ tù vì tội bênh học trò.
***
Ngày Thu cảm Hứng
Gió tây đến người chưa về
Bầu trời lạnh buốt tái tê cõi lòng
Trông chiều nhớ nước núi sông
Xứ người trôi nổi lòng vòng mây trôi
Tấm thân gầy guộc già rồi
Đêm qua nghe tiếng thu rơi não buồn
Bạc phơ mái tóc hoàng hôn
Đầy sân lá rụng thu buông gió sầu
Trầm Vân
***
Ngày Thu Cảm Hứng Viết
Gió tây vừa đến khách chưa về
Cái lạnh mươi phần thật rét tê
Chốn cũ non sông ngày tắt nắng
Mây bồng thân phận kẻ xa quê
Sáng nay hoảng thấy mình già đến
Đêm trước chợt nghe thu não nề
Cười trách bạc đầu gom góp kém
Ngoài sân lá rụng phủ ê hề
Quên Đi
***
Ngày Thu Cảm Hứng
(Họa y đề bài thơ của Quên Đi)
Tôi biết anh đi sẽ trở về
Dù đời chất ngất những buồn tê
Súng gươm trả lại thời chinh chiến
Hành lý mang đầy bóng xóm quê
Thế giới bao dung dần hội nhập
Non sông tệ bạc vẫn không nề
Hoàng hôn đất khách thêm khao khát
Lữ khách hồi tâm nhất khứ hề
Nguyễn Đắc Thắng
6/9/2014
***
Ngày Thu Cảm Hứng
Gió tây về bóng ai biền biệt
Da diết lòng cơn lạnh thấm sâu
Màu xế chiều quê xưa nỗi nhớ
Xứ người thân tựa áng mây trôi
Sáng ngày trông thấy già đâm hoảng
Đêm tối qua đâu đó tiếng thu
Thâu kém bạc đầu đây tự giễu
Đìu hiu vàng lá ngập đầy sân
Kim Phượng
***
Gởi Hứng Ngày Thu
Gió tây vừa thổi kẻ tha phương
Chợt thấy hơi thu lạnh buốt xương.
Chiều xuống thẩn thờ trông cố quốc,
Mây trời trôi nổi gởi tha hương.
Sáng soi gương lạnh chừng ngơ ngác,
Đêm lắng tiếng thu luống đoạn trường.
Không khéo lo toan già lẩn thẩn,
Đầy sân lá úa rụng muôn phương!
Đỗ Chiêu Đức
Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014
Xa Xứ
Mà giả vờ xin em tí lửa
Thanh củi đỏ hồng như má em au hồng
Muốn phà khói cho mơ huyền thêm đôi mắt
Mùa chiêm, vàng bát ngát
Mái tóc em tôi vừa chớm dậy thì
Trần Hoài Thư
Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014
Lãng Quên
(Từ Mối Hờ của Kim Phượng Úc Châu)
Cải trời vàng rực đường đi
Bước chân nhẹ hẫng thầm thì lối quen
Chìa vôi ngồi đứng không yên
Trách ai lỗi hẹn nỡ quên đường về
Mưa phùn rơi nhẹ bốn bề
Đêm mù sương tỏa tỉ tê đắng lòng
Nhìn sang bến đợi bên sông
Chờ ai mòn mỏi bóng hồng còn xa
Đâu đây vang tiếng lời ca
“Bậu đi phận bậu để ta một mình"
Thương cây trúc mọc bên đình
Tháng ngày đơn lẻ chung tình với ai ?
Thôi đành vàng đá nhạt phai
Nửa đêm trở giấc thở dài nhớ em
Lặng thầm ngõ vắng mông mênh
Dư hương người cũ còn bên… lối nầy
Dương Hồng Thủy
(12/10/2014)
Cải trời vàng rực đường đi
Bước chân nhẹ hẫng thầm thì lối quen
Chìa vôi ngồi đứng không yên
Trách ai lỗi hẹn nỡ quên đường về
Mưa phùn rơi nhẹ bốn bề
Đêm mù sương tỏa tỉ tê đắng lòng
Nhìn sang bến đợi bên sông
Chờ ai mòn mỏi bóng hồng còn xa
Đâu đây vang tiếng lời ca
“Bậu đi phận bậu để ta một mình"
Thương cây trúc mọc bên đình
Tháng ngày đơn lẻ chung tình với ai ?
Thôi đành vàng đá nhạt phai
Nửa đêm trở giấc thở dài nhớ em
Lặng thầm ngõ vắng mông mênh
Dư hương người cũ còn bên… lối nầy
Dương Hồng Thủy
(12/10/2014)
Dư Âm
Cũng đành cam phận má hồng
Vâng lời cha mẹ lấy chồng phương xa
Sớm tàn hương nhạt đời hoa
Mang theo hình bóng quê nhà sang ngang
Thuyền tình cập bến lỡ làng
Đêm đêm trăn trở phòng loan lạnh lùng
Mơ chi giây phút tương phùng
Cầm bằng như thể mệnh chung kiếp này
Thân gái bến nước mười hai
Mỗi người mỗi ngả lưu đày con tim
Số phần âu đã vô duyên
Bên chồng tơ tưởng ước nguyền năm xưa
Thu về mây tím lưa thưa
Trời hiu hiu gió đong đưa trái sầu
Giật mình ôi cảnh bể dâu
Xa thời con gái còn đâu mà chờ
Lời yêu ai viết vào thơ
Trời ơi oan nghiệt hững hờ xa nhau
Chia người một nửa nỗi đau
Cho người trọn cả xôn xao buổi đầu
Kim Phượng
Vâng lời cha mẹ lấy chồng phương xa
Sớm tàn hương nhạt đời hoa
Mang theo hình bóng quê nhà sang ngang
Thuyền tình cập bến lỡ làng
Đêm đêm trăn trở phòng loan lạnh lùng
Mơ chi giây phút tương phùng
Cầm bằng như thể mệnh chung kiếp này
Thân gái bến nước mười hai
Mỗi người mỗi ngả lưu đày con tim
Số phần âu đã vô duyên
Bên chồng tơ tưởng ước nguyền năm xưa
Thu về mây tím lưa thưa
Trời hiu hiu gió đong đưa trái sầu
Giật mình ôi cảnh bể dâu
Xa thời con gái còn đâu mà chờ
Lời yêu ai viết vào thơ
Trời ơi oan nghiệt hững hờ xa nhau
Chia người một nửa nỗi đau
Cho người trọn cả xôn xao buổi đầu
Kim Phượng
Mật Ngọt Dâng Đầy
( Từ Dư Âm của Kim Phượng)
Bài thơ anh viết hôm qua
Sáng nay cảm tác từ xa gởi về
Em buồn kiếp sống xa quê
Những đêm trăn trở cận kề khổ đau.
Tưởng chừng em đã quên nhau
Ngờ đâu tình cũ bạc đầu còn vương
Sáng nay giọt nắng vô thường
Anh nghe hơi ấm trong hương thu về.
Giọt sầu gợi nhớ đam mê
Đâu trưa tâm sự lời ve hẹn hò
Em sang sông bởi chuyến đò
Trông theo anh đứng bơ vơ một mình.
Tình ta như nắng thủy tinh
Trông veo mà lửa ba sinh chập chờn
Lời thơ than trách dỗi hờn
Bây giờ tỉnh mộng như đờn đứt giây.
Xa nghe hơi thở bóng mây
Bỗng dưng mật ngọt dâng đầy con tim
Ước gì anh thành cánh chim
Bay về bên đó để tìm người xưa.
Dương Hồng Thủy
Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014
Vạn Lý Tìm Chồng
Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở. Vốn con nhà danh giáo, từ nhỏ đã hấp thụ đạo đức, thư hương theo tinh thần gia phiệt.
Mạnh Khương kết hôn được ít lâu thì nhằm lúc vua Tần mưu tính một công cuộc kiến trúc vĩ đại. Nguyên sau khi thôn tính xong sáu nước: Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Thủy Hoàng muốn bảo vệ ngai vàng và phòng ngừa cuộc xâm lăng của bọn Hung Nô ở miền Bắc, mới truyền xây Vạn Lý Trường Thành để làm biên giới từ Lũng Tây ở mạn tây đến Liêu Đông ở mạn đông. Thành cao từ 15 đến 30 thước, chân rộng 25 thước, dài 3600 cây số. Cứ từng quãng lại có cửa ải đồ sộ.
Thủy Hoàng đặt công trình lớn lao ấy dưới quyền chỉ huy của đại tướng Mông Điềm và dưới sự kiểm soát của Thái Tử Phò Tô. Nhà vua truyền huy động đến 30 vạn nông dân để xây trường thành, lại dùng đến 50 vạn người bắt làm binh phòng giữ miền Lĩnh Nam. Ngoài ra hơn 70 vạn người bị cung hình (bị cắt sinh thực khí) chia đi làm cung A Phòng, hoặc xây lăng ở Ly Sơn.
Vua truyền huy động đến hàng triệu thanh niên từ 18 đến 45 tuổi đi sưu dịch. Những người này không biết bao giờ mới trở về hay không chắc có ngày trở về nữa. Vì thế, trong nhân dân, vợ khóc chồng, mẹ khóc con vô cùng thảm não.
Chồng nàng Mạnh Khương phải tuân lịnh nhà vua. Cha chồng đã mất để lại mẹ chồng, Mạnh Khương phải thay thế chồng phụng dưỡng mẹ và dưỡng dục con thơ. Nhà ngày suy sụp, nàng phải giã gạo, quay tơ để mưu sinh. Đối với mẹ chồng, nàng vẫn làm tròn nhiệm vụ của một người dâu thảo.
Phần nỗi già, phần thương nhớ con, bà mẹ phát bịnh nặng rồi qua đời. Mạnh Khương phải lo cư tang báo hiếu. Đằng đẵng mấy năm trường trông đợi chồng nhưng bặt vô âm tín. Nghe được tin đồn ở miền bắc, vì tuyết sương lạnh lẽo, vì công việc quá khó nhọc nên có nhiều người ốm chết, Mạnh Khương thương chồng nên nhất định đến tận ải quan, mong tìm chồng để an ủi, giúp đỡ, san xẻ gánh nặng. Nàng gởi con cho người thân rồi ra đi.
Nàng theo đường vạn lý. Từ miền hộ Động Đình nước Sở lên phía bắc đến kinh đô Hàm Dương. Nàng lại nghe đồn: bọn người sưu dịch đã lên vùng tây bắc, nên lại đi từ miền sông Hán Thủy đến dãy núi Tần Lĩnh về hướng tây, đoạn theo dòng sông Tất Xuyên mà đi thẳng lên phía bắc. Trải qua bao cảnh nắng mưa, sương gió, tuyết, nhưng nàng vẫn không nản lòng. Đến sông Hắc Thủy và bến Mã Lan, bị bùn lầy quá nhiều làm chậm bước tiến. Nàng lại men theo mé trường thành, thẳng về hướng đông. Hỏi han từng người, nhưng nàng vẫn thất vọng, vì chẳng ai biết được tin chồng của nàng.
Cuối cùng, Mạnh Khương đến một bãi sa mạc ở miền đông. Giữa lúc ấy, bỗng mây đen vần vũ phủ nhuộm u ám cả bầu trời. Gió bắc thổi giật giọng từng cơn vô cùng lạnh lẽo. Ngựa từ đâu lại cất tiếng hí vang những giọng thảm thê bi đát. Trước mặt nàng lại bày ra một đống xương trắng ngổn ngang, ghê rợn.
Trước cảnh tượng, nàng hỏi: "Có lẽ chồng ta đã thác mất rồi mà thác ở đây chăng?" Và, nàng lại, nghĩ thêm: "Có lẽ phần anh linh của chồng báo điềm lạ cho nàng". Nàng bèn khấn vái vong linh của chồng và cầu Hoàng Thiên phò hộ: nếu chồng nàng thác rồi thì xin cho một biểu hiệu để biết. Đoạn, nàng cắn móng tay, nhỏ máu vào những đống xương.
Từ đống xương này cho đến đống xương khác, mãi đến khi nàng nhỏ một giọt máu vào chiếc đầu lâu nọ, thì chiếc đầu lâu lại thấm máu và đỏ rực lên. Nàng hiểu ngay đấy là dấu hiệu Trời cho biết đây là hài cốt của chồng. Nàng liền ôm chầm lấy ngay bộ xương, khóc lóc thê thảm suốt cả ba ngày đêm.
Câu chuyện này thấu đến tai thái tử Phò Tô, con trưởng của Tần Thủy Hoàng và đại tướng Mông Điềm, lúc bấy giờ đương đóng đại bản doanh tại đất Lư Long, một ải quan trong tỉnh Hà Bắc ngày nay. Rồi cả hai cấp tốc sai người đánh xe đến Trác Lộc, chỗ của nàng Mạnh Khương đương khóc. Thái tử Phò Tô gọi nàng hỏi chuyện và tìm hiểu căn do nỗi oan ức của nàng. Nàng bây giờ đã kiệt sức, phều phào thưa:
- Vì chồng tôi đã chết nơi biên thùy, tôi cũng xin chết theo để được cùng nhau họp mặt ở suối vàng!
Nói xong, nàng nghẹn ngào, hấp hối, ngã quỵ rồi tắt thở. Đồng thời một dãy tường mới xây sụp đổ theo!
Nghe chuyện bi thảm và xem cảnh hãi hùng, hai người nao nao cảm động. Cả đến tướng sĩ và dân phu đều thương xót mà rưng rưng nước mắt. Thái tử Phò Tô hạ lịnh hành lễ mai táng. Lễ truy tặng phẩm hàm Tả Tướng quân cho Phạm Thực và truy phong tước hiệu Trinh Phu Nhân cho Mạnh Khương. Phò Tô truyền chôn hai cỗ săng vào một cánh cửa Sơ Hải quan chừng 8 dặm, cách ven Bột Hải chừng một dặm (dặm: 576m).
Thấy việc hiển linh lạ lùng, người ta lập gần nơi nầy một miếu đá gọi là "Khương Nữ Tử". Đời sau, tại Cổ Bắc khẩu, tỉnh Hà Bắc và ở Lộ An, tỉnh Sơn Tây, người ta cũng có dựng miếu đặt cùng một tên ấy. Vì sùng mộ nhân đức của nàng, những bá tính xa gần thường đến chiêm bái.
Đời nhà Tây Hán (206-25), nhà Đông Hán (25 trước D.L.-220 sau D.L.), nhà Ngụy (220-265), mộ nàng Mạnh Khương được triều đình lập cho nhiều bia đá. Sang đời nhà Minh (1368-1644), miếu của nàng được trùng tu vẻ vang.
Kim Phượng Sưu tầm
Trích Điển Hay Tích Lạ
Kim Phượng Sưu tầm
Trích Điển Hay Tích Lạ
Nhờ
Cột hộ giùm tôi chặt chiếc khăn
Đêm qua gió loạn thổi tan tành
Một lần tháo gỡ thêm cay đắng
Trăm bận cột hờ lại ngổn ngang
Kim Phượng
Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014
Mắt Buồn - Giọt Sầu
Bài Xướng: Mắt Buồn
Mắt buồn thu lấy hồn ta
Bao mùa lá đổ thiết tha mắt buồn
Tương tư ánh mắt sầu tuôn
Bao giờ quên được mắt luôn vương sầu
Quên Đi
***
Bài họa: Giọt Sầu
Tạ lòng tri kỷ cùng ta
Xót xa hoài cảm mắt tha phương buồn
Ai người ngăn giọt lệ tuôn
Hồ thu đáy mắt thôi luôn vướng sầu
Kim Phượng
Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014
Thơ Tranh: Mùa Thu Bên Hiên
Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh
***
Họa Vần:
Mùa Thu Nhớ Người
Lòng ta trăm mối bời bời
Người đi để lại những lời chia ly
Bên hiên mưa gió thầm thì
Ta như chiếc lá trong khi lìa cành.
Tìm người nào thấy mối manh
Nhớ thương chi lắm cũng đành chia xa
Đường đời người vẫn bôn ba
Nhớ ai biền biệt trời xa, đau lòng
Quang Tuấn (20/10/14)
Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014
Lá Thư Từ Bên Kia Bờ Đại Dương
Vĩnh Long, ngày 15 tháng 10 năm 2009
Đến 18/10/09 này là cúng 100 ngày của Chánh cô ơi. Yến mời các Thầy bên chùa và các Phật tử qua đọc kinh cầu nguyện cho Chánh nữa. Thôi thì Yến cố gắng lo cho trọn vẹn đạo nghĩa vợ chồng đối với người đã khuất để Chánh được ấm lòng nơi cõi vĩnh hằng mặc dù cho tới bây giờ Yến vẫn chưa chấp nhận được sự thật này.
Trong thâm tâm của Yến luôn có cô bên cạnh, yêu thương, chia sẻ cùng Yến. Rất mong được sự chăm sóc tinh thần từ cô để Yến có nghị lực vượt qua cô nhé…!
Thương…!!!!!
Học trò của cô
Ngọc Yến (*)
Úc Châu, ngày 18 tháng 10 năm 2009
Cô thương!
Chúc cô dồi dào sức khỏe. Sorry cô vì không hồi âm cho cô liền. Cô ơi mỗi lần ngồi trên máy gửi mail cho cô, Yến không cầm được nước mắt cô ạ. Thương cô thật nhiều, ngay lúc này Yến rất muốn có cô bên cạnh để được ôm cô, ngã vào vòng tay ấm áp và như từ cô: một tấm lòng cao cả luôn dang tay che chở cho Yến vậy đó. Chắc cô hiểu rõ tâm trạng của đứa học trò hay nhõng nhẽo này, giờ không còn người chồng luôn yêu thương chìu chuộng bên cạnh nữa. Mặc dù Yến biết chắc rằng Chánh không bao giờ muốn rời xa gia đình.
Ngày Chung Thất của Chánh được sự quan tâm của cô từ nơi xa đã làm cho gia đình em rất cảm động. Vào 2 ngày đó em cũng tổ chức cúng trai tăng mời 10 vị sư tăng về để cầu nguyện cho hương linh của ông xã Yến sớm được siêu sanh tịnh độ. Từ lúc Chánh ra đi mỗi chiều em đều đến chùa lễ Phật đọc kinh luôn cầu nguyện cho Chánh cô ạ. Bây giờ Yến chỉ làm được như vậy cho Chánh mà thôi. Nhờ đi chùa mà lòng Yến được nhẹ nhàng hơn, đỡ khóc hơn đó cô.
Ngày Chung Thất của Chánh được sự quan tâm của cô từ nơi xa đã làm cho gia đình em rất cảm động. Vào 2 ngày đó em cũng tổ chức cúng trai tăng mời 10 vị sư tăng về để cầu nguyện cho hương linh của ông xã Yến sớm được siêu sanh tịnh độ. Từ lúc Chánh ra đi mỗi chiều em đều đến chùa lễ Phật đọc kinh luôn cầu nguyện cho Chánh cô ạ. Bây giờ Yến chỉ làm được như vậy cho Chánh mà thôi. Nhờ đi chùa mà lòng Yến được nhẹ nhàng hơn, đỡ khóc hơn đó cô.
Trong thâm tâm của Yến luôn có cô bên cạnh, yêu thương, chia sẻ cùng Yến. Rất mong được sự chăm sóc tinh thần từ cô để Yến có nghị lực vượt qua cô nhé…!
Thương…!!!!!
Học trò của cô
Ngọc Yến (*)
Úc Châu, ngày 18 tháng 10 năm 2009
Yến thương!
Lá thư từ bên kia bờ đại dương…đọc dang dở, chưa đến chữ cuối cùng mà đôi dòng lệ trào tuôn. Cô đã khóc bởi lá thư từ bên kia bờ đại đương. Thư của Yến, người học sinh Nguyễn Trường Tộ Vĩnh Long của hai mươi sáu năm về trước. Nay biết tin em, thì nghiệt ngã quá, em đã đớn đau trở thành góa phụ.
Một lá thư được mang lên đây, không một lời xin phép trước. Cô thật có lỗi và bất lịch sự vô cùng, nhưng Yến ơi, em ơi, mượn ý thư để nói lên một điều…, hy vọng rằng lỗi lầm sẽ được thứ tha và sự bất lịch sự sẽ nhường chỗ choTấm Lòng Chân Thành.
Lá thư từ bên kia bờ đại dương…đọc dang dở, chưa đến chữ cuối cùng mà đôi dòng lệ trào tuôn. Cô đã khóc bởi lá thư từ bên kia bờ đại đương. Thư của Yến, người học sinh Nguyễn Trường Tộ Vĩnh Long của hai mươi sáu năm về trước. Nay biết tin em, thì nghiệt ngã quá, em đã đớn đau trở thành góa phụ.
Một lá thư được mang lên đây, không một lời xin phép trước. Cô thật có lỗi và bất lịch sự vô cùng, nhưng Yến ơi, em ơi, mượn ý thư để nói lên một điều…, hy vọng rằng lỗi lầm sẽ được thứ tha và sự bất lịch sự sẽ nhường chỗ choTấm Lòng Chân Thành.
Qua lời của Quang Võ, khi biết tin Chánh đã vĩnh viễn ra đi, không một lời giã biệt, Yến “không khóc”. Sự “không khóc” này, đã làm cho Võ vừa đau, vừa sợ. Võ cũng là một học sinh cùng trường với Yến, Chánh, nhưng không cùng lớp. Cô không được tận nhìn cái hình ảnh thật ấy, nhưng điều gì đó xót xa, con tim cô như ứa máu. Hình ảnh bất động của em làm cô bỗng nhớ về một loại Hào mà cô nhìn thấy trong lần du khảo ở Rạch Giá. Những con Hào đã đứng chết đớn đau. Lúc ấy, bọn sinh viên cô đùa và gọi đó là hào Từ Hải, một nhân vật trong Kim Vân Kiều. Ngày xưa nhìn con Hào với tiếng cười, bây giờ qua hình ảnh Hào, cô nhớ đến em bằng nước mắt. Vâng! Yến của cô trong tư thế đã chết đứng. Cũng phải! Vì đến giờ phút này, của ngày thứ 100 của Chánh mà qua tâm thư của em “…cho tới bây giờ Yến vẫn chưa chấp nhận được sự thật này.”
Yến, cô học sinh dáng mỏng, thanh tú bởi trắng da với mắt sáng, môi lúc nào cũng chực chờ nụ cười. Trong lớp học, em ngồi bàn đầu đôi lúc còn phá cô Phượng nữa. Cô học sinh bương bướng, ăn chưa no lo chưa tới này, mà giờ đây “ Thôi thì Yến cố gắng lo cho trọn đạo nghĩa vợ chồng đối với người đã khuất để Chánh được ấm lòng nơi cõi vĩnh hằng…”. Hình ảnh thơ ngây còn đó, chưa nhòa, mà giờ đây em đã là “người lớn” không ngờ.
Sinh ly tránh khỏi, nhưng tử biệt không chối được lẽ thường. Phải chăng Yến đã trọn một đời với người của một thời yêu thương…
Yến, cô học sinh dáng mỏng, thanh tú bởi trắng da với mắt sáng, môi lúc nào cũng chực chờ nụ cười. Trong lớp học, em ngồi bàn đầu đôi lúc còn phá cô Phượng nữa. Cô học sinh bương bướng, ăn chưa no lo chưa tới này, mà giờ đây “ Thôi thì Yến cố gắng lo cho trọn đạo nghĩa vợ chồng đối với người đã khuất để Chánh được ấm lòng nơi cõi vĩnh hằng…”. Hình ảnh thơ ngây còn đó, chưa nhòa, mà giờ đây em đã là “người lớn” không ngờ.
Sinh ly tránh khỏi, nhưng tử biệt không chối được lẽ thường. Phải chăng Yến đã trọn một đời với người của một thời yêu thương…
“Một ngày, một ngày sẽ đến em sẽ xa anh xa anh suốt đời.
Một ngày, một ngày sẽ đến anh sẽ em suốt đời xa em.
Một ngày, một ngày nước mắt khóc cho cuộc tình, cuộc tình qua mau.
Tìm người, tìm người nơi đâu đêm đêm gục đầu tìm về chiêm bao. Ôi người gần rồi xa, tình đầy rồi qua.
Nối tiếp bơ vơ, nối tiếp cơn mơ. Bảo hắt hiu xô chân chim dại khờ. Còn lại chăng dư âm bước chân xa. Còn lại chăng rêu phong dấu chân mờ. Còn lại chăng cơn đau xót không nhòa và lời thề ngày vui đó.
Một ngày, một ngày sẽ đến tay sẽ buông tay sau cơn vui đầy. Người tình, người tình sẽ mất như cánh chim bay khuất mờ chân mây. Cuộc tình, cuộc tình sẽ chết xót xa một mình, một mình thương đau. Ngậm ngùi nhìn trời mưa mau thương cho cuộc tình, cuộc tình chôn sâu .
Một ngày, một ngày sẽ đến. Người tình, người tình sẽ mất. Cuộc tình, cuộc tình sẽ chết. Cuộc đời chỉ còn bơ vơ.” ( **)
Ngày ấy đã đến! Em biết rồi đó.Ngày ấy sẽ đến với mỗi người, chỉ khác nhau là kẻ trước người sau mà thôi em ạ. Không ai tránh khỏi định luật vô thường của cuộc sống. Cô chép trọn bài hát này cho em. Đọc đi em và khóc nữa đi em. Đọc để hiểu lý vô thường, để bình thường mà sống. Khóc cho vơi, vết thương lòng được xoa dịu, hồn lắng đọng, sầu chìm sâu, để niềm vui long lanh trở về trong đôi mắt.
Nước mắt rơi! Cho tròn môi cười
Nước mắt tuôn! Xin tạ ơn Người
Dòng lệ buồn thay nước mắt tươi
Giọt lệ sầu long lánh đôi ngươi
Bên em còn có con, dù chúng đã thành gia thất, nhưng trong mắt mẹ, đứa con nào cũng dại khờ, cần đến mẹ đó em. Rồi em sẽ lau khô dòng lệ.Trên môi nụ cười tiềm ẩn giọt lưu ly, Chánh của em còn đó, vĩnh viễn bên em, từ khi bắt đầu đến cuối cuộc tình. Người tình đã chết, nhưng cuộc tình của Yến - Chánh, mãi mãi sẽ là những kỷ niệm hồng. Em sẽ không bơ vơ, vì Chánh mãi mãi là của em.
Ngày ấy đã đến! Em biết rồi đó.Ngày ấy sẽ đến với mỗi người, chỉ khác nhau là kẻ trước người sau mà thôi em ạ. Không ai tránh khỏi định luật vô thường của cuộc sống. Cô chép trọn bài hát này cho em. Đọc đi em và khóc nữa đi em. Đọc để hiểu lý vô thường, để bình thường mà sống. Khóc cho vơi, vết thương lòng được xoa dịu, hồn lắng đọng, sầu chìm sâu, để niềm vui long lanh trở về trong đôi mắt.
Nước mắt rơi! Cho tròn môi cười
Nước mắt tuôn! Xin tạ ơn Người
Dòng lệ buồn thay nước mắt tươi
Giọt lệ sầu long lánh đôi ngươi
Bên em còn có con, dù chúng đã thành gia thất, nhưng trong mắt mẹ, đứa con nào cũng dại khờ, cần đến mẹ đó em. Rồi em sẽ lau khô dòng lệ.Trên môi nụ cười tiềm ẩn giọt lưu ly, Chánh của em còn đó, vĩnh viễn bên em, từ khi bắt đầu đến cuối cuộc tình. Người tình đã chết, nhưng cuộc tình của Yến - Chánh, mãi mãi sẽ là những kỷ niệm hồng. Em sẽ không bơ vơ, vì Chánh mãi mãi là của em.
Trở về với lá thư, cô đọc đến bao lần rồi. Thời gian, không gian giữa chúng ta xa xôi, ngăn cách quá, nhưng hãy tựa vào cô… cho trái sầu rụng rơi. Một bờ vai nhỏ, nhưng sẽ thay Chánh lúc này!
Em Yến ơi! Thời gian sẽ hàn gắn, xoa dịu những nỗi đau. Rồi em cũng còn khóc, sẽ khóc, nhưng là những giọt nước mắt tiềm ẩn nụ cười.
Chắc chắn rằng, qua lá thư chưa được sự cho phép của em, sẽ là món quà vô giá cho những ai đang yêu thương biết trân quý tình mình, những ai đang chơ vơ bên bờ vực biết giữ lòng lắng đọng, trở lại và tìm về chính mình trong niềm tin của biển rộng yêu thương.
Cám ơn em vẫn còn cần đến cô.
Đồng hành với nỗi đau cùng em!
Thương em.
Cô của em Kim Phượng
Em Yến ơi! Thời gian sẽ hàn gắn, xoa dịu những nỗi đau. Rồi em cũng còn khóc, sẽ khóc, nhưng là những giọt nước mắt tiềm ẩn nụ cười.
Chắc chắn rằng, qua lá thư chưa được sự cho phép của em, sẽ là món quà vô giá cho những ai đang yêu thương biết trân quý tình mình, những ai đang chơ vơ bên bờ vực biết giữ lòng lắng đọng, trở lại và tìm về chính mình trong niềm tin của biển rộng yêu thương.
Cám ơn em vẫn còn cần đến cô.
Đồng hành với nỗi đau cùng em!
Thương em.
Cô của em Kim Phượng
Ngây Thơ!
Cảm ơn hình ảnh ngây thơ qua ống kính của anh Phú
Cảm ơn Bé hồn nhiên Mãn Lộ - "Thần Tượng "của Bà Phượng
Kim Phượng
Hình Ảnh Trương Văn Phú
Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014
Thương Cảm Muộn Màng
( Quan Tài của Cựu Chiến Binh David Fisher chuẩn bị lên đường trở về Úc)
Chiếc
phi cơ đáp xuống phi trường Melbourne vào một ngày đầu xuân năm Một
Ngàn Chín Trăm Bảy Mươi Tám. Sau đó, đoàn người tỵ nạn được chuyển sang
xe buýt và đưa thẳng đến trung tâm tạm trú Enterprise Hostel, tọa lạc
trên một mảnh đất rộng thuộc vùng Springvale.
