Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Ngậm Ngùi Cụ Nguyễn Đình chiểu


Vân Tiên, vân tiển, vân tiên
Cho tôi một tiền, tôi kể Vân tiên
(Ca dao)

Cụ Nguyễn Đình Chiểu, nhân dịp cụ được UNESCO và danh sĩ 4 nước châu Á: Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ và Thái Lan vinh danh và kỹ niệm 200 năm ngày sinh của cụ: 1.7.2022 tại quê hương cụ ở Bến Tre.

Bài Xướng:

Ngậm Ngùi

Số phận sao rơi xuống một người?
Rõ là định mệnh khéo trêu ngươi!
Tài năng chưa kịp, đời thi thố
Ý chí không sờn, dạ tốt tươi.
Mắt dẫu mù lòa, lòng vẫn sáng
Tay tuy quờ quạng, óc khôn lười.
Thi ca, để lại, dành con cháu:
Ngẩng mặt nhân gian, góp tiếng cười!

Danh Hữu

Vài nét về cụ Nguyễn Đình Chiểu:

    Cụ xuất thân gia đình nhà nho hiếu học, ông nổi tiếng thông minh từ bé. Năm 12 tuổi, vì thời thế loạn lạc ông được cha gửi ra Huế để học tập và sinh sống. Đến năm 19 tuổi Nguyễn Đình Chiểu quay lại Gia Định và tiếp tục sự nghiệp học tập của mình, ba năm sau đó (1843) ông thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.

    Năm 1847, ông trở lại Huế để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Chưa kịp thi thì ông nhận được tin mẹ mất nên quyết định bỏ thi để về quê chịu tang mẹ. Trên đường đi, vì quá đau buồn nên ông đã khóc rất nhiều, thêm nữa là vì đường xá xa xôi, thời tiết thất thường ông đã bị ốm nặng rồi bị mù cả hai mắt. Mặc dù đã được một vị danh y hết sức cứu chữa nhưng vẫn không khỏi được. Trong thời gian chữa bệnh, ông cũng đã được vị danh y này truyền dạy nghề thuốc.

    Sau khi về quê chịu tang mẹ một thời gian, năm 1851, dù đôi mắt đã mù nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn. Tài năng và đức độ của ông đã vang khắp lục tỉnh Nam Kỳ.

    Sau khi một số tỉnh Nam Kỳ bị Pháp chiếm đóng đô hộ, dù không trực tiếp cầm gươm ra trận nhưng bằng ngòi bút của mình đã tham gia vào phong trào yêu nước, bàn mưu tính kế chống giặc. Ông sáng tác những bài thơ, bài hịch phục vụ cho kháng chiến, động viên khích lệ tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta.
 
    Giặc Pháp chiếm đóng toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu chạy về quê vợ ở Cần Giuộc, sau đó lại đến Ba Tri. Tại đây ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc và sáng thơ văn yêu nước cho đến ngày qua đời (1888).

    Các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu mang nhiều giá trị nhân văn, chuyển tải thông điệp nhân nghĩa, đạo đức làm người, khơi dậy lòng yêu nước thương dân, ca ngợi tinh thần anh dũng vì nước vì dân và sự hy dũng liệt của các nghĩa sĩ Nam Bộ đương thời.

    Hầu hết các tác phẩm chính của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đều được sáng tác bằng chữ Nôm. Tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của ông là Lục Vân Tiên .Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
 
    Ngoài ra ông còn sáng tác một số tác phẩm phản ánh chân thực về thời kỳ đau thương của đất nước và tố cáo tội ác của xâm lược như Chạy giặc, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864),Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868),Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874),Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây…
***
Bài Họa:

Nguyễn Đình Chiểu Người Là Ai!?

Nguyễn Đình Chiểu cụ chính là người
Chẳng thể xem thường chớ dể ngươi
Số phận an bài lời khẳng khái
Cây đời tồn tại cội xanh tươi
Nhuốm phong sương ngại gì tăm tối
Trải dặm trường đâu dễ nhác lười
Thi phẩm còn đây truyền hậu thế
Ngàn năm con cháu rạng môi cười

Kim Phượng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét