Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Em Hoa Quỳnh


Thơ cảm tác từ ảnh của chị Dung

Thoảng thầm thanh khiết trong đêm
Nụ Quỳnh he hé cánh mềm tinh khôi
Nửa khuya xao xuyến bồi hồi
Tình trong khoảnh khắc hương môi nồng nàn

Kim Phượng


Lô Sơn Chân Diện Mục


Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về

(Tuệ Sỹ)
Lô sơn là một danh thắng kỳ tuyệt. Núi non hùng vĩ, cảnh trí u trầm, mây trắng và sương mù quanh năm bao phủ, từ bao nhiêu đời, nơi đó ẩn tích những cao nhân đắc đạo. Tìm đến đó, để nhìn thẳng vào chân diện mục của Lô sơn, là đã quyết tâm đoạn tuyệt với những vương vấn, buông lơi và thắt chặt, từ mấy vạn đời trước. Thấy chỗ đó, là thấy Tâm Thiền. Nhưng Tâm Thiền thì tịch mặc không nói. Một khi đưa lưỡi dao lên cắt đứt mớ tóc, đoạn tuyệt hồng trần, thì cõi thơ sẽ mất một ngọn sao trời rọi sáng, cho khách tục tử đang còn cặm cụi làm thơ. Nhà thơ phát tâm đại nguyện thượng thừa vác lên vai vô số khổ lụy đoạn trường. Đại nguyện đó sẽ làm sáng lên cái chân lý Dị và Đồng. Dị biệt và Đồng nhất là những con đường chia rẽ phân đôi; nhưng đạt tới công án hiểm hóc của sinh tử, thì đã xóa tan chân lý Dị Đồng. Đó là chỗ ta và người, tình và cảnh, đều trở thành tịch mặc Không Không. Từ đó, nhà Thơ hẹn với nhà Thiền, mở ra cánh cửa bắc, cất đầu nhìn lên 36 ngọn núi xanh kia.
Những lời dài dòng lôi thôi trên đây quảng diễn từ những câu thơ này của ông:

Vị văn Lô nhạc đa chân ẩn
Cố tựu cao nhân đoạn túc phan
Dĩ hỉ thiền tâm vô biệt ngữ
Thương hiềm thế phát hữu thi ban
Dị đồng mạc vấn nghi Tam ngữ
Vật ngã chung đương phó Bát hoàn
Đáo hậu dữ quân khai bắc hộ.
Cử đầu tam thập lục thanh sơn

(Nghe nói trên Lô sơn có nhiều bậc chân ẩn. Vì vậy, tôi tìm đến cao nhân để xin cắt đứt những vấn nhiều đời nhiều kiếp. Tôi đã vui với cái lẽ rằng Tâm Thiền thì không có ngôn ngữ gì khác biệt với ngôn ngữ thường tình. Nhưng còn ngại rằng khi đã cạo tóc mà tình thơ vẫn còn. Thôi thì, thiền đạo và thi ca là đồng hay là khác, cũng chớ nên nghi ngờ mà tra hỏi. Hãy quên đi những sự phân biệt Ta và Người. Cuối cùng, tôi với anh mở cánh cửa bắc, ngẩng đầu nhìn lên ba mươi sáu ngọn núi xanh.)
Nói như vậy, bằng lời lẽ như vậy; người ta gọi là bộc bạch, là thổ lộ tâm tình. Ở đây cứ tạm nói chắc là tình thơ và tình đạo, một cuộc giao tình để xẻ chiếc chiếu làm hai. Còn ẩn tình nào sau đó, nó đã ẩn thì vĩnh viễn là nó ẩn, không thể cưỡng bức để kéo nó ra.
Chỉ thẳng không quanh co, gãy gọn và khúc chiết, bài thơ có chương pháp như một bản tường trình. Những người đang ruổi ngựa chạy như bay, đang đi giữa phố chợ ồn ào, vừa nghe một lần là hiểu; và có thể diễn lại tràng giang đại hải, như một bài thuyết trình của một nhà thạc học đúc kết mười năm trời nghiên cứu sách vở. Nhà thơ bất chợt đến nghe, ôm bụng cười. Ông sẽ về Hàn lâm viện thảo chiếu đề nghị và quyết định bổ nhiệm, rồi sau đó, trở lại Lô sơn, đẩy cánh cửa bắc, nhìn ra 36 ngọn thanh sơn. Nhưng khi trở lại Hàn lâm viện, ông sẽ chứng kiến một cảnh tượng hãi hùng: tên người được bổ nhiệm là ông. Thì người bộc bạch là nhà thơ, người đi quảng diễn là nhà thơ; nhà thơ và nhà thơ, bóng dáng nhà thơ trùng trùng điệp điệp, ẩn hiện giữa mây trắng và sương mù như đỉnh núi Lô sơn. Vậy, đâu là chân diện mục của Lô sơn?
Cái đó có thể là đề tài cho Trang Tử và Huệ Thi bàn cãi về lẽ Đồng và Dị?" Học bàn cãi nhau, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ông lại đứng ra làm trọng tài; làm một đại quan của triều đình chứ không là một nhà thơ, vì lời lẽ khúc chiết:

Mạc tương đồng dị giảo tri thù
Nhược tin vạn thù qui nhất bản
Ngã kim tri nhữ nhữ tri ngư

Ông bảo họ đừng cãi nhau, chớ so đo về lẽ Dị Đồng nữa. Vạn thù qui nhất bản, muôn vàn sai biệt cùng quy về một gốc. cho nên, ông này biết ông kia, ông kia biết cá. Nếu Huệ Thi mà có thể hiểu được Trang Tử, thì Trang Tử cũng có thể hiểu được rằng đàn cá đang lội nhởn nhơ kia là đang vui đấy.
Nhưng kỳ cùng, ai dám bảo đó không là thơ? Đó cũng là một công án hiểm hóc (của thiền sư Vô Trước trên Ngũ đài sơn) : Tiền tam tam hậu diệc tam tam, trước ba ba sau cũng ba ba, là gì?
Nói trắng ra, người ta muốn hỏi, chỗ sơn cùng lộ tuyệt nơi thơ của ông là gì? Hay nói gọn lại, thơ Đông Pha nói gì trong đó? Ông nói những tình cố quận, sầu tha hương, những mùa thu tóc trắng, những thanh xuân và mộng tưởng; ông nói những thứ vân vân đó ư? Thì quả nhiên, thơ ông chỉ nói vân vân như vậy. nhưng khi nghe ra những khổ lụy kỳ cùng trong đó, người ta tự hỏi, đồng vọng của một phương trời đọa đày viễn mộng nào đây? Đọa đày tức viễn mộng; viễn mộng tức đọa đày. Cái đó nó phơi trần lộ liễu, nên một người thô lỗ vội vàng cũng có thể nhận ra. Sau lớp mây trắng và sương mù, là Lô sơn, ai lại không biết. Đã biết là như vậy; còn chân diện mục của Lô sơn thì sao?
Trong những ngày tháng bị đày ải ở Hoàng châu; ngày thiếu cơm, chiều thiếu gạo; (ông làm ruộng), trời nắng ruộng khô, lúa mọc không nổi; (ông kêu trời), trời mưa thì xối xả, nhà dột như mảng bè trôi. Ông làm một bài thơ dài cho bạn. Mấy câu đầu như sau:

Đông Pha tiên sinh vô nhất tiền
Thập niên gia hỏa thiêu phàm duyên
Hoàng kim khả thành hà khả tắc
Chỉ hữu sương binh vô do huyền
Long Khâu cư sĩ diệc khả liên
Đàm Không thuyết Hữu dạ bất miên
Hồi văn sư tử Hà đông hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
Tiên sinh Đông Pha không một tiền
Mười năm đèn lửa xin hai bên.
Hoàng kim làm được, sông lấp được;
Chỉ có tóc sương không chịu đen.
Long Khâu cư sĩ cũng vô duyên.
Bàn Không bàn Hữu thức suốt đêm.
Bỗng nghe sư tử Hà đông rống;
Hốt hoảng tâm thần rơi gậy thiền.