Mặc dù lúc còn ở trại tỵ nạn, đã xem qua những tư liệu về lục điạ rộng
lớn Úc Châu trước khi tôi đặt chân đến nơi này, nhưng qua khung cửa xe
buýt, mắt lướt nhanh ven cảnh bên đường, khó lòng tưởng tượng nỗi… đất
rộng, nhà thưa như thế. Quang cảnh xa lạ hiện ra trước mắt rồi lại lùi
dần, xe tiếp tục đưa đoàn người đi tới, đến một nơi mà người được đưa đi
chưa hề biết. Những kẻ không nhà đi về đâu!?
Vừa rời xa cái nắng gắt Mã Lai, lại chui ngay vào thiên đường
lạnh lẽo Úc Châu, nhưng âm ấm tình người. Xa rồi quê nhà! Cách cả một bờ
đại dương, màn sương nước mắt ly hương rưng rưng mờ phủ. Nhớ quá Việt
Nam ơi!
Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cư, như bao gia đình khác, chúng tôi được
đưa đến tận nơi ăn chốn ở. Gia tài bấy giờ chỉ là chiếc xách tay, nhỏ
xíu, nhẹ hều. Thế mà người thiếu phụ hướng dẫn cũng giành lấy. Chúng tôi
ái ngại lắm, bà mỉm cười và nhẹ lời: “Công việc của tôi mà!” Cánh cửa
phòng số sáu vừa mở toang, thoáng trông cảnh trí bên trong, bày biện dù
đơn sơ đủ khiến tôi giật mình. Không tưởng nỗi! Mới hơn ba tháng trước,
chiếc ghe nhỏ mang tôi đi, chòng chành trên biển cả mang năm mươi ba
thân phận người lớn, bé. Ghe mong manh, loại di chuyển trên sông rạch,
thế mà lại mạo hiểm vượt đại dương, theo cùng sức người thách thức phong
ba, tìm ra
biển khơi. Trời chẳng phụ lòng người. Chúng tôi đến bến bờ tự do, mang
thân phận những thân cây yếu ớt, phải tự vươn lên trên mảnh đất mới, nơi
tình thương ban trao để thay môt quê hương vừa đánh mất.
Những tưởng chỉ những ngày đầu bỡ ngỡ, nhưng không, cứ từ xa lạ này
sang đến bỡ ngỡ khác…Lạ quá! Cả thành phố, không lấy một bóng dáng chiếc
xe GMC nào. Rất khác xa nơi quê nhà, giữa phố đông người vẫn rầm rập
tiếng công voa tới lui, bất kể ngày đêm. Còn thêm những chàng lính đa
tình, giày còn lấm vết bùn, áo trận nhầu nát bạc màu mà mắt vẫn liếc
tình mỗi khi trở về từ cuộc chiến. Những hình ảnh thân quen đó, mất
dần…Úc Châu, một đất nước thanh bình, không thấy được bóng hình người
lính nào! Những háo hức tìm lại hình ảnh quen thuộc nơi quê nhà
trong bước đầu định cư đó, càng thu nhỏ. Nỗi đau dần trầm lắng. Quá khứ
tang thương
dần quên đi, nhường chỗ cho những đường nét suy tư hằn trên vầng trán,
khi phải đối diện với thực tại. Công ăn, việc làm, ngôn ngữ mới chiếm
hết không gian, thời gian của người tỵ nạn trong cố gắng vươn lên bên
cạnh người bản xứ và cả các sắc tộc di dân khác hầu gầy dựng lại tương
lai cho đàn con nhỏ.
Thời
gian cứ thế vèo bay, Năm Mới đến…cuối năm qua…Mới đó mái tóc còn xanh,
nay bồng sương tuyết. Cuộc sống ngỡ tạm yên, lại kéo liền dấu móc thời
gian Bảy Mươi Lăm lại trở về. Nỗi nhớ ùa đến bủa vây. Dĩ vãng, nhớ một
quê hương thu nhỏ trong lòng người viễn xứ và đọng lại nơi trái tim
người cô phụ. Những hình ảnh rất xa xưa, bóng dáng người chiến sĩ Việt
Nam Cộng Hòa một thời của ngày nào, mãnh liệt trở về. Đợi thời bình mới
nhớ bóng hình Người Lính!? Nỗi nhớ muộn màng! Những người lính thật đã
tản hàng, nhưng lại rất thật, sống lại hiên ngang qua hình ảnh, khắp nơi
nơi, hiện diện qua những DVD, được mô tả trong các tác phẩm bằng chính
ngòi bút của
các cựu quân nhân. Tất cả đã dẫn dắt người xem, người đọc tìm về. Các
tác giả cự chiến chí đến những ngòi bút non đã viết rất thật, khơi lại
nỗi nhớ, kéo trào tuôn dòng nước mắt, chạm mãnh liệt vào, khiến con tim
cằn cỗi, lại bùng lên rung động tiếc thương.
Những
rung động muộn màng, khi nhìn thấy những hình ảnh quá bi thương của
những chàng trai trẻ bị lịch sử cướp mất tuổi xuân và vạn ngàn Người
Lính bị bức tử tản hàng trong ô danh. Trong lớp lớp Người bị ô danh tản
hàng của ngày xa xưa đó, giờ đây một số chịu đớn đau thêm cảnh nhà tan
sau
lần mất nước. Ai? Bổn phận? Trách nhiệm nào bắt các anh phải chịu như
thế? Những thương cảm dù muộn màng, nhưng người cô phụ mang trái tim
lính, thật hãnh diện vì biết rằng mình có cùng chiến tuyến với những anh
hùng, một thời gìn giữ Hòa Bình cùng Anh linh những Vị không khuất phục
khi đất nước rơi vào tay giặc. Những tấm gương tuẫn tiết đời đời không
phai. Trái tim rung cảm muộn màng đã trễ, nhưng không quá trễ, vẫn thổn
thức bởi lòng hy sinh cao cả nơi Người Lính đồng chủng và phập phồng
trước hình bóng chàng quân nhân, Người Bạn Lính Đồng Minh tham chiến tại
Việt Nam . Người tôi muốn nhắc đến là chàng Lính Biệt Cách David
Fisher, trở về lại Úc Châu, sau Ba Mươi Chín
năm nằm sâu trong rừng núi Việt Nam.
Ngày
Mười Bốn tháng Mười năm Hai Ngàn Lẻ Tám, một số cựu quân nhân Việt Nam,
đến đặt vòng hoa kính dâng thay lời tri ân đến Người Cựu Chiến Binh
David Fisher tại nhà quàn Funeral Magnolia Chapel Macquarie Park.
Anh thuộc một dòng tộc anh hùng, tình nguyện đăng vào đơn vị Biệt Cách
(SASR). Khoác áo đăng trình. Anh đã tự nguyện làm nghĩa vụ người trai
tại một quê hương xa lạ, khi tuổi đời còn khá trẻ. Đến Việt Nam chiến
đấu và Anh âm thầm đơn độc nằm lạnh lẽo lại quê tôi. Tôi không biết,
chẳng quen, nhưng hình ảnh Anh
trên trang báo, khiến tôi bàng hoàng, nước mắt lưng tròng, một cơn lạnh
không biết từ đâu kéo dài đến sống lưng và tiếng nghẹn ngào bật khóc…
Phải, tôi đã khóc. Khóc cho dòng máu anh đổ xuống để ruộng đồng tôi
xanh, nuôi dân tôi sống còn. Ngày anh đi có đầy đủ mẹ cha đưa tiễn, nay
trở về, chỉ còn mẹ ra đón áo quan. Ba Mươi Chín năm, một phút mặc niệm
chiêu hồn tử sĩ đưa anh an nghỉ đời đời.
Anh! Đến hôm nay, sau những ngày tháng yên bình trên đất mẹ, Anh còn
nhớ gì về Ba Mươi Chín năm nằm cô đơn nơi đèo heo hút gió quê tôi? Một
nén hương lòng thành kính dâng Anh. Anh đến và nằm xuống, Ba mươi chín
năm dài, một phần máu, thịt xương anh chắc còn hòa sâu cuộn vào lòng đất
quê tôi. Bây giờ Anh đã trở về không trọn vẹn, nhưng trong phần thân
thể không trọn vẹn ấy, chắc hẳn rằng anh mang về một ít đất quê tôi. Anh
về trang trọng trong cờ phủ áo quan, lời kinh cầu nho nhỏ, ba phát súng
tiễn đưa theo nghi lễ là phép nhiệm mầu, đưa tên anh vào tinh cầu sống
mãi dù Anh đã an bình vào cõi thiên thu. Không ai bảo, một tự nguyện
cũng là tâm nguyện của
người cô phụ mang trái tim lính sẽ trọn dâng xương máu mình và các con
cho Úc Châu như một đền đáp. Đền đáp lại cho quê hương Anh, nơi có tình
người, đã mở rộng vòng tay chào đón, cưu mang gia đình chúng tôi trong
mấy mươi năm qua và đền đáp ơn Anh, David Fisher người đã chết cho quê
tôi xanh mầu, cho dân tôi thôi tiếng khóc bi ai.
Nợ tình này, không sức nào trả hết! Rồi đến một ngày nào, chúng tôi sẽ
nằm lại trên quê hương anh, ngày ấy nguyện cùng Hương linh anh hướng về
Việt Nam yêu dấu, nơi Ba Mươi Chín năm , chắc hẳn không còn xa lạ với
anh.
David Fisher
Hỡi người xa lạ trong hoang lạnh
Giữa rừng heo hút biết thương đau?
