Tiêu đề Nhãn
- Biên Khảo
- Câu Đối
- Cổ Thi
- Hình Ảnh Nay
- Hình Ảnh Xưa
- Luận Án Ra Trường
- Lưu Niệm
- Nhạc Ngoại Quốc
- Nhạc Việt
- Sưu Tầm
- Thơ Mùa Đông
- Thơ Ba Má
- Thơ Cảm Tác
- Thơ Diễn Ngâm
- Thơ Mùa Hạ
- Thơ Mùa Lễ
- Thơ Mùa Thu
- Thơ Mùa Xuân
- Thơ Phổ Nhạc
- Thơ Tình
- Thơ Tranh
- Thơ Tranh Nghệ Sĩ
- Thơ Xướng Họa
- Tích Hay
- Trang Bán Công Nguyễn Thông
- Trang Bạn Hữu
- Trang Kỹ Thuật
- Trang Nguyễn Trường Tộ
- Trang Vĩnh Bình
- Văn
- Vũ Hối Thư Họa
- Yoga
Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020
Lắng Sâu
Đêm buồn về nghe bước chân xa lạ
Từng con đường bóng tối ngả màu trăng
Tàn hương hoa lòng trăng già gầy guộc
Trông mong gì khi chẳng thuộc về nhau
Gọi chiêm bao kiếp sau còn có thể
Định mệnh buồn dâu bể mối tình câm
Giấc mộng đầu ngàn năm còn thơ dại
Tình ngàn năm sương khói bạc màu trăng
Dáng trăng rằm mây cao thầm vẩn đục
Ngàn nhớ thương âm giục xé đôi lòng
Đêm lắng sâu tìm sao băng đi lạc
Thắp nguyện cầu lòng tạc níu trăng mơ
Hạnh phúc cho nhau lúc đợi chờ!
Kim Phượng
Gọi Nắng
Gọi nắng về hong ấm bờ vai
Rét ba hôm cơn lạnh kéo dài
Chim trời dõi cánh hoài tin bặt
Dường thắt lòng hờn dỗi đổi thay
Nắng vàng anh đến phai ngày nhớ
Tỏa ấm vờn dáng tợ em ngoan
Đoan trang chân sáo vui lùa bóng
Vọng gót đường ước mộng thênh thang
Mong nắng vàng lắm nghĩ mông lung
Da diết sao đến nỗi lạ lùng
Khung trời nhung nhớ thôi chờ đợi
Mãi chẳng bao giờ gợi bước chung
Đèn thay chiều nắng vàng cùng phố
Chim gọi đàn về tổ từ lâu
Giấc sâu lòng nhủ mộng vương sầu
Trong băng giá tim hầu thú tội
Phố lên đèn! Ôi nhớ gì đâu!
Kim Phượng
Melbourne 28-1-2010
Một Mai
Một mai tôi mất dần trí nhớ
Còn đủ lời...
tình tự trọn bài thơ!?
Niềm yêu khát vọng nỗi mong chờ
Chừ khép lại! Lùa vào quá khứ
Tập lại dần và tìm nhớ thử
Khuôn mặt quen dáng nọ lời kia
Điều chưa quên chẳng chịu chia lìa
Chuyện đáng nhớ ơ hờ quên hẳn
Cuộn mình dáng buồn câm lặng
Mắt vô hồn trông cõi xa xăm
Nghìn trùng xa một thoáng hương gần
Vòng tay trọn...là lần kỷ niệm
Nếu một mai môi cười lấp kín
Có tìm nhau hãy đến lặng thinh
Nghiêng bờ vai tựa rất âm thầm
Và rảo bước vờ thôi ngoảnh lại
Kim Phượng
Còn đủ lời...
tình tự trọn bài thơ!?