Bài thơ làm gởi tặng Trần Quí Thường. Có lẽ trong số những người bạn, Thường là người được ông mến chuộng và kính phục nhất, về cốt cách cũng như về đời sống.
Trần Tháo tự Quí Thường, hiệu Long Khâu cư sĩ; cũng được gọi là Phương Sơn Tử. Đọc bản tiểu sử của Quí Thường do ông viết cũng có thể thấy sự mến phục của ông như thế nào. Bản tiểu sử được viết:
"Phương Sơn Tử, người ẩn cư trong khoảng Quang, Hoàng. Thiếu thời, hâm mộ Chu Gia và Quách Giải. Bọn hào hiệp trong làng xóm đều qui phụ theo. Hơi lớn, biết chiều lụy người, và đọc sách; muốn lấy việc đó mà chen chân với đời. Nhưng rồi không gặp thời. Đến tuổi xế, về ẩn lánh trong khoảng Quang, Hoàng, nơi chỗ gọi là Kỳ đình. Ơ렮hà tranh, ăn rau trái, không giao thiệp với người đời. Bỏ xe ngựa, vứt áo mão, đi bộ. (...)
"Tôi bị biếm trích ở Hoàng châu, qua Kỳ đình, thì thấy. Mới kêu: ‘Hởi ôi! Đó là cố nhân của tôi, Trần Tháo Quí Thường đó. Sao lại ở đây?’ Phương Sơn Tử cũng kinh ngạc, hỏi tôi tại sao đến đây. Tôi nói duyên cớ. Ông cúi đầu không đáp; rồi ngửa lên trời mà cười. Gọi tôi ngủ lại nhà. Tường vách xơ xác, nhưng vợ con trông chừng có vẻ thỏa ý. Tôi giật mình lấy làm kinh ngạc.
"Tự nghĩ, Phương Sơn Tử khi thiếu thời, ưa rượu và thích kiếm, xài tiền như đất cát (...)
"Tôi nghe nói trong khoảng Quang Hoàng có nhiều dị nhân, thường thường giả bộ ngây dại, dơ bẩn, khó gặp được. Phương Sơn Tử cũng trong hạng đó ư?"
Trong cái được mến phục đã ẩn hiện một phần cốt cách và cuộc đời của mình. Phần đó nằm ngoài ven trời viễn mộng.
Đông Pha tiên sinh và Long Khâu cư sĩ, mỗi người ở mỗi ven trời, cùng nhìn nhau qua một cõi mộng, và cũng mang những khổ lụy hình hài như nhau. Khổ lụy của hình hài, mà lại khôi hài. Đông Pha tiên sinh có tài làm ra vàng, có thể lấp được sông, nhưng không thể làm cho tóc của mình đừng bạc trắng. Long Khâu cư sĩ say sưa đạo lý thượng thừa, nhưng không giữ nổi cây gậy của đạo đó trong tay, khi nghe tiếng sư tử Hà Đông rống:

Hốt văn sư tử Hà Đông hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên

Tâm mang nhiên, tâm sững sờ ngơ ngác, là lúc sắp tỏ ngộ, sắp hoát nhiên đại ngộ. Thế thì, là chuyện đùa hay chuyện thật, mà chân tướng của nó, của cõi mộng đó, ra sao? Chân diện mục của Lô Sơn không dễ gì khám phá.

Bất thức Lô sơn chân diện mục
Chỉ duyên thân tại thử sơn trung

Không biết được chân diện mục của Lô sơn, tại vì mình đang ở trong đó, hay tại vì mình không ở trong đó?
Từ thượng cổ, Lô sơn đã quyến rũ những người tiêu dao thế ngoại. Tương truyền, trong buổi giao thời giữa nhà Thương và nhà Chu, trên một nghìn năm trước Tây lịch, có người tên Khuông Tục, trốn đời, hay lánh đời, đến ẩn dưới núi, lập nhà tranh (lô) ở đó, và sau đắc đạo tiên. Vì vậy, núi được gọi là Lô sơn, hoặc Khuông sơn.
Đời Tam quốc, có đạo gia Đổng Phụng chân nhân đến tu tiên và luyện đan tại đây. Bấy giờ Thái thú Giao chỉ là Sĩ Nhiếp mất đã ba ngày; tiên ông cho một hoàn thuốc, cạy răng đổ vào miệng, đổ nước vào, rồi nâng đầu lên cho thuốc chạy xuống cổ. Trong khoảng bữa cơm, nhan sắc tươi lại như thường. Một nửa ngày, đứng dậy, đi lại được. Bốn ngày sau, nói năng như bình thường. Đến đời Đường, có Từ Tri Chương làm bài ký cho miếu thờ của Chân nhân. Đến thời Đông Pha, người ta vẫn còn đọc được bài ký đó.
Thời Đông Tấn, tăng Tuệ Viễn cất am tu ở đó, nơi sườn núi bắc; phía dưới có khe Hổ khê, nơi Tuệ Viễn dừng chân mỗi khi tiễn khách; và trọn đời thề không bước qua khe đó. Sư cùng mười tám người bạn cùng ẩn cư tại chùa Đông lâm, đời sau kính trọng, gọi họ là "Đông lâm thập bát hiền".
Trải qua nhiều đời, Lô sơn càng quyến rũ, từ đạo gia, tăng lữ, công khanh, văn sĩ, thi sĩ, vân vân. Từ Tấn cho đến Đường, Tống, đã có rất nhiều bài thơ lưu đề rất nổi tiếng, từ Tạ Linh Vận, Bảo Chiêu cho đến Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch, Hàn Dũ, Bạch Cư Dị, vân vân….
Ơ렦#273;ây, xin trích một ít bài để thưởng thức cảnh trí Lô sơn.
Thơ của Mạnh Hạo Nhiên, buổi chiều thuyền đổ bến Tầm dương, vọng về Lô sơn:

Quải tịch kỷ thiên lý
Danh sơn đô vị phùng
Bạc châu Tầm dương quách
Thủy kiến Hương lô phong
Thường độc Viễn Công truyện
Vĩnh hoài trần ngoại tung
Đông lâm tinh xá cận
Nhật mộ đản văn chung
Lang thang mấy vạn dặm;
Lô sơn vẫn tít mù.
Bến Tầm dương thuyền đỗ,
Chợt thấy đỉnh Hương lô.
Từng đọc truyện Tuệ Viễn;
Hoài mộ gót phiêu du.
Chùa Đông lâm gần đó;
Sớm tối nghe chuông đưa.