Đôi mắt Anh
Sáng
Buồn
Sâu
Lay động tim tôi tự buổi đầu
Phép nhiệm mầu đưa Anh trở lại
Thoát đời khốn khổ chết thương vay
Côn trùng rên rỉ mồ hoang lạnh
Lạnh cả khói hương suốt tháng ngày
Nay trở về trong chiếc áo quan
Cờ trang nghiêm phủ bạn song hàng
Tiếng lời nho nhỏ kinh cầu nguyện
Quân nhạc chiêu hồn giấc ngủ yên
Đón, tiễn chân anh có mẹ già
Bên đời thương thiếu bóng hình cha
Những người chiến hữu ngày xưa ấy
Tình cũ đồng minh nợ nước nhà
Gửi cả tuổi xuân lại chiến trường
Anh về mang ít đất quê tôi
Cho tôi sống mãi niềm thương nhớ
Nhờ máu anh nuôi lớn một thời
Nhờ máu anh nuôi lớn một thời
Giọt lệ không lời riêng khóc Anh
Hồn Người Biệt Cách quyện trời xanh
Kim Phượng
Xuân 2011Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014
Mối Hờ - Lãng Quên
Mối Hờ
Không duyên chẳng nợ vì đâu
Vô tình hay đã thắt sâu mối hờ
Mắt xanh chi lắm đục lờ
Tình trong chẳng thấy dật dờ mù sương
Tim ngoan trăn trở còn vương
Hoa đời thôi đã nhạt hương sắc màu
Bóng ai dần khuất Cầu Lầu
Trời ơi kẻ ở nhặt sầu đánh rơi
Giấc mơ vàng đá chưa vơi
Phòng không lạnh ngắt rõ nơi điêu tàn
Thời gian lặng lẽ nhịp nhàng
Hồn đây lá chết trút vàng hiên thu
Cô đơn trở giấc thâm u
Não nùng ai oán điệu ru chẳng rời
Niềm đau chôn giấu một đời
Chiêm bao thảng thốt vang trời tiếng la
Xa nhau mình đã mấy xa
Mong tin cánh én lượn qua chốn này
Tương tư chất ngất tình đầy
Trời cao ông hỡi chỉ đày thân tôi
Bao giờ sao sớm đổi ngôi
Nụ hôn kỳ tích trên môi lạ lùng
Cho xin một chút ngại ngùng
Nói lên thầm kín trĩu chùng con tim
Kim Phượng
***
Lãng Quên
(Từ Mối Hờ của Kim Phượng Úc Châu)
Cải trời vàng rực đường đi
Bước chân nhẹ hẫng thầm thì lối quen
Chìa vôi ngồi đứng không yên
Trách ai lỗi hẹn nỡ quên đường về
Mưa phùn rơi nhẹ bốn bề
Đêm mù sương tỏa tỉ tê đắng lòng
Nhìn sang bến đợi bên sông
Chờ ai mòn mỏi bóng hồng còn xa
Đâu đây vang tiếng lời ca
“Bậu đi phận bậu để ta một mình"
Thương cây trúc mọc bên đình
Tháng ngày đơn lẻ chung tình với ai ?
Thôi đành vàng đá nhạt phai
Nửa đêm trở giấc thở dài nhớ em
Lặng thầm ngõ vắng mông mênh
Dư hương người cũ còn bên… lối nầy
Dương Hồng Thủy
(12/10/2014)
Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014
Sợi Nhớ - Mối Hờ
Xướng: Sợi Nhớ
Em mang sợi nhớ về đâu
Nơi này còn những đêm sâu hững hờ
Đời như bóng tối lặng lờ
Tình mờ nhân ẩn dật dờ khói sương
Em đi bỏ lại tơ vương
Tình buồn nửa đoạn sắc hương phai mầu
Trăng non chưa gác mái lầu
Tình non tan lúc giọt sầu vừa rơi
Em đi sợi nhớ chơi vơi
Hồn nghe hụt hẫng chìm nơi hoang tàn
Con tim lịm chết nhẹ nhàng
Nhẹ như một chiếc lá vàng chiều thu
Nắng rơi vào chốn âm u
Lá buồn nghe tiếng gió ru rã rời
Hoàng hôn bao phủ dòng đời
Lá nằm lặng lẽ giữa trời bao la
Em mang sợi nhớ đi xa
Sợi buồn hiu hắt trôi qua nơi này
Tình ta chưa thể đong đầy
Em ơi sao nỡ đọa dầy tình tôi
Em đi sợi nhớ lên ngôi
Nhưng lòng lưu luyến bờ môi lạnh lùng
Trái tim không biết ngượng ngùng
Chập chờn hình bóng chập chùng trong tim
Đỗ Hữu Tài ( Sept. 27- 2014)
***
Họa thơ Sợi Nhớ của Đỗ Hữu Tài:
Mối Hờ
Không duyên chẳng nợ vì đâu
Vô tình hay đã thắt sâu mối hờ
Mắt xanh chi lắm đục lờ
Tình trong chẳng thấy dật dờ mù sương
Tim ngoan trăn trở còn vương
Hoa đời thôi đã nhạt hương sắc màu
Bóng ai dần khuất Cầu Lầu
Trời ơi kẻ ở nhặt sầu đánh rơi
Giấc mơ vàng đá chưa vơi
Phòng không lạnh ngắt rõ nơi điêu tàn
Thời gian lặng lẽ nhịp nhàng
Hồn đây lá chết trút vàng hiên thu
Cô đơn trở giấc thâm u
Não nùng ai oán điệu ru chẳng rời
Niềm đau chôn giấu một đời
Chiêm bao thản thốt vang trời tiếng la
Xa nhau mình đã mấy xa
Mong tin cánh én lượn qua chốn này
Tương tư chất ngất tình đầy
Trời cao ông hỡi chỉ đày thân tôi
Bao giờ sao sớm đổi ngôi
Nụ hôn kỳ tích trên môi lạ lùng
Cho xin một chút ngại ngùng
Nói lên thầm kín trĩu chùng con tim
Kim Phượng
Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014
Sầu Đông
Cái
lạnh nào bằng lạnh đầu đông
Ô không! Sao thấm cơn lạnh lòng
Mỗi bước chân xa dài đơn độc
Người đi để lại chiếc phòng không
Lòng trống đêm nay thiếu trăng thanh
Gió sang trút lá vội xa cành
Hàng cây ẩn khuất màng sương mỏng
Mưa bên chồng tuổi chớm xuân xanh
Những ngày cuối đông mưa rơi hoài
Năm canh trường gối lẻ chia phai
Mỗi bước chân xa dài đơn độc
Chờ người một kiếp mộng thoát thai
Kim Phượng
Ô không! Sao thấm cơn lạnh lòng
Mỗi bước chân xa dài đơn độc
Người đi để lại chiếc phòng không
Lòng trống đêm nay thiếu trăng thanh
Gió sang trút lá vội xa cành
Hàng cây ẩn khuất màng sương mỏng
Mưa bên chồng tuổi chớm xuân xanh
Những ngày cuối đông mưa rơi hoài
Năm canh trường gối lẻ chia phai
Mỗi bước chân xa dài đơn độc
Chờ người một kiếp mộng thoát thai
Kim Phượng
Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014
Thứ Ba Học Trò
(Một nén hương lòng kính dâng đến thầy Ngô Quang Vỹ.)
“ Nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò”. Đây là một câu mọi người thường hay nói, cũng là câu mà học sinh luôn phải nghe. Vì nghe mãi nên học sinh thích thực hành, áp dụng để chứng minh ca dao, tục ngữ Việt Nam không sai… là vậy!
Các bậc thầy cô chẳng được học trò “Để mắt” đến là đồng nghĩa với không đủ sức thu hút, là ví như anh hùng hào kiệt đi trên đường bằng phẳng. Có hơn được ai!
Học sinh mà không một lần phá phách, khác nào như bánh đúc có xương. Học sinh ngoan với thầy cô thì bạn bè bảo cù lần, bằng ngược lại, bị trù ếm lên xuống thì được tiếng dân chơi. Bởi thế, bọn học sinh có sự phân vân chọn lựa: “Cù lần” hoặc“ Chịu chơi”. Rõ khổ!
Phá thì cũng 5,7 đường phá. Muốn trội hơn người, học sinh phá ồn ào, phá sôi nổi, phá quậy đình quậy đám, phá bạo động, phá tới bến…Cần giữ tiếng ngoan, các cô cậu phá có bài bản, có bè kết, phá âm thầm, phá lặng lẽ, phá không để lại vết tích hay còn gọi là “nghịch ngầm”. Bởi nữ sinh nghịch ngầm nên đôi lúc cũng oan ơi ông địa cho bọn nam sinh. Một vấn đề được đưa lên giám thị, thì y như rằng: “Nữa cũng mấy thằng mắc dịch đó nữa”. Ngờ đâu con gái! Con gái có tiếng ngoan, nhưng ai biết được “Đừng nghe những gì con gái nói…con gái nói có là không…nói không là có…”. Bọn con trai trêu là “Lùn mã tử”, dù chẳng hiểu ý nghĩa của lùn mã tử là gì, con gái vẫn nhanh nhẩu trả lời: “ Lùn khỏi mắc công luồn cúi”. Con gái tuy nói thế, nhưng lúc nào cũng tìm thầy cô nào thấp nhất trường để so sánh, bằng cách đứa này vờ hỏi bài, đứa kia so cao thấp. Tuổi trẻ dại khờ là vậy, cứ nghĩ thầy cô là phải luôn cao hơn mình.
Nhắc đến nhân dáng, không thể không nói đến thầy dạy Văn, người không bảnh trai, nhưng có khoa ăn nói, nhất là lúc kể chuyện. Bọn học sinh nghi ngờ tài của thầy, nên có lần chúng tôi cố tình gây bận rộn để đứa khác nhanh tay cuỗm quyển Luận văn mẫu của thầy. Sau hai ba tuần, thầy vẫn thao thao bất tuyệt, bọn tôi chọn "người hiền nhất lớp" mang sách trả lại với tiếng lời là cất giùm vì thầy bỏ quên. Thầy vừa nhận sách vừa rối rít cám ơn. Đến giờ khảo bài, "người hiền nhất" ấy được vinh dự gọi lên. Cũng như lệ thường, bọn học sinh ngồi bàn đầu có nhiệm vụ phải nhắc nhở bằng cách hạ thấp cuốn tập, cho "người hiền nhất" ấy có thể nhìn bài mà đọc. Có lẽ vì cô thấy không rõ nên như đĩa hát hư, cô cứ lặp đi lặp lại…
- Một bầu…một bầu…
Một chuyện đảo lộn đất trời, lần này chính thầy là người nhắc bài cho cô. Thầy nhắc rằng: “Một bầu tâm sự vui thầm ai hay.” Cô ngây thơ lặp lại, cả lớp như ong vỡ tổ, vì thật ra là “Một bầu trời đất vui thầm ai hay”.