Niềm yêu khát vọng nỗi mong chờ
Chừ khép lại! Lùa vào quá khứ
Tập lại dần và tìm nhớ thử
Khuôn mặt quen dáng nọ lời kia
Điều chưa quên chẳng chịu chia lìa
Chuyện đáng nhớ ơ hờ quên hẳn
Cuộn mình dáng buồn câm lặng
Mắt vô hồn trông cõi xa xăm
Nghìn trùng xa một thoáng hương gần
Vòng tay trọn...là lần kỷ niệm
Nếu một mai môi cười lấp kín
Có tìm nhau hãy đến lặng thinh
Nghiêng bờ vai tựa rất âm thầm
Và rảo bước vờ thôi ngoảnh lại
Kim Phượng
Biển Trăng
Bạc lòng chi hỡi rẻ chia đôi
Một nửa lặng yên khuất nẻo đời
Nửa mảnh hao gầy chênh chếch bóng
Đêm chờ vô vọng cõi hư không
Vườn tâm lạnh lắm màu trăng ấy
Dần khuyết tròn xoay khó mảnh đầy
Loang loáng ánh ngà soi gối chiếc
Trách người mê mãi biệt chân mây
Đêm buồn về nhớ trăng đầu phố
Hồn chết non từ độ mấy xa
Hoa mộng đời thôi không dậy nữa
Thoảng xa đưa tiếng gọi mơ hồ
Thao thức mênh mông với bóng mình
Trăng vàng vỡ nát ánh lung linh
Khôn nguôi sợi trắng phai màu tóc
Vạn kiếp gục sầu khóc biển trăng
Kim Phượng
Trường Thiên Tóc Mai
Em giấu niềm riêng trong tóc mai
Chẻ rời từng sợi vén vành tai
Tóc mai sợi ngắn lay theo gió
Sợi dài thầm ước hẹn cùng ai
Nồng nàn hương tóc thoảng bay xa
Tuyền đen óng ả sợi mượt mà
Trong làn nắng ấm gây si dại
Hồn em ai đó đã vừa qua
Kim Phượng
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020
Tháng Tư Ơi, Những Phù Vân
Tháng Tư ơi, nắng có vàng
Ngoài kia khóm lá cành ngang góc nhìn
Chút bâng khuâng, chút lặng thinh
Có gì như thể bóng hình tháng năm
Tháng Tư ơi, bỗng thật gần
Bốn lăm năm đã ngỡ chừng hôm qua
Gương soi thôi những lụa là
Môi ngon thôi dấu tình xa cuối ngàn
Tháng Tư ơi, những phù vân
Theo đời mấy bận qua lần mấy sông
Chia nhau bao nỗi đường trần
Mà nghe trong giọt lệ ngăn đáy lòng
Tháng Tư em có buồn không?
Có ngồi đếm sợi chỉ lồng bóng đêm
Thương câu tóc xõa vai mềm
Mà nay mây đã trắng thềm lãng quên
Tháng Tư ơi, những muộn phiền
Nằm trong ký ức dốc triền lũng sâu
Có gì gửi những mùa sau
Mà nghe thương nhớ nhuốm màu trăm năm…
Cuối tháng 4, 2020
Người Chợ Vãng
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020
Những Ngày Cuối Tháng Tư
1. Phía Sau Bức Ảnh Lịch Sử
Bức ảnh lịch sử của phóng viên người Hà Lan Hubert Van Es.
Sáng sớm ngày 29/4, đích thân đại sứ Mỹ ra sân bay giữa tiếng nổ ầm ỉ của của đạn pháo để chắc chắn rằng không thể di tản bằng đường hàng không được nữa. Tới 10 giờ 48, khi không còn có thể chần chừ thêm được nữa, ông liên lạc về Mỹ xin khởi động Chiến Dịch Cơn Gió Lốc (Operation Frequent Wind). Chỉ 3 phút sau, đề nghị nhanh chóng được chấp thuận. Giai điệu bài hát White Christmas vang lên trên sóng Đài Phát thanh Quân đội Hoa Kỳ. Cuộc di tản bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử loài người chính thức bắt đầu. Những người nghe hiệu lệnh này bao gồm người Mỹ, người nước ngoài, và những người Việt được lựa chọn, phải ngay lập tức tập trung tại 1 trong 28 điểm tập kết đã định khắp thành phố. Tại đây, các chuyến xe bus theo 4 tuyến đường khác nhau sẽ đưa họ đến Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) cạnh sân bay. Từ căn cứ này, trực thăng sẽ chở người di tản ra các tàu của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đợi sẵn ở ngoài khơi biển Vũng Tàu.
Thế nhưng, chẳng mấy chốc, mọi việc trở nên hỗn loạn. Số người muốn di tản quá nhiều, đến mức mà các chuyến xe bus và trực thăng chỉ như muối bỏ biển. Cái “hiệu lệnh bí mật” là bài hát White Chrismas kia được rỉ tai nhau đến mức dường như cả thành phố đều biết. Người ta đổ dồn đến các điểm chờ xe bus, các tòa nhà cao tầng nơi có điểm đỗ trực thăng, các bến tàu trên sông Sài Gòn, và đặc biệt là bủa vây tòa đại sứ, hòng mong chen lấn được một chỗ để ra đi.