Từ bến Tầm dương, nhìn lên thấy một ngọn trong dãy Lô sơn, mây vần vũ như khói bốc từ lò hương, ngọn núi đó gọi là Hương lô phong.
Lý Bạch có đến sáu bài thơ về Lô sơn. Bài được truyền tụng rất nhiều là "Lô sơn dao", bài ca từ Lô sơn: "Ta vốn là người cuồng nước Sở, cuồng ca cười Không Khâu. Tay cầm gậy lục ngọc, sớm từ Hoàng hạc lâu… đi tìm khắp các núi non, vân vân…" Bài thơ đó dài quá, không tiện trích ra ở đây.
Dãy Lô sơn núi non trùng trùng, mây bay điệp điệp. Sông hồ in bóng Lô sơn như từng chấm nốt ruồi xanh xanh trên mặt nước trong xanh kiều diễm. Những thác nước từ chóp đỉnh cao tuyệt mù đổ xuống, như giải Ngân hà treo chênh vênh bên cầu Tam thạch. Từ giã sư tăng chùa Đông lâm, Lý Bạch lưu đề bài thơ:

Đông lâm tống khách xứ
Nguyệt xuất bạch viên đề
Tiếu biệt Lô sơn Viễn
Hà phiền quá Lổ khê
Đường Đông lâm tiễn khách
Vượn trắng gọi trăng ngàn
Chào Lô sơn ở lại
Khe Cọp cách hồng trần

Lô sơn ba mặt là nước, một mặt đất liền. Trước mặt, phía nam, là sông Trường giang đổ vào khúc Cửu giang. Phía tây là bến Tầm dương, phía đông là bến Bành lãi. Núi có bảy ngọn lớn chập chùng, chân núi chiếm một khoảng rộng chừng năm trăm dặm. Cảnh trí hùng vĩ được ông ghi lại trong hai bài thơ, vịnh hai nơi: đình Thấu ngọc chùa Khai tiên và cầu Tam giáp chùa Thê hiền. Đại khái như sau:
Đình Thấu ngọc, nói theo nghĩa đen của nó là đình "đánh răng". Thác nước từ đỉnh cao chót vót đổ xuống, mà Lý Bạch nói là trông giống như giải Ngân hà đổ xuống; thác đổ đến phía đông chùa Khai tiên, chảy thành dòng suối; hai bên đá nhấp nhô như những hàng răng ngọc, có lẽ vì thế mà gọi là Thấu ngọc đình:

Cao nham hạ xích nhật
Thâm cốc lai bi phong
Phách khai thanh ngọc giáp
Phi xuất lưỡng thanh long
Loạn mạt tán như sương
Tuyệt đàm dao thanh không
Dư lưu hoạt vô thanh
Khoái tả song thạch hồng
vân vân…
Sườn cao tuôn nắng đỏ
Hang sâu động gió rầu
Chẻ đôi mõm thanh ngọc
Hai rồng bạc đổ ào
Bọt nước bay sương trắng
Đầm tuyết rung trời cao
Dòng suối tuôn lặng lẽ
Chảy xiết qua hang sâu

….
Rồi đến cầu Tam giáp, phía đông chùa Thê hiền. Những tảng đá qua hàng vạn năm thi đua kêu gào với những dòng nước vỗ ầm như sấm sét. Cầu bắc ngang qua một khe nước sâu hun hút không thấy đáy. Sóng cuốn những con cá trôi nổi bập bềnh; tiếng sóng kinh hoàng cho đến vượn khỉ leo lên cây cũng rụng rời rớt xuống đất. Hơi lạnh thấm vào sương tủy của núi. Cỏ và cây cứng, và gầy. Giữa lớp mây mù kéo qua các hốc trống, khua lên những âm thanh như tiếng nhạc tấu lên từ những tiếng kim tiếng thạch. Chiếc cầu uốn cong treo lơ lửng trên suối như mảnh trăng vòng cung…
Núi non bên trong rầm rộ với những tiếng reo hò, gào thét như thác nước, của gió ào ạt và mây vần vũ. Nhưng ở ngoài xa, chỉ thấy chập chùng một dãy núi, ẩn hiện mơ hồ giữa đám mây trắng và sương mù. Thế thì, đâu là chân diện mục của Lô sơn?
Trong thời kỳ bị biếm trích ở Hoàng châu, ông mới có dịp lên dạo Lô sơn. Ông nói, khi mới đến Lô sơn, thấy cảnh núi non thanh kỳ tú lệ, quả là điều mơ ước được thấy từ trước. Tăng và tục trong núi thấy ông, ai cũng nói: "Tô Tử Chiêm đến rồi đó".
Ông tự cho là mình có duyên rất đậm đà với Lô sơn. Trước ngày ông đến, ngài viện chủ Viên thông thiền viện đã được báo mộng; cho đến chiều hôm sau thì ông lên. Sư nói: "Hôm qua nằm mộng thấy bửu cái bay xuống, chỗ đó liền có lửa cháy sáng lên. Há không là điềm báo tốt đẹp cho ngày hôm nay sao? " Ông cảm động, làm tặng ngài viện chủ một bài thơ thất luật, có hai câu 5 và 6 như sau:

Tụ lý bửu thơ do vị xuất
Mộng trung phi cái dĩ tiên truyền

Bửu thơ trong tay áo chưa lôi ra, mà bửu cái từ trời đã bay xuống báo mộng trước.
Ông ghé lại đề thơ nơi sơn phòng của Lý Thường, tại Bạch thạch tăng xá. Lý Thường, tự Công Trạch, vốn là bạn của ông. Thường trước khi ra làm quan, đọc sách tại đây. sách vở chất chứa hàng vạn quyển. Sau khi Thường ra làm quan, chỗ đó được dọn thành thư viện, lấy tên là "Lý thị sơn phòng". Ông có viết bài ký cho sơn phòng này. Ông lưu đề tại đây một bài thơ tứ tuyệt:

Ngẫu tầm lưu thủy thượng thôi ngôi
Ngũ lão thương nhan nhất tiếu khai
Nhược kiến Trích tiên phiền ký ngữ
Khuông sơn đầu bạch tảo qui lai

Ông nói, ngẫu hứng lần theo dòng suối mà lên đến chỗ cao chót vót đó. Ngọn Ngũ lão, như năm ông lão da mồi, cùng nở nụ cười chào đón. Nếu có gặp Trích tiên Lý Bạch, nhớ nhắn hộ là bao giờ đầu tóc bạc trắng hãy trở về Khuông sơn, tức Lô sơn. Ông nhắc đến Lý Bạch, có lẽ gợi hứng từ bài thơ "Trông về ngọn Ngũ lão trên Lô sơn" của Lý Bạch với lời hẹn trong hai câu thơ:

Cửu giang tú sắc khả lãm kết
Ngô tương thử địa tỏa vân tùng

Lô sơn với dòng Cửu giang thanh kỳ tú lệ, sẽ chọn nơi này để khóa cửa tùng cao vút tận mây.
Đến chùa Đông lâm, ông đề một bài tứ tuyệt lên vách, và kể từ đó, Lô sơn trở thành một ẩn ngữ kỳ lạ cho thi ca:

Hoành khan thành lãnh trắc thành phong
Viễn cận cao đê các bất đồng
Bất thức Lô sơn chân diện mục
Chỉ duyên thân tại thử sơn trung

Lô sơn, được nhìn ngang, nó như một dải núi dài; nhìn nghiêng, lại thấy nó là một ngọn núi cao. Nhìn thấy gần, hay xa, thấy núi cao hay núi thấp. Lô sơn ẩn hiện thiên hình vạn trạng. Vậy thì, chân diện mục của Lô sơn làm sao mà biết cho nổi? Cứ vào trong núi thì biết.
Một bài thơ khác, được truyền tụng thịnh hành trong giới Thiền tông, nói là của ông. Nhưng không rõ ông làm lúc nào. Trong các tập thi văn của ông, không thấy có. Bài thơ nói khá tinh tế về đạo Thiền, cũng khó biết rõ chân diện mục như Lô sơn.

