Nhân có anh Bạn nêu ý kiến: Thơ Lục Bát không hề có gieo vần Trắc. Đó chỉ là Lục Bát biến thể mà thôi.
Để trả lời ý kiến trên, cũng như tìm hiểu rõ hơn về thơ Lục Bát, tôi xin bổ sung thêm cho bài viết về Luật thơ Lục Bát và Song Thất Lục Bát của mình trước đây :
Thơ Lục Bát Vần Trắc không phải là Lục Bát Biến Thể, mà là Thơ Lục Bát Chính Thể.
Các nhà Nghiên Cứu đã xác nhận thơ Lục Bát có gieo Vần Trắc. Điển hình là Giáo Sư Dương Quảng Hàm, khi dẫn chứng Thơ Lục Bát Chính Thể, Ông đã lấy một bài Ca Dao gieo Vần Trắc để thí dụ (trang 12 quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu).
1- Thơ Lục Bát
Trước hết, chúng ta phải xác định Thơ Lục Bát là thể thơ gì? Nói cách khác là Định Nghĩa Thơ Lục Bát.
Thể thơ Lục Bát là một dạng Thơ trong Ca dao. Số câu trong bài thơ chỉ có câu 6 chữ và câu 8 chữ nối tiếp nhau. Được gieo vần Bằng hoặc Trắc. Cách gieo Vần của thơ Lục Bát cũng khác hẳn các loại thơ khác, sử dụng cách gieo vần Cuối Câu và Giữa Câu. Các Vần được gieo vào vị trí các chữ thứ 4; thứ 6 và thứ 8 trong câu.( điều này thể hiện rất rõ trong Quyển "Việt Nam Văn Học Sử Yếu" của Dương Quảng Hàm nơi trang: 12-14).
- Gieo vần ở chữ thứ 4 trong câu:
...Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa...
- Gieo Vần Trắc
...Ước gì anh lấy được nàng
Thì anh mua gạch bát tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
2 - Lục Bát Biến Thể:
Là thơ Lục Bát không còn thuần tuý là các câu 6 ; 8, mà có thêm nhiều từ vào thành những câu có số chữ là 7; 9 hoặc nhiều hơn nữa.
...Chắc về đâu đã hẳn hơn đâu
Cầu tre vững nhịp hơn cầu thượng gia.
Bắc thang lên thử hỏi trăng già
Phải rằng phận gái hạt mưa sa giữa trời...
...Thành Hà-nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục-đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh...
3- Thể Thơ Song Thất Lục Bát:
Đây là dạng biến thể từ thơ Lục Bát Vần Trắc.
Dạng này cũng thường nên không nêu thí dụ.
- Song Thất Lục Bát Biến Thể
Không còn giữ nguyên 2 câu 7, một câu 6 và một câu 8
...Sao trời trên sao Hôm sao Mai hai cái
Nhái ngoài ruộng nhái đực nhái cái hai con...
Thơ Lục Bát do giới Bình Dân sáng tạo, chính vì thế nên thể thơ này rất đa dạng và phong phú.
Huỳnh Hữu Đức