Phi công Coalson, người đã bay một mình liên tục hơn 10 tiếng đồng hồ hôm đó kể lại “bạn phải để ý cánh quạt phía sau, phòng trường hợp có ai đó không biết chẳng may đi vào”. Khó nhất là khi cất cánh, vì luồng người vẫn trèo lên trực thằng không ngừng nghỉ. “Bạn phải bay lên thật từ từ chậm rãi, và dòng người sẽ nhận ra và tự ngắt”. Cũng có những người vẫn cố bám lấy càng máy bay dù biết nó đang cất cánh, và phi công chỉ còn cách lắc trực thăng cho đến khi họ buông ra. Cứ như vậy, các phi công bay đi bay lại liên tục không nghỉ trong tình trạng đói mệt và căng thẳng tột cùng. Trời tối dần, bắt đầu có mưa và sấm chớp, tầm nhìn giảm, các nóc nhà thì tối thui. Ở phía dưới, thỉnh thoảng súng lại nổ đì đùng. Tới 9 giờ tối thì các chuyến bay đón người từ các nóc nhà dừng lại. Từ sau đó, việc di tản chỉ còn tập trung ở tòa đại sứ.
Sự thực thì bức ảnh của phóng viên người Hà Lan Hubert Van Es không phải là tòa đại sứ mà là tòa nhà Pittman ở số 22 Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng), nơi ở của phó chi nhánh CIA.
Hubert Van Es mất năm 2009 tại Hồng Kông. Khi đó ông 67 tuổi.
Đại sứ Graham Martin là người có vai trò then chốt trong việc quyết định cách thức, thời gian, và danh sách người di tản. Vị đại sứ đã luôn nấn ná, bởi chính ông là người từ sau hiệp định Paris đã nhiều lần lên tiếng trấn an giới chức Sài-gòn rằng Mỹ sẽ không để yên nếu quân miền Bắc đe dọa chế độ. Mà có lẽ chính ông cũng tin vào cái điều không thể xảy ra đó. Ông đã đặt hy vọng vào phòng tuyến Xuân Lộc. Rồi ông lại hy vọng rằng phút cuối Mỹ sẽ can thiệp thế nào đó để có thể đạt được giải pháp chính trị giữ quân giải phóng ở lại bên ngoài Sài-gòn. Ông ngăn cản một cách quyết liệt bất kỳ hoạt động nào có thể khiến người dân nghi ngờ là người Mỹ sẽ bỏ đi. Không cho dọn chướng ngại vật và vẽ chữ H cho trực thăng đỗ trên các nóc nhà. Không cho chặt cây me trong sân tòa đại sứ để dọn chỗ làm bãi đỗ trực thăng. Không cho lập danh sách đầy đủ những người Việt cần di tản. Ông sợ Sài-gòn sẽ loạn nếu biết người Mỹ chuẩn bị bỏ đi.
Martin đã luôn muốn ra đi đàng hoàng, giữ thể diện cho nước Mỹ. Và cho cả cá nhân ông nữa. Ông mong mỏi chính quyền Mỹ giữ những lời hứa mà ông đã thay mặt họ phát ngôn. Nhưng chẳng ích gì. Nếu quyết định di tản được chuẩn bị cẩn thận và đưa ra sớm hơn có lẽ còn giữ được chút ít thể diện hơn.
Khi bị ép buộc lên trực thăng rời tòa đại sứ, ra đến tàu chỉ huy USS Blue Ridge, ông đã cố gắng nài nỉ thêm các chuyến bay mới để đón nốt tất cả những người còn lại, nhưng không thành công.
Trước khi làm đại sứ ở Việt Nam, Martin có thời gian làm đại sứ ở Thái Lan và Ý. Trong thời gian ở Thái Lan, con nuôi ông, trung úy Glenn Dill Mann chết trên chiến trường Việt Nam, năm 1965. Sau này về Mỹ, ông làm trợ lý cho ngoại trưởng Henry Kissinger một thời gian, rồi nghỉ hưu năm 1977. Martin mất năm 1990 ở tuổi 77.
2. Là Những Gì Lịch Sử Ghi Lại
Thế nhưng, chẳng mấy chốc, mọi việc trở nên hỗn loạn. Số người muốn di tản quá nhiều, đến mức mà các chuyến xe bus và trực thăng chỉ như muối bỏ biển. Cái “hiệu lệnh bí mật” là bài hát White Chrismas kia được rỉ tai nhau đến mức dường như cả thành phố đều biết. Người ta đổ dồn đến các điểm chờ xe bus, các tòa nhà cao tầng nơi có điểm đỗ trực thăng, các bến tàu trên sông Sài Gòn, và đặc biệt là bủa vây tòa đại sứ, hòng mong chen lấn được một chỗ để ra đi.