Lô sơn yên tỏa Triết giang triều
Vị đáo sinh bình hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều

Bài dịch thơ bằng tiếng Việt hay nhất (không nhớ dịch giả):

Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang.
Khi chưa đến đó hận muôn vàn.
Đến rồi về lại không gì lạ.
Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang.
Sách Tục Truyền đăng lục chép:


"Dòng thiền Huệ Năng, đời thứ 14, pháp tự của Đông Lâm Chiếu Giác Thường Tổng thiền sư: Nội hàn Tô Thức cư sĩ.
"Nội hàn, Đông Pha cư sĩ, Tô Thức, tự Tử Chiêm. Nhân ngủ đêm tại chùa Đông lâm (trên Lô sơn), cùng với Chiếu Giác luận về đề tài "vô tình", rồi tỉnh ngộ. Sáng ra, làm bài kệ trình sư :

Khe thanh tiện thị quảng trường thiệt
Sơn sắc khởi phi thanh tịnh thân
Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ
Tha nhật như hà cử tợ nhân
Suối reo vẫn Pháp âm bất tuyệt
Màu non kia Chân thể Như lai
Đêm đó tám vạn bốn nghìn kệ

Ngày sau nói lại làm sao đây?
"Ít lâu sau, đến Kinh nam. Nghe đồn thiền sư Ngọc Tuyền Thừa Hạo, biện luận sắc bén đụng không nổi. Ông mới thay đổi y phục, trá hình tìm đến xin ra mắt. Hạo hỏi:
" - Tánh danh của tôn quan?
"Ông đáp:
" - Tôi tên Cân; tức là Cân hết thảy các cái Cân trưởng lão trong thiên hạ.
"Hạo hét lên một tiếng, rồi hỏi:
" - Nặng bao nhiêu?
"Ông không đáp được. Rồi từ đó khâm phục.
Về sau, qua Kim sơn; ở đó có bức chân dung của ông. Ông đề giỡn vào đó:

Tâm tợ dĩ hôi chi mộc
Thân như bất hệ chi châu
Vấn nhữ bình sinh hà nghiệp
Hoàng châu Quỳnh châu Huệ châu
Tâm như thanh củi tro tàn
Thân như thuyền lỏng theo ngàn nước trôi
Hỏi ông công nghiệp một đời
Hoàng châu, Quỳnh, Huệ, những ngày những năm.
…"

Hoàng châu, Quỳnh châu, Huệ châu, vân vân châu; những đoạn đường đày ải; những ngày tháng đoạn trường. Cuộc đời ông như một con thuyền buông lỏng, thả trôi cho nước cuốn. Nhưng cuộc thơ của ông thì sao: khổ lụy? Phiêu bồng? Đọa đày? Viễn mộng? Đâu là chân tướng, chân thể, chân tâm? Chân diện mục của Lô sơn, không phải là dễ thấy.
Ông bị biếm trích ở Hoàng châu, rồi sau qua Thường châu; 51 tuổi, được ân xá, chiếu hồi về triều. Cuộc đời ông bây giờ sẽ bắt đầu một đoạn đường danh vọng gần mức tột cùng. Sau năm năm trường đày ải, trên đường trở về triều, ngang qua Tiền đường, ông gặp Dương Kiệt. Dương Kiệt, tự Thứ Công, hiệu Vô Vi cư sĩ, bấy giờ đang làm quan ở bộ Lễ, Kiệt vâng mạng triều đình hộ tống vương tử Triều tiên, đạo hiệu Nghĩa Thiên tăng thống, đi du lãm các danh thắng vùng đất Giang nam. Ông làm bài tiễn Dương Kiệt và tự viết lời dẫn cho bài thơ:
"Vô Vi cư sĩ đã có lần phụng sứ lên Thái sơn tuyệt đỉnh, được thấy mặt trời lúc gà bắt gáy nửa đêm. Lại đã có lần hữu sự ngang qua Hoa sơn, ngày trùng cửu (ngày lễ hoa cúc, mồng 9-9), uống rượu trên ngọn Liên hoa phong. Nay ông lại phụng chiếu cùng Tăng thống Cao ly sang chơi Tiền đường. Tất cả đều là do vương sự mà lại được cái vui thế ngoại. Quả là kỳ diệu, chưa từng có."
Lời dẫn hé cho thấy một góc trời trong cõi thi ca của ông; một góc cạnh nào đó của Lô sơn chân diện mục. Cuộc chơi trong cõi mộng của thi ca còn có phong độ phiêu bồng của những cuộc giao tình phương ngoại; cuộc giao tình với ngoài kia những phương trời diệu vợi. Lô sơn hùng vĩ, phiêu bồng, nhưng u ẩn. Lòng núi dấu kín những tâm sự nghìn năm không nói; lòng núi ủ kín những cuộc đời trầm mặc; những thân thể khô gầy như hạc như trúc, những tâm hồn nguội lạnh như tro tàn mùa đông. Núi âm thầm, cho gió ngàn gào thét, cho mây trời vần vũ, và những dòng thác từ trên tuyệt đỉnh cao mù đổ ào xuống. Lô sơn đồng vọng một cõi thi ca bát ngát. Cõi thi ca trùng trùng điệp điệp những ẩn ngữ kỳ diệu. Khách phàm trần bươn bả, thuyền đỗ bến Bành lãi hay Tầm Dương, chỉ thấy đó là một cõi đẹp của khói mờ sương phủ; chỉ thấy đó là một bầu trời trong chiều tà rồi nắng quái, trong nắng quái rồi chiều tà. Làm sao thấy và nghe những tình tự u trầm trong đó? Hoặc u trầm, hoặc cuồng nộ, Lô sơn có thiên hình vạn trạng. Những chiếc nón hoàng quan của đạo sĩ, những chiếc áo phá nạp của thiền tăng; đầu này vẳng tiếng Huỳnh đình, đầu kia dội tiếng chuông triêu mộ. Những hình bóng và những âm hưởng đó, từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, bên dòng lịch sử trường mộng của nhân sinh đổ ầm xuống; có những cuộc thi gan tuế nguyệt diễn ra trong lạnh lùng, cô tịch. Ngày và đêm, đày đọa hình hài và tâm trí, đứng trơ vơ, kinh đảm hãi hùng, trên chiếc cầu độc mộc, bắc ngang qua ghềnh sinh tử. Phương ngoại là cõi của ngày tháng phiêu bồng, có trăng thanh gió mát, có nắng quái tà dương, có xuân lan thu cúc, có đủ tất cả mọi thứ thanh nhàn, tiêu sái, phóng dật… mà người đời mong ước. Nhưng đó chỉ là Lô sơn từ bến Tầm dương nhìn lại, hay từ bến Bành lãi trông sang. Xa hay gần, cao hay thấp, Lô sơn đẹp trong thiên hình vạn trạng. Giữa lòng Lô sơn, ngày tháng u trầm trôi qua trong một phương trời đọa đày viễn mộng. Phải chăng đây đã là nơi sơn cùng thủy tận của một cõi thi ca bát ngát?
Từ khi bước ngang qua:

Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu

(Kiều)
Và từ đó đã bước ngay vào một trường thiên lịch sử đọa đày, khổ lụy:

Mối tình đòi đoạn vò tơ
Giấc hương quan luống lần mơ canh dài
Song sa vò võ phương trời
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng
(Kiều)