Một hôm khác khi thầy vừa vào lớp, nhao nhao có tiếng la:
- Hôm nay tụi em hổng học giờ thầy đâu á.
- Tại sao? Thầy hỏi.
- Mọi hôm thầy rẽ tóc bên trái, sao hôm nay thầy rẽ bên phải. Thầy không chải lại, tụi em nhất định không học…nhất định.
- Ô hay, tóc của thầy, thầy muốn chải sao thì chải!
Lúc ấy, chị trưởng lớp lôi từ cặp ra từ một chiếc lược và đưa cho thầy.
Thầy nhìn bọn học trò mỉm cười, đón chiếc lược và bước ra khỏi lớp…Khi thầy trở lại, đứa nào cũng hả hê ra tuồng chiến thắng. Hôm ấy, chúng tôi không những không có lý do để “ Nhất định không học” mà là buổi học hăng say nhất của bọn…thứ ba học trò.
Đã trên ba mươi năm, tôi còn nhớ mãi nụ cười của thầy ngày hôm đó. Giờ đây tôi rất chắc chắn, không phải kiến thức cao hay tài ăn nói lưu loát của thầy đã chinh phục chúng tôi, mà chính sự tự thầy đặt mình vào vị trí học sinh, cùng đi những bước đồng hành để dìu dắt chúng tôi.
Sự phá phách còn tùy thuộc vào mỗi bộ môn và học lực của chúng tôi.Những bộ môn khó nuốt thì khác, như trường hợp cô bạn tôi, mắt nhắm, chắp tay, rất thành kính, van vái cho thầy dạy Pháp văn bệnh, không đến lớp, cô sẽ cúng Ông Địa nải chuối. Chúng tôi mặt tái xanh, im thinh thít vì thầy đang hiện diện mà cô nào biết.
- Sao, mong thầy bị bịnh gì?
Đời học sinh có những niềm vui “làm sao nói hết”, được nghỉ hè trong thời gian dài, nhưng buồn vì xa thầy cô, vắng bạn.Tết là cơ hội tốt cho chúng tôi vòi vĩnh, làm eo làm sách, nhất là giữa những giờ chuyển môn học.. Thầy dạy Toán vừa đến, thầy dạy Văn chưa kịp dời chân, một giọng nói nhão nhẹt :
- Thầy…năm cũ sắp qua, năm mới sẽ đến, lì xì cho tụi em một bài hát đi th…ầy…
Thường ngày thầy rất nghiêm , hôm nay ngoại lệ, thầy với tay lấy chiếc nón lá treo trên tường đoạn quay sang thầy dạy Văn:
- Anh đàn giùm tôi đi.
Thầy dạy Văn vờ đưa tay, lên dây nắn phím: “ Từng …tửng…tưng…”.Thầy dạy Toán lật ngược chiếc nón lá và cất giọng:
- Bà con cô bác làm ơn, cho tôi xin bát gạo đồng tiền.
Hồi ức đang ào ạt trở về, giọng hát năm nào còn vang vang. Đây là hành trang vào đời, tôi đã mang theo trong những năm còn làm việc nơi quê nhà.
Trong bất kỳ những trường hợp phá phách , lúc nào học sinh cũng bị “lép vế”, nên tâm đắc nhất là cố tìm cái tẩy của thầy cô mình để lật. Ở Vĩnh long lúc “trời chiều đã ngả về Tây”, là thời gian xe hủ tiếu xuất hiện, được đẩy khắp nẻo đường với lối mời hàng hấp dẫn là tiếng gỏ cốc…cốc của hai thanh gỗ đánh vào nhau. Đường Văn Thánh nay được đổi tên thành Trần Phú, là lộ trình chót của xe hủ tiếu, đây là thời gian lý tưởng cho “vạc ăn đêm”.
Không gì bằng sau những giờ học mệt nhọc, học sinh có được một tô hủ tiếu nóng. Tuyệt! Thật ra bọn học sinh xa gia đình, chỉ được nghe tiếng cốc…cốc…, làm gì có đủ tiền để ăn.
- Ý, tiếng ai nghe quen quen, giống tiếng của…
Thế là đèn tắt cái phụp, chị em tôi cùng hướng mắt ra cửa sổ và quan sát tình hình…Một trong ba người cất giọng:
- Xí quách bà nấu ngon, nhưng ăn dơ tay quá!
Chúng tôi âm thầm theo dõi, tiếng muỗng đủa chạm nhau, tiếng cười nói xôn xao. “Độ chập bã trầu”, tiếng Honda nổ máy và cuốn hút trong màng đêm. Tội cho thân tôi, tối hôm ấy phải thức gạo bài đến khuya vì một mục đích. Sáng hôm sau, đến giờ Toán, xoay người qua cô bạn ngồi bên cạnh, người đã được tôi kể chi li chuyện đêm qua và tôi vờ nói:
- Xí quách ăn ngon mà dơ tay quá!
Thầy ngạc nhiên trố mắt
- Ủa, nhà của em ở đó hả?
- Dạ thầy nói chi em không hiểu.
Để cho tôi hiểu…thầy gọi lên khảo bài, hôm ấy tôi bước lên bảng với đầy tự tin, bài toán được tôi chứng minh rõ ràng, ngắn gọn. Đạt được điểm cao, tôi rời khỏi bục. Thầy có biết đâu, vì muốn phá thầy và giữ tiếng ngoan, nên đêm rồi tôi học đến bở hơi tai. Lên lớp cao, đa số các môn học do thầy phụ trách, ngoại trừ cô Dung và cô Sâm. May mắn, tôi “gặp” lại cô Dung qua đĩa DVD, bụi thời gian chưa đủ tàn phai, nên tôi nhận ra cô Dung ngay. Hôm nay tôi không ngại bật mí, xem như kỷ niệm một thời tôi gửi đến cô vậy. Năm cô dạy là năm thi theo kiểu A, B, C khoanh, nên bài kiểm của lớp này được trao đổi với lớp khác và chúng tôi tự bắt lỗi cho nhau. Bọn con gái làm bài dù sai thế nào cũng được các nam sinh lịch sự sửa lại, nên đa số được nhiều điểm. Như đã bảo, con gái nghịch ngầm, nên bài làm của nam sinh dù làm đúng, bọn con gái khoanh lại cho sai. Đã vậy, con gái còn nấu chè đổi tên các chàng. Anh chàng tên Vương thì đổi thành “Dương Văn Dê”; “Trần Hữu Lộc” đổi là “ Trần Hủ Lọt”. Nam sinh khiếu nại ơi ới, cô Dung quay chúng tôi tơi bời. Đánh chết chứ nết không chừa, nên sau hai lần trao đổi để sửa bài, chương trình “tạp lục Tùng Lâm” đó chấm dứt. Đúng là con gái! Rượu mừng không uống, thích uống rượu phạt. Điểm cao không muốn mà muốn…tức ơi là tức, nhưng muộn mất rồi.
Một người nào đã nói, đời người như dòng sông và cuối cùng cũng đi vào định luật của tạo hóa…trong số thầy cô còn đây, người miên viễn ra đi. Người tôi muốn nhắc đến là thầy Ngô Quang Vỹ. Đây là vị giáo sư được học sinh “để mắt” nhiều nhất. Ngoài giờ học ở trường, thầy còn tổ chức khóa học thêm tại trường Long Hồ. Trong những giờ học thêm, tôi ngại hỏi thầy trước đám đông vì sợ quê và bị chê dốt nên khi không hiểu bài tôi nhờ thầy giảng lại trong giờ ra chơi. Một lần thầy hỏi tôi:
- Nhà mầy ở đâu mà đi học tối?
- Dạ nhà em ở…
Tôi như được dịp vẽ rồng vẽ rắn thêm chân , để cuối cùng căn nhà của tôi được mô tả là nhà người yêu mà sau này là phu nhân của thầy.
- Mầy là con quỷ, tao sẽ mét anh mầy.
Vì anh tôi cũng là học trò của thầy, nên cô bạn đứng cạnh tôi bênh vực ngay:
- Thôi ông ơi! Ông nói không lại rồi đòi méc.
Thầy vẫn không tha khi nhìn tôi có chiếc răng khểnh.
- Mầy là ma cà rồng có nanh.
Bạn tôi cũng chẳng vừa:
- Nó có một còn ông tới hai cái lận.
Có lẽ câu nói “có tài có tật” đúng với thầy. Đa số học sinh, dù thầy đã xưng hô mầy tao, nhưng lại thích học giờ của thầy, vì áp dụng phương pháp của thầy thì tuyệt chiêu khi giải toán. Đến năm 1975, một sự thay đổi lớn, thầy bị sa thải, nhưng rồi được lưu dụng trở lại. Thầy bị trễ khóa học Chính trị đã tổ chức ở trường Tống Phước Hiệp, nên được gửi đến học tại trường Kỹ Thuật. Nhờ thế mà thầy trò chúng tôi có cơ may hội ngộ. Một sự may mắn khác, hình như ai cũng tỏ ra xa lạ với thầy, nên giờ giải lao, thầy và tôi ngồi riêng, có dịp nhắc chuyện xưa. Tôi nhắc lại việc các nam sinh cột vào xe thầy chiếc lon rỗng và khi lon được kéo lê trên mặt đường như cái đuôi, để mọi người biết chắc là xe của ông “Vỹ”. Thầy cười và vẫn chưa quên tiếng “con quỷ” để mắng tôi.
- Thầy ngon há, thời trước thầy đi xe hơi, thời này thầy đi Honda.
- Tao chưa cán mầy là may!
Thầy vẫn xưng hô mầy tao, dù bấy giờ tôi đã là một thiếu nữ và còn là đồng nghiệp của thầy nữa.
Như thành phần quân nhân, các giáo chức chúng tôi được gửi sang Cần Thơ tu nghiệp về chính trị và khả năng chuyên môn. Thầy được bầu làm tổ trưởng, nhưng mọi người thích gọi thầy là “tổ chảng”. Đến giờ văn nghệ, mỗi nhóm đề nghị một người hát giúp vui. Tôi hét to: “tổ chảng…tổ chảng…”, thầy quay sang tôi, hạ thấp giọng:
- Mầy là tổ viên phản động.
Những trận cười nắc nẻ như thế, dường mới hôm qua. Giờ này thầy miên viễn nơi nào?
Tôi theo chân thầy trong những ngày còn là sinh viên, là giáo sư Đệ nhị cấp về bộ môn Toán với đôi ba giờ dạy Vạn Vật tại trường Tư thục Nguyễn Trường Tộ. Với tuổi đời còn khá trẻ, các học sinh chỉ kém tôi có một hoặc hai tuổi, nhưng chúng cao hơn tôi cả cái đầu và dĩ nhiên, tôi không tránh khỏi sự phá phách của học sinh trong việc so cao thấp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của thời áo trắng, cùng sự bao dung của các thầy cô ngày trước, đã giúp tôi đón nhận sự phá phách của học sinh là một trò chơi vô thưởng vô phạt, giúp tôi cảm nhận được rằng, dạy học không là một nghề bạc bẽo, càng không phải là nghề bán cháo phổi mà là một thiên chức, là viên gạch lót đường cho học sinh vươn lên. Với kinh nghiệm của bản thân tôi trong thời học sinh, xin thầy cô hãy hiểu cho rằng, sự phá phách của học sinh không chủ tâm gây tổn thương cho thầy cô mà là một mong ước được thầy cô chú ý, học sinh cần được yêu thương. Trong lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới này, đa số học sinh “học không phải vì tương lai cho mình, không phải để làm vui lòng cha mẹ”, mà chính vì thương mến thầy cô mà học, vì không muốn phụ lòng người dìu dắt mình.
Thật ra tôi còn rất nhiều…nhiều…những câu chuyện về…THỨ BA HỌC TRÒ, tuy nhiên chừng ấy kỷ niệm một thời với thầy cô kể trên đã giúp tôi hoàn thành bài viết này.
Đối với thầy Vỹ, dưới nhãn quan của riêng tôi, thầy là người khả kính, đã truyền đạt cho tôi một cảm nhận quý báu về sự đam mê môn toán. Dù 27 năm không gặp lại thầy, khi nghe được hung tin thì quá muộn màng, nước mắt tôi vẫn âm thầm rơi. Nếu thầy biết rằng cô học sinh phá phách năm nào vẫn tâm niệm Nhất Tự Vi Sư- Bán Tự Vi Sư, vẫn còn áp dụng môn học của thầy trong đời sống. Đó là, những ngày cuối Học Kỳ, những giờ hẹn gặp các vị thầy cô để họ tường trình về học vấn của con tôi. Thay vì đi trên đường tráng nhựa để đến văn phòng, tôi vẫn thích băng ngang ngõ tắt trên lối sân cỏ và…
Thầy ơi! Em vẫn nhớ bài dạy của thầy:
“Đường thẳng là đường ngắn nhất”
Kim Phượng
Úc Châu 2005
Các bậc thầy cô chẳng được học trò “Để mắt” đến là đồng nghĩa với không đủ sức thu hút, là ví như anh hùng hào kiệt đi trên đường bằng phẳng. Có hơn được ai!
Học sinh mà không một lần phá phách, khác nào như bánh đúc có xương. Học sinh ngoan với thầy cô thì bạn bè bảo cù lần, bằng ngược lại, bị trù ếm lên xuống thì được tiếng dân chơi. Bởi thế, bọn học sinh có sự phân vân chọn lựa: “Cù lần” hoặc“ Chịu chơi”. Rõ khổ!
Phá thì cũng 5,7 đường phá. Muốn trội hơn người, học sinh phá ồn ào, phá sôi nổi, phá quậy đình quậy đám, phá bạo động, phá tới bến…Cần giữ tiếng ngoan, các cô cậu phá có bài bản, có bè kết, phá âm thầm, phá lặng lẽ, phá không để lại vết tích hay còn gọi là “nghịch ngầm”. Bởi nữ sinh nghịch ngầm nên đôi lúc cũng oan ơi ông địa cho bọn nam sinh. Một vấn đề được đưa lên giám thị, thì y như rằng: “Nữa cũng mấy thằng mắc dịch đó nữa”. Ngờ đâu con gái! Con gái có tiếng ngoan, nhưng ai biết được “Đừng nghe những gì con gái nói…con gái nói có là không…nói không là có…”. Bọn con trai trêu là “Lùn mã tử”, dù chẳng hiểu ý nghĩa của lùn mã tử là gì, con gái vẫn nhanh nhẩu trả lời: “ Lùn khỏi mắc công luồn cúi”. Con gái tuy nói thế, nhưng lúc nào cũng tìm thầy cô nào thấp nhất trường để so sánh, bằng cách đứa này vờ hỏi bài, đứa kia so cao thấp. Tuổi trẻ dại khờ là vậy, cứ nghĩ thầy cô là phải luôn cao hơn mình.
Nhắc đến nhân dáng, không thể không nói đến thầy dạy Văn, người không bảnh trai, nhưng có khoa ăn nói, nhất là lúc kể chuyện. Bọn học sinh nghi ngờ tài của thầy, nên có lần chúng tôi cố tình gây bận rộn để đứa khác nhanh tay cuỗm quyển Luận văn mẫu của thầy. Sau hai ba tuần, thầy vẫn thao thao bất tuyệt, bọn tôi chọn "người hiền nhất lớp" mang sách trả lại với tiếng lời là cất giùm vì thầy bỏ quên. Thầy vừa nhận sách vừa rối rít cám ơn. Đến giờ khảo bài, "người hiền nhất" ấy được vinh dự gọi lên. Cũng như lệ thường, bọn học sinh ngồi bàn đầu có nhiệm vụ phải nhắc nhở bằng cách hạ thấp cuốn tập, cho "người hiền nhất" ấy có thể nhìn bài mà đọc. Có lẽ vì cô thấy không rõ nên như đĩa hát hư, cô cứ lặp đi lặp lại…
- Một bầu…một bầu…
Một chuyện đảo lộn đất trời, lần này chính thầy là người nhắc bài cho cô. Thầy nhắc rằng: “Một bầu tâm sự vui thầm ai hay.” Cô ngây thơ lặp lại, cả lớp như ong vỡ tổ, vì thật ra là “Một bầu trời đất vui thầm ai hay”.
Một hôm khác khi thầy vừa vào lớp, nhao nhao có tiếng la:
- Hôm nay tụi em hổng học giờ thầy đâu á.
- Tại sao? Thầy hỏi.
- Mọi hôm thầy rẽ tóc bên trái, sao hôm nay thầy rẽ bên phải. Thầy không chải lại, tụi em nhất định không học…nhất định.
- Ô hay, tóc của thầy, thầy muốn chải sao thì chải!
Lúc ấy, chị trưởng lớp lôi từ cặp ra từ một chiếc lược và đưa cho thầy.
Thầy nhìn bọn học trò mỉm cười, đón chiếc lược và bước ra khỏi lớp…Khi thầy trở lại, đứa nào cũng hả hê ra tuồng chiến thắng. Hôm ấy, chúng tôi không những không có lý do để “ Nhất định không học” mà là buổi học hăng say nhất của bọn…thứ ba học trò.
Đã trên ba mươi năm, tôi còn nhớ mãi nụ cười của thầy ngày hôm đó. Giờ đây tôi rất chắc chắn, không phải kiến thức cao hay tài ăn nói lưu loát của thầy đã chinh phục chúng tôi, mà chính sự tự thầy đặt mình vào vị trí học sinh, cùng đi những bước đồng hành để dìu dắt chúng tôi.
Sự phá phách còn tùy thuộc vào mỗi bộ môn và học lực của chúng tôi.Những bộ môn khó nuốt thì khác, như trường hợp cô bạn tôi, mắt nhắm, chắp tay, rất thành kính, van vái cho thầy dạy Pháp văn bệnh, không đến lớp, cô sẽ cúng Ông Địa nải chuối. Chúng tôi mặt tái xanh, im thinh thít vì thầy đang hiện diện mà cô nào biết.
- Sao, mong thầy bị bịnh gì?
Đời học sinh có những niềm vui “làm sao nói hết”, được nghỉ hè trong thời gian dài, nhưng buồn vì xa thầy cô, vắng bạn.Tết là cơ hội tốt cho chúng tôi vòi vĩnh, làm eo làm sách, nhất là giữa những giờ chuyển môn học.. Thầy dạy Toán vừa đến, thầy dạy Văn chưa kịp dời chân, một giọng nói nhão nhẹt :
- Thầy…năm cũ sắp qua, năm mới sẽ đến, lì xì cho tụi em một bài hát đi th…ầy…
Thường ngày thầy rất nghiêm , hôm nay ngoại lệ, thầy với tay lấy chiếc nón lá treo trên tường đoạn quay sang thầy dạy Văn:
- Anh đàn giùm tôi đi.
Thầy dạy Văn vờ đưa tay, lên dây nắn phím: “ Từng …tửng…tưng…”.Thầy dạy Toán lật ngược chiếc nón lá và cất giọng:
- Bà con cô bác làm ơn, cho tôi xin bát gạo đồng tiền.
Hồi ức đang ào ạt trở về, giọng hát năm nào còn vang vang. Đây là hành trang vào đời, tôi đã mang theo trong những năm còn làm việc nơi quê nhà.
Trong bất kỳ những trường hợp phá phách , lúc nào học sinh cũng bị “lép vế”, nên tâm đắc nhất là cố tìm cái tẩy của thầy cô mình để lật. Ở Vĩnh long lúc “trời chiều đã ngả về Tây”, là thời gian xe hủ tiếu xuất hiện, được đẩy khắp nẻo đường với lối mời hàng hấp dẫn là tiếng gỏ cốc…cốc của hai thanh gỗ đánh vào nhau. Đường Văn Thánh nay được đổi tên thành Trần Phú, là lộ trình chót của xe hủ tiếu, đây là thời gian lý tưởng cho “vạc ăn đêm”.
Không gì bằng sau những giờ học mệt nhọc, học sinh có được một tô hủ tiếu nóng. Tuyệt! Thật ra bọn học sinh xa gia đình, chỉ được nghe tiếng cốc…cốc…, làm gì có đủ tiền để ăn.