Phi công Coalson, người đã bay một mình liên tục hơn 10 tiếng đồng hồ hôm đó kể lại “bạn phải để ý cánh quạt phía sau, phòng trường hợp có ai đó không biết chẳng may đi vào”. Khó nhất là khi cất cánh, vì luồng người vẫn trèo lên trực thằng không ngừng nghỉ. “Bạn phải bay lên thật từ từ chậm rãi, và dòng người sẽ nhận ra và tự ngắt”. Cũng có những người vẫn cố bám lấy càng máy bay dù biết nó đang cất cánh, và phi công chỉ còn cách lắc trực thăng cho đến khi họ buông ra. Cứ như vậy, các phi công bay đi bay lại liên tục không nghỉ trong tình trạng đói mệt và căng thẳng tột cùng. Trời tối dần, bắt đầu có mưa và sấm chớp, tầm nhìn giảm, các nóc nhà thì tối thui. Ở phía dưới, thỉnh thoảng súng lại nổ đì đùng. Tới 9 giờ tối thì các chuyến bay đón người từ các nóc nhà dừng lại. Từ sau đó, việc di tản chỉ còn tập trung ở tòa đại sứ.
Sự thực thì bức ảnh của phóng viên người Hà Lan Hubert Van Es không phải là tòa đại sứ mà là tòa nhà Pittman ở số 22 Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng), nơi ở của phó chi nhánh CIA.
Hubert Van Es mất năm 2009 tại Hồng Kông. Khi đó ông 67 tuổi.
Đại sứ Graham Martin là người có vai trò then chốt trong việc quyết định cách thức, thời gian, và danh sách người di tản. Vị đại sứ đã luôn nấn ná, bởi chính ông là người từ sau hiệp định Paris đã nhiều lần lên tiếng trấn an giới chức Sài-gòn rằng Mỹ sẽ không để yên nếu quân miền Bắc đe dọa chế độ. Mà có lẽ chính ông cũng tin vào cái điều không thể xảy ra đó. Ông đã đặt hy vọng vào phòng tuyến Xuân Lộc. Rồi ông lại hy vọng rằng phút cuối Mỹ sẽ can thiệp thế nào đó để có thể đạt được giải pháp chính trị giữ quân giải phóng ở lại bên ngoài Sài-gòn. Ông ngăn cản một cách quyết liệt bất kỳ hoạt động nào có thể khiến người dân nghi ngờ là người Mỹ sẽ bỏ đi. Không cho dọn chướng ngại vật và vẽ chữ H cho trực thăng đỗ trên các nóc nhà. Không cho chặt cây me trong sân tòa đại sứ để dọn chỗ làm bãi đỗ trực thăng. Không cho lập danh sách đầy đủ những người Việt cần di tản. Ông sợ Sài-gòn sẽ loạn nếu biết người Mỹ chuẩn bị bỏ đi.
Martin đã luôn muốn ra đi đàng hoàng, giữ thể diện cho nước Mỹ. Và cho cả cá nhân ông nữa. Ông mong mỏi chính quyền Mỹ giữ những lời hứa mà ông đã thay mặt họ phát ngôn. Nhưng chẳng ích gì. Nếu quyết định di tản được chuẩn bị cẩn thận và đưa ra sớm hơn có lẽ còn giữ được chút ít thể diện hơn.
Khi bị ép buộc lên trực thăng rời tòa đại sứ, ra đến tàu chỉ huy USS Blue Ridge, ông đã cố gắng nài nỉ thêm các chuyến bay mới để đón nốt tất cả những người còn lại, nhưng không thành công.
Đại sứ Martin mỏi mệt trả lời phóng viên trên tàu USS Blue Ridge
2. Là Những Gì Lịch Sử Ghi Lại
Hình ảnh người lính VNCH và phóng viên phương Tây tại cầu Tân Cảng
Cũng cùng thời gian cho cuộc di tản theo Chiến Dịch Cơn Gió Lốc, ngày 29 tháng 4, 1975 tại cầu Tân Cảng cửa ngõ chính để tiến vào Sài-gòn lực lượng quân lực Viêt Nam Cộng Hòa (với sự có mặt của nhiều nhà báo phương Tây) đang chiến đấu mãnh liệt để chận đứng nhiều mũi tấn công của Việt cộng (bức ảnh trên do một phóng viên của AP chụp được). Họ đâu biết được rằng cuộc chiến đã kết thúc, không phải bằng lòng yêu nước, yêu quê hương dân tộc mà bằng sự “phủi tay” và “phản bội” của người bạn đồng minh Hoa Kỳ. Là biểu tượng của lý tưởng dân chủ, tự do và nhân bản cho cuộc chiến tranh bảo vệ của những người lính miền Nam Việt Nam trong suốt hơn 20 năm từ ngày đất nước chia cắt 1954, cùng với làn sóng người di cư từ miền Bắc.