Tình cố quận, tình tha hương, trong những ngày lưu lạc, và chân trời phương ngoại cho những ngày tháng tiêu dao, hồn thơ bay cao vút đến mấy vạn trời mây, vẫn còn đồng vọng Lô sơn; một chiếc cầu độc mộc cheo leo, bắc ngang qua bên này và bên kia, hai bên bờ của một cõi sống và chết, mà bên dưới là vực thẳm tuyệt mù, dội lên những ẩn ngữ kỳ lạ của dòng lịch sử kinh hoàng, trôi ào ạt trong cái lặng lẽo vô thanh vô tức. A宠ngữ cùng tuyệt của thi ca đồng vọng từ đó, hay từ đâu? Lô sơn đẹp trong thiên hình vạn trạng, và chân diện mục của Lô sơn ra sao?
Ông viết về Sâm Liêu Tử, một người bạn trong mối giao tình thi ca, và trong cuộc giao tình phương ngoại:
"Đông Pha cư sĩ nói: Thưa! Sâm Liêu Tử, có cái thân lạnh mà đạo giàu. Văn thì rành rõi mà nói năng chậm chạp. Bên ngoài mềm nhũn mà bên trong cứng cỏi. Đối với người thì không ganh đua mà đối với cái quấy của bạn bè thì hay châm chọc. Hình khô tâm tro lạnh mà thích nói lời cảm khái với thời, thưởng ngoạn với vật, và không thể vong tình. Đó là chỗ mà tôi gọi là Sâm Liêu Tử có năm điều không thể hiểu."
Xưa kia, Lý Bạch cũng có một người bạn tên Sâm Liêu Tử. Đông Pha cũng có một ngưòi bạn như vậy. Sâm Liêu Tử của Đông Pha là biệt hiệu của tăng Đạo Tiềm, một sư tăng tu ở Tiền đường. Đạo Tiềm rất thích thơ. Trước khi Đông pha đáo nhiệm Tiền đường hai người đã biết nhau, qua giấc mộng. Nên khi tới Tiền đường, Đông Pha liền đi tìm gặp ngay Đạo Tiềm, rồi viết Ứng mộng ký (?). Hai người qua lại và làm thơ với nhau. Thơ của họ được khắc nhiều nơi các vách đá trong vùng Giang Triết.
Năm Nguyên hựu thứ 6 (1091), từ Tiền đường, ông được lịnh gọi trở về triều, ông để lại bài từ, theo điệu "Bát thanh cam châu", tặng Sâm Liêu Tử:

Hữu tình phong vạn lý quyển triều lai,
Vô tình tống triều qui.
Vấn Tiền đường giang thượng,
Tây hưng phố khẩu
Kỷ độ tà huy.
Bất dụng tư lương kim cổ,
Phủ ngưỡng tích nhân phi,
Thùy tợ Đông Pha lão,
Bạch thủ vong ky.
Ký thủ Tây hồ tây bạn,
Chánh xuân sơn hảo xứ
Không thúy yên phi
Toán thi nhân tương đắc,
Như ngã dữ quân hi.
Ước tha niên đông hoàn hải đạo,
Nguyện Tạ công nhã ý mạc tương vi.
Tây châu lộ,
Bất ưng hồi thủ,
Vị ngã triêm y.

Hữu tình thì ngọn gió từ một vạn dặm cuộn sóng tới. Vô tình thì đưa con sóng trở về. Thử hỏi, trên sông Tiền đường, và phố khẩu Tây hưng, qua mấy độ tà huy? Không kể gì kim hay cổ; cúi và ngước, thấy người xưa đã khác. Xem chừng lão Đông Pha, đầu bạc dửng dưng đời.
Nhớ lấy cảnh bờ tây của Tây hồ, sắc xuân lồng lộng, trời xanh thăm thẳm, khói mưa mù. Người thơ tương đắc, như tôi với Ngài, phỏng được bao nhiêu? Hẹn sang năm, vượt bỏ dặm ngàn trở lại đây, giữ mãi tấm lòng hoài vọng không bao giờ thôi. Đường Tây châu, đừng có quay đầu, vì tôi mà đẫm áo.
Đó là cuộc giao tình tương đắc của những người bạn thơ. Ngoài cuộc đó, còn là cuộc giao tình phương ngoại. Phương ngoại du, là cuộc chơi của những mặt công hầu rám nắng, trong một thuở tạm thời rửa mặt đi bàn chuyện Không hư, bàn cái Không và cái Hữu của tử sinh trường mộng. Thì ở đó, một tấm lòng thơ đã mở ra bao trùm cả hai cõi. Lời thơ sẽ lai láng cho tình thơ nồng nàn. Lời thơ sẽ điềm đạm cho trời thơ nghiêm nghị. Lời thơ sẽ phiêu bồng cho trời thơ lãng đãng. Lời thơ sẽ ngậm ngùi cho trời thơ cô tịch. Lời thơ sẽ cay đắng cho trời thơ đày đọa. Lời thơ vần vũ, và trời thơ trùng trùng điệp điệp bao la. Làm sao để mở rộng tấm lòng của mình cho thành tấm lòng của trời thơ lồng lộng, nhìn thẳng vào chân diện mục của Lô sơn, ba mươi sáu ngọn núi xanh cao ngất?
Thơ ông tiễn Đạo Tiềm nói:

Thượng nhân học Khổ Không
Bách niệm dĩ hôi lãnh
Kiếm đầu duy nhất quyết
Tiều cốc vô tân dĩnh
Hồ vi trục ngã bối
Văn tự tranh ủy bính
Tân thi như ngọc tiết
Xuất ngữ tiện thanh kỉnh
Thối Chi luận thảo thơ
Vạn sự vị tường bính
Ưu sầu bất bình khí
Nhất ngụ bút sở sính
Phả quái Phù đồ nhân
Thị thân như khâu tỉnh
Đồi nhiên ký đạm bạc
Thùy dữ phát hào mãnh
Tế tư nãi bất nhiên
Chân xảo phi ảo ảnh
Dục linh thi ngữ diệu
Vô áp Không thả Tĩnh
Tĩnh cố liễu quần động
Không cố nạp vạn cảnh
Duyệt thế tẩu nhân gian
Quán thân ngọa vân lĩnh
Hàm toan tạp chúng hảo
Trung hữu chí vị vĩnh
Thi Pháp bất tương phương
Thử ngữ đương cánh thỉnh