- Ý, tiếng ai nghe quen quen, giống tiếng của…
Thế là đèn tắt cái phụp, chị em tôi cùng hướng mắt ra cửa sổ và quan sát tình hình…Một trong ba người cất giọng:
- Xí quách bà nấu ngon, nhưng ăn dơ tay quá!
Chúng tôi âm thầm theo dõi, tiếng muỗng đủa chạm nhau, tiếng cười nói xôn xao. “Độ chập bã trầu”, tiếng Honda nổ máy và cuốn hút trong màng đêm. Tội cho thân tôi, tối hôm ấy phải thức gạo bài đến khuya vì một mục đích. Sáng hôm sau, đến giờ Toán, xoay người qua cô bạn ngồi bên cạnh, người đã được tôi kể chi li chuyện đêm qua và tôi vờ nói:
- Xí quách ăn ngon mà dơ tay quá!
Thầy ngạc nhiên trố mắt
- Ủa, nhà của em ở đó hả?
- Dạ thầy nói chi em không hiểu.
Để cho tôi hiểu…thầy gọi lên khảo bài, hôm ấy tôi bước lên bảng với đầy tự tin, bài toán được tôi chứng minh rõ ràng, ngắn gọn. Đạt được điểm cao, tôi rời khỏi bục. Thầy có biết đâu, vì muốn phá thầy và giữ tiếng ngoan, nên đêm rồi tôi học đến bở hơi tai. Lên lớp cao, đa số các môn học do thầy phụ trách, ngoại trừ cô Dung và cô Sâm. May mắn, tôi “gặp” lại cô Dung qua đĩa DVD, bụi thời gian chưa đủ tàn phai, nên tôi nhận ra cô Dung ngay. Hôm nay tôi không ngại bật mí, xem như kỷ niệm một thời tôi gửi đến cô vậy. Năm cô dạy là năm thi theo kiểu A, B, C khoanh, nên bài kiểm của lớp này được trao đổi với lớp khác và chúng tôi tự bắt lỗi cho nhau. Bọn con gái làm bài dù sai thế nào cũng được các nam sinh lịch sự sửa lại, nên đa số được nhiều điểm. Như đã bảo, con gái nghịch ngầm, nên bài làm của nam sinh dù làm đúng, bọn con gái khoanh lại cho sai. Đã vậy, con gái còn nấu chè đổi tên các chàng. Anh chàng tên Vương thì đổi thành “Dương Văn Dê”; “Trần Hữu Lộc” đổi là “ Trần Hủ Lọt”. Nam sinh khiếu nại ơi ới, cô Dung quay chúng tôi tơi bời. Đánh chết chứ nết không chừa, nên sau hai lần trao đổi để sửa bài, chương trình “tạp lục Tùng Lâm” đó chấm dứt. Đúng là con gái! Rượu mừng không uống, thích uống rượu phạt. Điểm cao không muốn mà muốn…tức ơi là tức, nhưng muộn mất rồi.
Một người nào đã nói, đời người như dòng sông và cuối cùng cũng đi vào định luật của tạo hóa…trong số thầy cô còn đây, người miên viễn ra đi. Người tôi muốn nhắc đến là thầy Ngô Quang Vỹ. Đây là vị giáo sư được học sinh “để mắt” nhiều nhất. Ngoài giờ học ở trường, thầy còn tổ chức khóa học thêm tại trường Long Hồ. Trong những giờ học thêm, tôi ngại hỏi thầy trước đám đông vì sợ quê và bị chê dốt nên khi không hiểu bài tôi nhờ thầy giảng lại trong giờ ra chơi. Một lần thầy hỏi tôi:
- Nhà mầy ở đâu mà đi học tối?
- Dạ nhà em ở…
Tôi như được dịp vẽ rồng vẽ rắn thêm chân , để cuối cùng căn nhà của tôi được mô tả là nhà người yêu mà sau này là phu nhân của thầy.
- Mầy là con quỷ, tao sẽ mét anh mầy.
Vì anh tôi cũng là học trò của thầy, nên cô bạn đứng cạnh tôi bênh vực ngay:
- Thôi ông ơi! Ông nói không lại rồi đòi méc.
Thầy vẫn không tha khi nhìn tôi có chiếc răng khểnh.
- Mầy là ma cà rồng có nanh.
Bạn tôi cũng chẳng vừa:
- Nó có một còn ông tới hai cái lận.
Có lẽ câu nói “có tài có tật” đúng với thầy. Đa số học sinh, dù thầy đã xưng hô mầy tao, nhưng lại thích học giờ của thầy, vì áp dụng phương pháp của thầy thì tuyệt chiêu khi giải toán. Đến năm 1975, một sự thay đổi lớn, thầy bị sa thải, nhưng rồi được lưu dụng trở lại. Thầy bị trễ khóa học Chính trị đã tổ chức ở trường Tống Phước Hiệp, nên được gửi đến học tại trường Kỹ Thuật. Nhờ thế mà thầy trò chúng tôi có cơ may hội ngộ. Một sự may mắn khác, hình như ai cũng tỏ ra xa lạ với thầy, nên giờ giải lao, thầy và tôi ngồi riêng, có dịp nhắc chuyện xưa. Tôi nhắc lại việc các nam sinh cột vào xe thầy chiếc lon rỗng và khi lon được kéo lê trên mặt đường như cái đuôi, để mọi người biết chắc là xe của ông “Vỹ”. Thầy cười và vẫn chưa quên tiếng “con quỷ” để mắng tôi.
- Thầy ngon há, thời trước thầy đi xe hơi, thời này thầy đi Honda.
- Tao chưa cán mầy là may!
Thầy vẫn xưng hô mầy tao, dù bấy giờ tôi đã là một thiếu nữ và còn là đồng nghiệp của thầy nữa.
Như thành phần quân nhân, các giáo chức chúng tôi được gửi sang Cần Thơ tu nghiệp về chính trị và khả năng chuyên môn. Thầy được bầu làm tổ trưởng, nhưng mọi người thích gọi thầy là “tổ chảng”. Đến giờ văn nghệ, mỗi nhóm đề nghị một người hát giúp vui. Tôi hét to: “tổ chảng…tổ chảng…”, thầy quay sang tôi, hạ thấp giọng:
- Mầy là tổ viên phản động.
Những trận cười nắc nẻ như thế, dường mới hôm qua. Giờ này thầy miên viễn nơi nào?
Tôi theo chân thầy trong những ngày còn là sinh viên, là giáo sư Đệ nhị cấp về bộ môn Toán với đôi ba giờ dạy Vạn Vật tại trường Tư thục Nguyễn Trường Tộ. Với tuổi đời còn khá trẻ, các học sinh chỉ kém tôi có một hoặc hai tuổi, nhưng chúng cao hơn tôi cả cái đầu và dĩ nhiên, tôi không tránh khỏi sự phá phách của học sinh trong việc so cao thấp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của thời áo trắng, cùng sự bao dung của các thầy cô ngày trước, đã giúp tôi đón nhận sự phá phách của học sinh là một trò chơi vô thưởng vô phạt, giúp tôi cảm nhận được rằng, dạy học không là một nghề bạc bẽo, càng không phải là nghề bán cháo phổi mà là một thiên chức, là viên gạch lót đường cho học sinh vươn lên. Với kinh nghiệm của bản thân tôi trong thời học sinh, xin thầy cô hãy hiểu cho rằng, sự phá phách của học sinh không chủ tâm gây tổn thương cho thầy cô mà là một mong ước được thầy cô chú ý, học sinh cần được yêu thương. Trong lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới này, đa số học sinh “học không phải vì tương lai cho mình, không phải để làm vui lòng cha mẹ”, mà chính vì thương mến thầy cô mà học, vì không muốn phụ lòng người dìu dắt mình.
Thật ra tôi còn rất nhiều…nhiều…những câu chuyện về…THỨ BA HỌC TRÒ, tuy nhiên chừng ấy kỷ niệm một thời với thầy cô kể trên đã giúp tôi hoàn thành bài viết này.
Đối với thầy Vỹ, dưới nhãn quan của riêng tôi, thầy là người khả kính, đã truyền đạt cho tôi một cảm nhận quý báu về sự đam mê môn toán. Dù 27 năm không gặp lại thầy, khi nghe được hung tin thì quá muộn màng, nước mắt tôi vẫn âm thầm rơi. Nếu thầy biết rằng cô học sinh phá phách năm nào vẫn tâm niệm Nhất Tự Vi Sư- Bán Tự Vi Sư, vẫn còn áp dụng môn học của thầy trong đời sống. Đó là, những ngày cuối Học Kỳ, những giờ hẹn gặp các vị thầy cô để họ tường trình về học vấn của con tôi. Thay vì đi trên đường tráng nhựa để đến văn phòng, tôi vẫn thích băng ngang ngõ tắt trên lối sân cỏ và…
Thầy ơi! Em vẫn nhớ bài dạy của thầy:
“Đường thẳng là đường ngắn nhất”
Kim Phượng
Úc Châu 2005
Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014
Đổi Màu Thời Gian
Nguyễn Thông qua cổng khó về
Liếc đuôi con mắt lê thê nỗi lòng
Hai năm trở lại ngóng trông
Người xưa khoác áo lụa hồng vu quy
Nàng đi để lại xuân thì
Tường xưa rêu phủ chân đi sao đành
Đời lính bạn với rừng xanh
Cây nhành lá thấp xây thành mây cao
Con Đường Tình cũ xôn nao
Tro tàn cơi lại đổi màu thời gian
Kim Phượng
Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014
Tình Yêu Học Trò
Gia Long hướng dốc Cầu Lầu
Cau trầu thì đã dập đầu xin vâng
Vần thơ vương vấn bâng khuâng
Hỏi người xưa ấy có lần gặp nhau
Phải lòng nào ngại tường cao
Mong manh phận mỏng áo sao khỏi đầu
Lời yêu trăn trở canh thâu
Đàng xa bẽn lẽn cuối đầu ngẩn ngơ
Thư ai mang ép vào mơ
Chiêm bao giấc ngủ lời thơ ru tình
Thời gian khép kín lòng mình
Hỡi người xưa ấy trải tình nơi đây
Xây thành lơ lững những mây
Trường xưa còn đó hàng cây vẫn là
Nơi hình bóng cũ thướt tha
Mượn hồn người thả tìm tà áo xưa
Kim Phượng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)