Hình ảnh người lính VNCH dìu đồng đội bị trọng thương
Hình ảnh luôn là những gì mà ngôn ngữ không thể nói lên, diễn tả và đôi khi bất lực trước hiện thực. Chúng ta không thể cầm được xúc cảm, nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh người lính trong cuộc chiến tranh mà họ đã và đang hy sinh để bảo vệ cho quê hương đất nước; và gần gũi hơn, trân trọng hơn là đồng đội, đồng bào của mình. Họ nghĩ gì cho chính họ hay cho ngày mai của chính mình? Chắc chắn là không. Lịch sử không phải là những trang sách bụi bám nằm trong những kệ sách của thư viện mà phải được vinh danh, nhắc nhở trong bất cứ giai đoạn nào mà chúng ta có thể. Giá trị của lịch sử không phải là “đúng hay sai” mà những gì đã xảy ra trong một giai đoạn phát triển của đất nước, của nhân loại mà không bất cứ ai có thể nhân danh để phủ nhận.
Dưới đây sẽ là một số biến cố lịch sử đã được ghi nhận lại bằng hình ảnh của các nhân chứng, phóng viên trong và ngoài nước có mặt tại hiện trường.
Hình ảnh cuộc di tản hỗn loạn tại Pleiku
Hình ảnh dân chúng di tản trật tự dưới sự bảo vệ của người lính VNCH tại Vũng Tàu
Hình ảnh đồng bào chạy loạn tại ngả ba Dầu Dây, Long Khánh
Hình ảnh cảnh di tản tại bến Bạch Đằng, Sài-gòn
Hôm nay, những ngày cuối tháng 4, 2020 (45 năm sau) bài viết mong ghi lại một giai đoạn lịch sử của đất nước, của dân tộc để tưởng nhớ và vinh danh những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc chiến tranh không khép lại mà mở ra một giai đoạn lịch sử khác của dân tộc Việt nam.
Hình ảnh thuyền nhân Việt Nam đi tìm tự do sau ngày 30 tháng 4, 1975
Bốn triệu người Việt đang sinh sống cùng khắp trên toàn cầu. Họ đã, đang và sẽ đóng góp tài năng, trí tuệ và công sức cho sự phát triển của nhân loài và ngay cả quê hương mình trong tương lai. Những thành tựu không thể chối cải này không phải tự nhiên mà xảy ra, tự nhiên mà có. Tất cả đã hình thành bằng những gì đã xảy ra trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc Viêt Nam cách đây 45 năm, ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hãy nhìn lại và trong mỗi chúng ta, dù bất cứ ở đâu bất cứ nơi nào, xin thắp lên nén hương lòng để tưởng nhớ những người đã hy sinh, nằm xuống cho dòng lịch sử Việt Nam luôn mãi trường tồn.Durham, North Carolina
Nguyễn Ngọc Hoàng
Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020
Trở Giấc
Nhang lòng thắp một nén thương
Mượn mây nhờ gió dẫn đường hiển linh
Về nơi khốn khổ quê mình
Qua lời khấn nguyện là tình gởi trao
Quê nhà còn nắng trên cao
Huỳnh đàn Phượng vĩ nôn nao đợi chờ
Bầy ve ca hát nhởn nhơ
Sân trường áo trắng ngây thơ ra vào
Tuổi xuân vừa thắm má đào
Vội buông bút mực nghẹn ngào ước mơ
Gom yêu mang hết vào thơ
Lời thương lời nhớ dệt mơ ngày về
Lòng còn giữ vẹn hương thề
Kỷ niệm ngày cũ chưa hề nhạt phai
Bao năm lưu lạc phương này
Dù trong khoảnh khắc vẫn hoài cố hương
Nao nao chung dạ Hướng dương
Trăm thương nghìn nhớ một phương quê nhà
Trời cao đất rộng bao la
Người còn miên viễn nước nhà tai ương
Đầu xanh nay điểm tuyết sương
Thoáng như giấc mộng ngỡ dường hôm qua
Đất trời nổi trận phong ba
Mùa hè năm ấy chia xa phận người
Kim Phượng
Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020
Mỗi Tháng Tư
Mỗi Tháng Tư về tiếp nối nhau
Máu tim âm ỉ cứ tuôn trào
Ai đem ly biệt tô màu nhớ
Cho kẻ đợi chờ chạm vết đau
Chiến sĩ can trường từ thuở ấy
Chân dung bi tráng mãi ngàn sau
Cơ trời vận nước trên đầu sóng
Mẹ khóc con chung giọt máu đào
Kim Phượng
Máu tim âm ỉ cứ tuôn trào
Ai đem ly biệt tô màu nhớ
Cho kẻ đợi chờ chạm vết đau
Chiến sĩ can trường từ thuở ấy
Chân dung bi tráng mãi ngàn sau
Cơ trời vận nước trên đầu sóng
Mẹ khóc con chung giọt máu đào
Kim Phượng
Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020
Biết Đến Bao Giờ
Một lần nào trở lại quê hương
Mòn gót vong xưa dạo phố phường
Mãi bước chân đời sao vẫn nhớ
Hoài lưu dân kiếp để mà thương
Ve còn ra rả trên cành phượng
Phượng đứng bơ vơ trước cỗng trường
Biết đến bao giờ thôi khắc khoải
Tháng Tư mắt lệ một dòng sương
Kim Phượng
Mòn gót vong xưa dạo phố phường
Mãi bước chân đời sao vẫn nhớ
Hoài lưu dân kiếp để mà thương
Ve còn ra rả trên cành phượng
Phượng đứng bơ vơ trước cỗng trường
Biết đến bao giờ thôi khắc khoải
Tháng Tư mắt lệ một dòng sương
Kim Phượng
Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020
Đà Lạt Mùa Phượng Tím
Ảnh: Kim Phượng
(Phượng Tím Vườn Sau Nhà Kim Phượng)
Màu hoa Phượng Tím* gợi hồn thơ
̣Đà Lạt vào Xuân đẹp mộng mơ
Thác nước hẹn hò thời ngốc nghếch
Đồi thông chờ đợi thuở ngu ngơ
Một trời luyến nhớ nhòa vầng nguyệt
Hai ngã tương tư bặt tiếng tơ
Lâu quá không về thăm phố núi
Nhớ hàng Phượng Tím quyện sương mờ...
Duy Anh
04/17/2020
* Jacaranda Mimosifolia du nhập từ Nam Mỹ vào Đà Lạt từ 1962 với số lượng rất ít
Từ 1995 khoảng 3000 cây Phượng Tím được trồng thành công khắp Đà Lạt
Ngày nay, mỗi độ Xuân về (tháng 3 hoặc tháng 4) Phượng Tím trở thành loại hoa đặc trưng
của Đà Lạt, hợp cùng Anh Đào và nhiều loài hoa khác tạo thành National Flowers Blossom Festival của Việt Nam.
Từ 1995 khoảng 3000 cây Phượng Tím được trồng thành công khắp Đà Lạt
Ngày nay, mỗi độ Xuân về (tháng 3 hoặc tháng 4) Phượng Tím trở thành loại hoa đặc trưng
của Đà Lạt, hợp cùng Anh Đào và nhiều loài hoa khác tạo thành National Flowers Blossom Festival của Việt Nam.
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020
Tìm Quên Lãng - Về Đây Tìm Chút Hương Xưa
Tìm Quên Lãng
Tìm lại đây viết nốt vầng thơ
Lam chiều tỏa khói giăng giăng mơ
Gió ơi!
Hãy giữ hương người lại
Cho lòng rung động
hồn nhả thơ
Về lại đây nhặt chiếc lá rơi
Gác chuyện bên đời
tìm thảnh thơi
Nhưng không
Người đến làm xao động
Cho nước hồ thu gợn sóng lòng
Tìm lại đây đón hạt sương mai
Long lanh sương đọng giọt ngắn dài
Một cơn gió nhẹ khơi rung cảm
Thay dòng lệ đổ!
Khóc hộ tôi
Tìm lại đây sống tuổi đôi mươi
Lá vàng quay quắt mất sắc tươi
Mùa thu đã chết ..là thôi hết
Nén giữ con tim cất tiếng cười
Tìm lại đây chôn chặt tiếng yêu
Lâng lâng lòng quyện khói lam chiều
Lá thu rực đỏ than hư ảo
Lửa lòng sẽ tắt
Đốt tiếng yêu
Kim Phượng
***
Cảm Tác:
Về Đây Tìm Chút Hương Xưa
Lời yêu giẫm nát cả hồn thơ
Nên gắng tìm quên những ước mơ
Hỡi gió!
giữ hương người sót lại
Để lòng viết nốt...
mấy vầng thơ
Về đây nhặt lại lá vàng rơi
Tìm chút dư hương...
của một người
Nhưng nước hồ thu
làm gợn sóng
Đã làm xao động mảnh tim côi
Về đây tìm lại mỗi ban mai
Sương đọng lung linh giọt chảy dài
Cơn gió vô tình rung cảm xúc
Như dòng lệ
chảy khoé mi ai!
Về tìm kỷ niệm thuở hai mươi
Lúc tuổi hồn nhiên sắc thắm tươi
Lần lữa....
mấy mùa Thu đã chết
Con tim cằn cỗi bỗng vui cười
Về đây tìm lại chút hương yêu
Đã bỏ quên khi tuổi xế chiều
Nhóm lửa than lòng đang rực cháy
Mà ta đánh mất...
lúc vừa yêu.
songquang
20200405
Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020
Xa Xứ
Em nơi nào, rừng có lao xao?
Trời mù sương, bóng em gầy hao
Tôi đi để lại người em nhỏ
Giữa rừng hoa quì vàng chiêm bao
Trần Hoài Thư
Trăng, Sao và Đá Tảng - Tranh Đình Cường
Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020
Ngút Ngàn Nhớ Nhung
Bên thềm giọt nắng lung linh
Ngút ngàn nhung nhớ bóng hình ngày xưa
Chung đường lặng lẽ đón đưa
Rất thầm chân bước theo chưa ngỏ lời
Người như mây trắng lưng trời
Kẻ thân du mục một đời lang thang
Đã là hoa quí trên ngàn
Xót chi cỏ dại mọc hoang bên đường
Kim Phượng
Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020
Vùng Tóc Rối...