Đó là một bài thơ, hay một bài văn luận về phép làm thơ, gọi nó là thế nào cũng được. Lô sơn có thiên hình vạn trạng, nhìn ngang hay nhìn dọc, tùy. Ông nói, đại khái như thế này:
Thượng nhân học về cái lẽ Khổ Không; một trăm thứ niệm tưởng đã thành tro lạnh hết. Cũng tợ thể vung lưỡi kiếm một cái là y như gió thổi chẻ hạt thóc lép, không còn chút bụi cám. Tại sao ngài lại phải chạy theo bọn tôi, tranh đua cái vẻ rực rỡ của văn tự? Bài thơ bọn tôi mới làm, nó đẹp như tán vụn viên ngọc lóng lánh; lời thơ vừa ra là đã trong veo kỳ lạ. Hàn Thối Chi (Hàn Dũ), luận cách viết chữ thảo, mà chưa hề bỏ bê mọi việc. Cái u sầu, cái khí bất bình, nội một nét bút là hàm tất cả.
Lạ thay, những người đi tu Phật, coi thân này như là gò, như là giếng, chật hẹp và tù túng, nên chịu cảnh đạm bạc trơ vơ, thì đi bộc bạch cái hào, cái mãnh với ai?
Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ thì không phải thế. Cái ảo diệu không phải là cái ảo ảnh. Muốn cho lời thơ tuyệt diệu, thì phải là đừng gò ép, vừa Không và vừa Tĩnh. Tĩnh cho nên thâu tóm hết mọi vọng động. Không cho nên bao hàm vạn cảnh. Ngắm nhìn sự đời, bôn ba giữa đời, mà thấy mình như nằm trên chóp đỉnh mây cao. Đủ hết các thứ mặn nồng, chua chát; trong đó có cái hương vị tuyệt vời.
Thơ và Pháp (Đạo) không chống trái nhau, không hại nhau. Cái đó lại nhờ Thượng nhân hạ quyết.
Nhờ hạ quyết? Không nhờ, cũng đã quyết. Người học Thiền, học từ cái khổ đau, hư ảo; học cho thân tâm ra là thứ tro tàn nguội lạnh. Học như thế là học để mà đoạ đày. Sở đạt của sở học đó, là buông thả, hóa thành cái Không và trở thành cái Tĩnh. Buông thả, thì không câu chấp, không còn bị ràng buộc. Cũng tiêu dao như hồn thơ thoát sái và lãng mạn. Tâm Tĩnh, thì trầm lặng như mặt nước không gợn sóng, phản chiếu trọn vẹn ngoại cảnh. Tâm Không, thì Tâm rộng như mặt biển bao la, dung nạp tất cả ngân hà tinh đẩu. Người học Thiền chịu đọa đày cho thân mình gầy, cho tâm mình nguội, trong đó có cái diệu dụng phi thường của nó. Người làm thơ, cuộc đời bị đày ải truân chuyên, trong đó cũng có cái ảo diệu của vị chua, vị mặn. Suốt đời học Thiền; suốt đời vẫn đày đọa thân tâm; đày đọa trong cái Không và cái Tĩnh. Đày đoạ đó, mà kỳ thực không là đày đọa. Cũng vậy, suốt đời làm thơ, thì suốt đời khổ lụy lao đao; nhưng không là khổ lụy lao đao. Chỗ ảo diệu đó, chưa đạt đến cõi thượng thừa của thi ca, làm sao hiểu nổi?
Nhưng, ai nói người học Thiền phải chịu đày đọa thân tâm? Họ nhàn hạ, họ thong dong, họ tiêu sái; họ lãng đãng như Lô sơn thấp thoáng giữa mây trắng và sương mù. Tuy nhiên như thế, nhưng ai quyết rằng tâm hồn đó trầm mặc như nước hồ không dao động? Giữa lòng Lô sơn, giải Ngân hà trên bầu trời cô tịch không ngừng đổ xuống ầm ầm như sấm sét.
Thi sĩ và Thiền sư cùng lao đao, và cùng tiêu sái, trong cùng một cõi trầm mặc phiêu bồng, vừa Không vừa Tĩnh. Ngọc đường kim mã hay Giang bắc Giang nam; hay lão thần cô quạnh nơi Hoàng châu, Huệ châu... , đày ải hay không đày ải, hồn thơ vẫn điềm đạm bao la trong thơ huy hoàng bát ngát.
Thế thì, cái chỗ đọa đày viễn mộng nghe chừng như là phải kinh hoàng táng đảm, nó làm cho đất liền cũng trở thành sa mạc, với nóng cháy và với gió rét kinh hồn. Thế mà lại khác hẳn. Đó là cái Không Không và Tĩnh Tĩnh, cõi của mây trời trên đỉnh núi. Khách phàm trần chưa bước tới nổi, nên cứ tưởng là nơi khổ lụy tột cùng, hoặc huy hoàng tráng lệ. Cả hai, vừa phải vừa không phải. Lô sơn có thiên hình vạn trạng. Cõi thơ có trùng trùng ẩn ngữ.
Đạt tới cõi thượng thừa của Thơ, như người học Thiền chứng chỗ Không tịch của Đạo; cái đó vừa khó vừa dễ. Học Thiền ba mươi năm, ba mươi năm đày đọa thân tâm, mà không thành. Phẫn chí, bỏ đi; bất chợt thấy một cánh hoa rơi, cõi Không tịch cũng hoát nhiên, đột ngột mở ra. Chỗ ảo diệu đó, khó giảng cho thông. Cho nên, không thể nào lấy tay chỉ thẳng vào cõi thơ, rồi bảo đây là chân diện mục của nó. Nói được một cách dễ dãi, hay không dễ dãi, như thế chẳng khác nào đàn bà con nít cũng biết giảng chỗ ảo diệu của Ngộ Thiền. Ông viết trong bài bạt của khắc kinh Lăng già như thế này:
"… Chỉ lấy theo chỗ giản tiện; được một câu kinh, một bài kệ, tự cho là liễu chứng. Cho đến cả bọn đàn bà, con nít, dong tay cười giỡn, đua nhau bàn bạc hương vị Thiền. Kẻ cao thì vì danh, kẻ thấp thì vì lợi. Cái dư ba mạt lưu đó không đâu không chảy tới. mà cái vi diệu của Phật Pháp đã mất rồi. Chẳng khác nào thầy lang quê mùa… (may mà chữa lành bịnh nhẹ)…"
Đại khái, nơi cõi Thiền cũng có cái khó phân biệt Chân và Ngụy. Cõi thơ há lại không? Nhưng chỉ thẳng vào chỗ đó, không thể được. Nó không phải là chỗ dị đồng giữa con chó và con cọp, hay giữa cọp thực và cọp giấy.
Quả nhiên, điều thấy rõ là ông đã giảng giải thế nào là Thơ, và thế nào là Thiền. Và cũng thấy rõ là trong đó có chỗ đồng và chỗ dị. Nhưng chỉ thẳng vào những chỗ đó, thiên nan vạn nan.
Có thể đọc lại bài thơ ông tặng Đạo Tiềm, đã dẫn ở trên kia. Bài thơ:

Vị văn Lô nhạc đa chân ẩn
Cố tựu cao nhân đoạn túc phan
Dĩ hỉ Thiền Tâm vô biệt ngữ
Thượng hiềm thế phát hữu thi ban
Dị đồng mạc vấn nghi tam ngữ
Vật ngã chung đương phó bát hoàn
Đáo hậu dữ quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập lục thanh sơn.

Tống Triết tông, năm đầu niên hiệu nguyên hựu (1086), vương tử Cao li, Tăng thống Nghĩa Thiên, sang thăm Trung Hoa, tìm hiểu Phật giáo Hoa Nghiêm tông. Vua sắc chỉ Đông kinh Giác nghiêm Thành thiền sư ứng đối. Thành đề cử sư Tịnh Nguyên ở Tiền Đường, thay thế mình. Vua mới lịnh cho Dương Kiệt hộ tống Nghĩa Thiên tăng thống đến Tiền đường. Các tự viện làm lễ đón và đưa rất rầm rộ.
Khi Nghĩa Thiên mới đến Kinh sư, vua sắc Lễ bộ Tô Thức tiếp đón. Rồi đến yết Viên chiếu. Bản thiền sư, thảo luận về tông chỉ Phật Pháp. Sau đó, đến Kim Sơn. Ở đó, Phật Aᮠngồi mà đón và nhận lễ cúng nạp. Dương Kiệt kinh ngạc hỏi. Phật Aᮍ đáp: Nghĩa Thiên là tăng nước ngoài, nhưng luật của người xuất gia không phân biệt biên vức quốc gia, do đó, không vì Nghĩa Thiên đến với tư cách một vương tử ngoại quốc, được triều đình đãi như một thượng khách, mà sư phải theo cách tiếp đãi của triều đình. Triết tông biết việc đó, rất khâm phục thái độ của Phật Aᮮ Về sau, vua mang chiếc áo nạp do Cao li tiến cống tặng cho Phật Aᮮ Đông Pha viết bài nạp tán:

                                                                          "T Ự A :

"Trưở讧 lão Phật Aᮠđại sư Liễu Nguyên, dạo chơi Kinh sư. Thiên tử nghe danh sư, đem chiếc áo Ma nạp do nước Cao lệ cống hiến ban cho sư.
"Khách có người thấy, khen rằng: Hỡi ôi! Đẹp thay! Chưa từng thấy vậy. tôi và con tôi đã thử nắm vạt nó trải ra, theo cái chéo nó trương lên mà tung ra; từ phía đông tận đất Ngung di, phía tây tới Muội cốc, phía Nam Giao chỉ, phía bắc U đô, tất cả đều nằm trong lỗ kim khe chỉ của tôi cả.
"Phật Aᮠcười hô hố, nói: Aꮠthua gì! Cái ông nói còn quê mùa lắm. Tôi lấy con mắt Pháp mà nhìn nó, thấy trong mỗi lỗ kim có vô lượng thế giới. Rồi trong mỗi thế giới đó, có bao nhiêu chúng sinh, mà mỗi lỗ kim khe chỉ của mỗi chiếc áo chúng mặc đều là thế giới. Cứ lần lượt như thế cho đến tám mươi lần, mà quang minh của Phật tôi đều rọi tới, cùng với Thánh đức của Quân thượng tôi bao trùm như đem biển cả mà đổ vào một lỗ chân lông, như để cõi đất mà lấp một lỗ kim. Thì những Ngung di, Muội cốc, Giao chỉ, U đô, có gì đáng nói. Nên biết rằng, chiếc áo nạp đó không phải lớn, không phải nhỏ, không phải vắn, không phải dài, không phải nặng không phải nhẹ, không phải mỏng, không phải dày, không phải Sắc không phải Không. Hết thảy thế gian chịu lạnh đến nứt da, rụng ngón mà áo nạp đó không lạnh; nóng đến độ đá tan, vàng chảy mà áo nạp đó không nóng; năm thứ dơ bẩn lai láng của thế gian không làm nó bợn; lửa kiếp tận hừng hực đốt rụi thế gian mà áo nạp đó không hoại. Sao lại có tâm tư duy sinh ra nghĩa tưởng hèn kém?
"Nhân đó, người đất Thục là Tô Thức nghe vậy mới làm bài tán rằng:

Xếp lại mà cất
Thấy nạp không thấy sư
Mặc mà không xếp
Thấy sư không thấy nạp
Chỉ sư với nạp
Phi một phi hai
Chột mắt mà nhìn
Rận rệp rồng voi.
…"

Phật Ấn Liễu Nguyên, hiệu Giác Lão. Lúc Đông Pha bị biếm trích ở Hoàng châu, thì sư trụ ở chùa Qui tông, Lô sơn. Hoàng châu và Qui tông đối ngạn, nên ông và sư thường hay qua lại giao thiệp, trao đổi làm thơ, đi ngoạn cảnh.
Sau sư dời sang ở chùa Kim sơn. Một hôm, ông đến thăm vào lúc sư đang giảng kinh cho tăng trong chùa. Họ đứng hai hàng để nghe. Ông đến, sư nói: "Nơi đây không có giường ghế. Cư sĩ đến, biết ngồi đâu bây giờ?" Ông bảo: "Vậy thì muợn đỡ tứ đại của Phật Aᮠlàm giường ngồi." Nghĩa là, ông mượn cái thân tứ đại của Phật Aᮠlàm giường ngồi. Phật Aᮠnói: "Sơn tăng này có một câu hỏi, nếu thí chủ đáp được, sẽ theo lời cho mượn thân tứ đại này làm giường ngồi. Nếu không, xin để lại sợi ngọc đái làm vật trấn sơn môn." Ngọc đái là giải dây buộc ngang lưng của bậc thượng lưu thời đó, được đem ra đánh cuộc, để làm bửu vật trấn giữ cửa chùa. Ông liền cởi ngay giải dây đặt lên bàn. Sư hỏi: "Tứ đại giai không, ngũ uẩn phi hữu. Cư sĩ muốn ngồi vào đâu? " O⮧ ngẫm nghĩ, chưa kịp trả lời, thì sư đã gọi gấp thị giả mang sợi đái đi cất, để làm vật trấn sơn môn. Ông làm ngay hai bài thơ tặng sư (trích một bài đọc chơi):

Bịnh cốt nan kham ngọc đái vi
Độn căn nhưng lạc tiễn phong ki
Dục giao khất thực ca cơ viện
Cố dữ sơn vân cựu nạp y.
Xương gầy giải ngọc buộc sao vô?
Hồ đồ thấp trí chịu thua cơ.
Những mong kiếm chác trò con hát;
Nay để làm duyên với cửa chùa.