(Ảnh: Mạnh Tiến - Nguyễn Trường)
Mai có về qua ngang trường cũ
Nơi một thời… đông đủ người xưa
Phượng hồng rực nắng buổi ban trưa
Ve cánh mỏng
thu mình buông tiếng nấc
Em giấu mặt
trao nụ hôn đầu chân thật
Hồn ngất say
anh ngượng ngập đôi tay
Trong chao đảo ve giật mình run rẩy
Từ hôm ấy ve thêm gầy xác
Làm chứng nhân vụng dại nụ hôn
Phượng kia..hoa như có linh hồn
Lay theo gió len vùng tóc rối
Bỗng đất trời như đổi
Biến mệnh đời mệnh nước nổi trôi
Trong vô vọng tận cùng bối rối
Một sớm mai
nghe tin em đã…
Theo đoàn người vội vã ra đi
Bỏ phượng hồng bỏ cả trường thi
Ve oằn tiếng
Tim nồng rướm máu
Con đường cũ đông người áo não
Bóng thân quen hun hút phương nào?
Lối vào trường thôi hết xôn xao
Anh gục mặt dâng nguyện cầu
lời người ngoại đạo
Từ em đi
Phượng buồn rưng rưng sắc máu
Ve âm thầm nén khóc trên cao
Phượng ơi!
Còn nhớ mãi hôm nao
Kim Phượng
Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020
Bước Chân Đời Cảm Tác
Bước Chân Đời
Từng bước dần xa động cỏ mềm
Đưa người tiễn biệt xót xa thêm
Nhìn thôi chẳng nói trong thinh lặng
Đối bóng sầu dâng ngập nhớ đêm
Lòng ta lạnh lắm từ đêm ấy
Man mác nỗi buồn nỗi vấn vương
Thầm lặng xót xa đường vạn lối
Chân đời bạc lắm bước người thương
Kim Phượng
***
Cảm Tác:
Dáng kiều thơm
chiều thu dỗi hờn
vờn lá
dovaden2010
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020
Trường Cũ Còn Đâu
Cánh phượng rưng rưng giả biệt hè
Sân trường vắng ngắt động bầy ve
Bơ vơ tìm lại khung trời cũ
Với những âm xưa tiếng bạn bè
Loang lổ tường vôi đậm ước mơ
Rêu in lối cũ bước mong chờ
Những trang lưu bút còn in dấu
Trường cũ còn đâu tuổi dại khờ
Sân trường vắng ngắt động bầy ve
Bơ vơ tìm lại khung trời cũ
Với những âm xưa tiếng bạn bè
Loang lổ tường vôi đậm ước mơ
Rêu in lối cũ bước mong chờ
Những trang lưu bút còn in dấu
Trường cũ còn đâu tuổi dại khờ
Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020
Loài Hoa Dị Kỳ -
Bài Xướng:
Loài Hoa Dị Kỳ
Cành cao hoa nắng huy hoàng
Ép vào cuối vở mộng ngàn trên cao
Lòng sâu lưu bút xôn xao
Ướp hương tình hạ nôn nao đợi chờ
Nâng niu chép mấy vầng thơ
Trải trang giấy trắng tinh mơ hôm nào
Thời gian nhẹ bước chiêm bao
Loài hoa sắc máu phượng màu biệt ly
Kim Phượng
***
Bài Họa:
Một Chùm Hoa Phượng
Một chùm phượng đỏ trang hoàng...
Ép hoa kỷ niệm mộng vàng bay cao
Cành vươn oanh yến lao xao
Ngây thơ tình Hạ nao nao nhớ chờ
Ủ hương dệt đẹp bài thơ
Trải lòng mực tím mộng mơ khi nào..!
Thầy yêu bạn quý biết bao
Nhớ mùa Phượng Vĩ tô màu chia tay
Mai Xuân Thanh
Ngày 07/04/2020
Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020
Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020
Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020
Trong Câu Khấn Nguyện
(Mến tặng nhân ngày Lễ Phục Sinh)
Chắc ngày trở lại thế nhân gian
Chúa mang theo cả muôn vàn khấn xin
Có trong cứu rỗi xác hình
Là đây ơn phúc của nghìn năm sau..?
Trần ai bao nghĩa sắc màu
Thương em giữa cõi tình đau đớn lòng
Nhớ ngày con sáo qua sông
Mà nghe hun hút một dòng biển dâu
Cuối trời mây trắng về đâu ?
Hay là theo giọt nắng màu tím cây
Một đời theo mặt nước đầy
Mà trôi theo những bờ xây bãi chiều
Đành rằng yêu vẫn là yêu
Mà câu kinh nguyện có nhiều xót xa
Giữa trời đất rộng bao la
Tìm đâu trong gánh quan hà thủy chung..?
Nguyễn Hoài Nam
Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020
Đấng Phục Sinh
Đấng Phục Sinh
Vời vợi tình Cha trải ngút ngàn
Một vùng ân thánh tỏa hào quang
Tình yêu ban phát thêm cao cả
Thiên Quốc Ngài ơi khúc khải hoàn
Vĩnh cửu niềm tin dậy trổi mình
Chuyển mùa trời đất ánh lung linh
Sắc màu rực rỡ tuôn trần thế
Nồng thắm tình Ngài Đấng Phục Sinh
Kim Phượng
Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020
Có Giọt Buồn Rơi
Buồi sáng dậy lờ mờ chợt nhớ
Cảm ơn từng hơi thở nhịp tim
Cảm ơn đêm qua giấc ngủ hiền
Ngày lại đến ơn đời ban tặng
Tay chạm mặt giữa miền im lặng
Nghe thời gian đổ những dốc triền
Theo đuôi mắt chắc nhiều trắc trở
Đã bao lần cất nỗi buồn riêng…
Em có lẽ một dòng ký ức
Nước đầu sông thương nhớ cuối nguồn
Tôi chẳng lẽ một đời như thể
Cơn mưa phùn theo gió chiều nghiêng
Mới bữa nọ đôi bàn tay đón
Những yêu thương, gần gũi ân cần
Nay chợt đã mấy tầm chân bước
Tay vẫy người là vạn tình thân
Em yêu dấu, những ngày trú ẩn
Ở ngoài kia chắc phấn hương đời
Vẫn óng ả trên từng sợi nắng
Như chưa từng có giọt buồn rơi…
Durham, North Carolina
Người Chợ Vãng
Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020
Chiều Thu Ấy - Hạnh Ngộ Một Chiều Thu
Bài Xướng:
Chiều Thu Ấy
Thuyền ai cặp bến trên sông vắng
Cạnh đám lục bình tim tím hoa
Ánh mắt xa xăm người thiếu phụ
Nhìn trời hiu quạnh nhớ người ta
Man mác buồn ơi thiếu phụ buồn
Lưng chừng nỗi nhớ lệ mưa tuôn
Nhen tình sưởi ấm hồn băng giá
Con nước xuôi chưa trở lại nguồn
Hoa rụng ven sông trắng bạc lòng
Ngồi đây nói chuyện với hư không
Con đò tách bến chiều thu ấy
Nhưng đã yêu rồi một lỡ mong
Kim Phượng
***
Bài Họa:
Hạnh Ngộ Một Chiều Thu
Thơ mộng tìm ai nơi bến vắng
Lục bình bị vướng tím chùm hoa
Trông vời mắt biếc nàng cô phụ
Ngắm cảnh nhìn trời một bóng ta!
Trầm tư tưởng nhớ đến ai buồn!
Má phấn môi son mắt lệ tuôn
Thông cảm người yêu lòng buốt giá
Dòng sông lặng lẽ vấn vương nguồn
Bèo dạt hoa trôi lạnh lẽo lòng
Một mình tâm sự với thinh không
Bến đò đợi khách thu hôm ấy
Đã lỡ yêu thầm mới ước mong!
Mai Xuân Thanh
Ngày 29/03/2020
Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020
Xa Rồi Những Hình Ảnh Thân Quen - Ấp Phú Hữu - Xã Trung Ngãi
Hàng cây nghiêng bóng đường quê
Hương đồng ngan ngát gợi về chốn xưa
Hương đồng ngan ngát gợi về chốn xưa
Cái Chẹt, dùng để chở lúa hay chở máy tuốt lúa.
Cái Chái Ghe, che mưa nắng cho ghe xuồng.
Chiếc Xuồng Ba Lá
Đường về quê nội.
Cây Lác dùng đan chiếu
Cây Dừa sau nhà
Bụi Chuối sau hè.
Cây Đu Đủ sai trái trước sân nhà
Dây Nhãn Lồng
Ruộng Lúa
Lá Rau Trai
Cây Khoai Mì
Ảnh: Kim Phượng
Những hình ảnh thân quen trên đường về quê Nội, Ấp Phú Hữu, Xã Trung Ngãi ( Giồng Ké), Quận Vũng Liêm, Tỉnh Vĩnh Long.
Những hình ảnh thân quen trên đường về quê Nội, Ấp Phú Hữu, Xã Trung Ngãi ( Giồng Ké), Quận Vũng Liêm, Tỉnh Vĩnh Long.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)