Chuyện đó trở thành cái giai thoại mà người ta truyền tụng là "Ngọc đái trấn sơn môn" rất thịnh hành.
Năm ông 49 tuổi. Kể từ khi bị biếm trích ra Hoàng châu đến bây giờ, là đã hơn bốn năm. Tháng 4 năm đó, Giáp tý (1084), ông được lệnh phải dời sang ở Nhữ châu. Trên đường đi Nhữ châu, ông gặp Tử Do ở Quân châu. Lúc này, Tử Do ở Quân châu; sư Vân Am ở chùa Động sơn; Thông thiền sư, người đất Thục, ngụ tại chùa Thọ thánh. Tối đó, cả ba người cùng thấy một giấc mộng giống nhau. Họ thấy đi đón Ngũ Tổ Sư Giới hòa thượng. Sư Giới là một thiền sư đời thứ 9 của dòng thiền Huệ Năng. Cả ba cùng vỗ tay cười lớn: "Thế gian quả có chuyện đồng mộng, lạ thay!" Ít lâu, thư của ông đến báo tin là ông đã tới Phụng tân, sẽ gặp nhau trong sớm tối. Ba người cùng ra ngoài 20 dặm chùa Kiến sơ thì gặp ông. Mỗi người lần lượt kể giấc mộng của mình. O⮧ mới nói: "Tôi hồi 7, 8 tuổi, có lần nằm mộng thấy mình làm tăng, qua lại bên Thiểm hữu." Sư Vân Am cả kinh, nói: "Sư Giới là người ở Thiểm hữu. Tuổi về già, bỏ chùa Ngũ tổ đến dạo ở Cao an, sau mất tại chùa Đại ngu. Tính ngược lại, đã đúng 50 năm." Bấy giờ ông 49 tuổi. Vậy, đại khái, đời trước ông là thiền sư Ngữ tổ Sư Giới. Nhưng nghe nói Sư Giới đã tỏ ngộ đạo thiền, đã đắc đạo, sao thác sinh ra ông lại phải trải qua một kiếp lao đao đày ải như thế?
Ông bị đày xuống Quảng đông, rồi Hải nam, từ năm 59 tuồi, cho đến 66 tuổi thì được tha về.
Trong thời gian này, ông quen thân với sư Trùng Biện. Ông viết dật sự của sư Trùng Biện, tức Nam Hoa trưởng lão.
"Thiền sư Khế Tung thường sân; người ta chưa từng thấy sư cười. Sư Hải Nguyệt Biện thường vui, người ta chưa từng thấy sư giận. Tôi ở Tiền đường, chính mắt thấy hai vị đó đều ngồi kiết già mà hóa (chết). Khế Tung đã trà tì (thiêu xác), mà lửa không hủy hoại. Thêm củi cho lửa đỏ đến năm lần mới thôi. Hải Nguyệt đến khi táng mà gương mặt vẫn tươi như còn sống, lại còn cười nụ.
"Thế mới biết, hai người lấy cái sân và cái hỉ mà làm Phật sự vậy.
"Người đời coi thân hình như vàng ngọc, không để cho gót chân dính bụi. Bậc Chí nhân thì ngược lại. Tôi lấy đó mà biết rằng, hết thảy các Pháp đều do ái mà hoại; do xả mà thường. Há không phải vậy sao?
‘Tôi từ Hải nam trở về, thì Trùng Biện tịch đã lâu. Qua Nam hoa điếu. Hỏi chúng tăng ở đó về chỗ mộ tháp của Sư. Họ bảo: "Thầy tôi xưa đã có làm thọ tháp, về phía đông Nam hoa vài dặm. Có người không ưa thầy, nên táng ở mộ khác. Đã hơn bảy trăm ngày rồi. Nay Trưởng lão Minh Công ra sức một mình, dời về thọ tháp. Thay quan, đổi áo, thấy trọn cả thân thể vẫn như đang còn sống; áo vẫn tươi và thơm. Mọi người hỗ thẹn và kỉnh phục."
"Đông Pha cư sĩ nói: Trùng Biện coi thân là vật gì? Vứt nó vào rừng Thi đà để nuôi chim, nuôi quạ, đâu có sự để ở thọ tháp cho an ổn. Vì là, Minh công là người biết rõ Trùng Biện, nên đặc biệt muốn lấy sự họa phúc đồng dị mà thôi.
"Tôi mới đem trà, quả đến cúng ở tháp sư, rồi viết lại sự việc đó để gởi cho thượng túc đệ tử của sư là sư Khả Hưng. Nam hoa tháp chủ.
"Bấy giờ, niên hiệu Nguyên phù thứ 3 (1100), tháng 12, ngày 19."
Độ nửa tháng sau, ông viết bài "Nam hoa trưởng lão đề danh ký"
"Học giả lấy sự thành Phật làm khó ư? Con nít vọc đất, vẽ cát mà giỡn thôi, cũng đủ thành Phật; lấy đó mà cho là dễ ư?
"Những bậc đã được thọ ký, đã đắc đạo, như các vị Bồ tát và các Đại đệ tử (của Phật Thích Ca) mà còn không dám đi thăm bịnh (cư sĩ Duy-ma-cật); cái nghĩa đó là thế nào?
"Lúc đang mê loạn điên đảo, trôi lăn trong biển khổ, mà vừa có một niệm Chân thành, thì vạn pháp đều có đủ cả. Còn như, cần khổ dụng công, như đắp núi đã cao đến chín bậc, sau chỉ vì một chút sai sẩy cỏn con mà một nghìn đời không phục lại nổi.
"Hỡi ôi, Đạo vốn là như vậy đó!
"Nhưng riêng gì Phật thôi ư? Thầy Tử Tư có nói: "Hạng phàm phu phụ không ra gì cũng có thể hành (đạo) được; còn như chỗ tột cùng, thì dù là Thánh nhân cũng có chỗ chưa đủ sức." Mạnh Tử thì cho rằng Đạo của Thánh nhân bắt đầu ở chỗ không làm việc trèo tường khoét vách mà cái ác của việc trèo tường khoét vách đã hiện ở lời nói. Không nói người chưa có ý muốn làm việc trèo tường khoét vách, thì dù có việc trèo tường khoét vách cũng không muốn. Từ cái tâm mình không muốn làm mà đi cầu nó (đạo), thì việc trèo tường khoét vách đã đủ để làm Thánh nhân rồi.
"Đáng nói mà không nói. Không đáng nói mà lại nói: những điều như vậy, dù là Hiền nhân, Quân tử cũng không thể tránh khỏi. Nhân từ cái lỗi không thể tránh mà tiến tới, dù là Hiền nhân Quân tử cũng có lúc phải đi ăn trộm.
"Đó là hai Pháp ngược nhau, nhưng lạm dụng lẫn nhau. Nho và Thích cũng như nhau ở chỗ đó.
"Nam Hoa trưởng lão Minh Công, trước kia theo cái học của Tử Tư, Mạnh tử. Sau bỏ nhà theo Phật. Người không biết, cho là trốn Nho theo Phật, chứ không biết Sư vẫn còn Nho.
"Chùa Nam hoa này, từ Ngài Lục tổ Đại Giám (Huệ Năng) thị diệt, những người truyền Pháp đắc đạo đều phân tán tứ phương, cho nên Nam hoa lâu nay là chùa Luật (tông).
"Đến đời Tống ta, trong niên hiệu Thiên hi thứ 3 (1019) mới bắt đầu có chiếu cử Tri Độ thiền sư Phổ Toại làm trụ trì. Cho đến sư Minh Công bây giờ, đã được 11 đời.
"Minh Công nói với Đông Pha cư sĩ: "Tể quan hành pháp thế gian. Sa môn hành pháp xuất thế gian. Thế gian tức xuất thế gian, như nhau không khác. Nay các tể quan truyền nhau đều có đề danh ghi lên vách; chỉ riêng sa môn là không có. Vả lại, đạo tràng tôi ở đây, sửa sang chỗ Phật Tổ thì được, nhưng sự truyền không nghiêm. Nhờ thầy viết hộ tôi bài ký.
"Cư sĩ thưa: Vâng.
"Rồi luận Nho và Thích không gặp nhau nhưng đồng nhau, lấy đó làm bài ký này.
"Năm đầu niên hiệu Kiến trung tĩnh quốc (1101), tháng giêng, ngày mồng 1."
Trên đường về Kinh, ông nằm mộng thấy làm một bài thơ gởi cho Chu Hành Trung. Hôm sau thức dậy, còn nhớ rõ cả. Và ông chép lại:

Thuấn bất tác lục khí
Thùy tri quí Dư Phiên
Ai tai Sở cuồng sĩ
Bảo Phác hào không sơn
Tương Như khởi nghễ trụ
Đầu bích tương dữ hoàn
Hà như Trịnh Tử Sản
Hữu lễ quốc tự nhàn
Tuy vi Hàn Tuyên Tử
Bỉ phu diệc hoài Hoàn.
Chí kim bất tham bửu
Lẫm nhiên siêu trần hoàn.

Ít hôm sau, ngày 28 tháng 7, ông mất. Bài thơ làm trong mộng trên đây được người dời truyền tụng là tuyệt bút của ông.
Nếu vua Thuấn không chế ra sáu thứ dụng cụ, ai biết ngọc Phiên, ngọc Dư của bậc quân vương là quí ?
Cuồng sĩ nước Sở có viên ngọc phác, nhưng trong đời không ai cho đó là ngọc, mà coi nó là đá cuội, nên thương thay! ôm ngọc mà kêu gào với núi hoang.
Khi người ta nhận được ngọc Bích là quí, thì Lạn Tương Như cầm nó trong tay, liếc nhìn cái trụ, quyết ý đầu và ngọc sẽ cùng nát cả, thế mà hăm dọa được vua Tần, mang được trọn vẹn cả đầu cổ và ngọc Bích trở về Triệu.
Trịnh Tử Sản hộ tống Trịnh bá sang Tấn. Tấn hầu vì cớ có tang, không chịu tương kiến. Tử Sản cho phá sập nhà cửa, tường vách của Tấn, cho là chỗ chật hẹp, không phải lễ đãi khách đối với chư hầu như vậy. Làm dữ, thế mà quốc gia nhờ đó lại được yên ổn, vì là có lễ. Nhưng có cần làm vậy ư?
Có gia bảo ngọc Hoàn như Hàn Tuyên Tử, dù đến khi nghèo kiệt, bọn đầy tớ trong nhà cũng có ngọc mà đeo.
Cho đên bây giờ, ta vẫn chưa hề tham đến những món quí, món báu. Cho nên, hiên ngang lẫm liệt đứng cao vọi bên trên tất cả cõi đời.
Đó là những lời tuyệt bút? Được truyền tụng là như thế. Và tuyệt bút của một người trong mộng. Trong cõi mộng, tâm sự của khách tài hoa nó kiêu hùng trong phong độ lẫm liệt hiên ngang. Tài hoa lãng mạn bát ngát như Lô sơn ẩn hiện giữa mây trắng và sương mù. Lẫm liệt siêu trần hoàn cũng y thể như ngọn Lô sơn sừng sững giữa một cõi trời cô tịch.
Học thơ, và làm thơ, đạt đến cõi thượng thừa lẫm liệt của trời thơ, đến chỗ tài hoa tuyệt đỉnh của trời thơ; như viên ngọc quí giá vô tận. Đời không biết tới, người có nó cũng khổ lụy kêu gào với ngọn núi hoang vắng cô liêu. Mà đời biết đến nó, thì cũng khổ lụy kỳ cùng cho người có nó. Có, hay không có cái tài hoa tuyệt thế, cái lẫm liệt siêu trần, của một viên ngọc quí, vẫn là những cái làm khổ lụy cuộc đời. Khổ lụy, và triền miên khổ lụy, nó là thứ gì? Và tại sao lại có nó? chân diện mục của Lô sơn được gói trọn vào trong một câu hỏi này ư? Nếu thế thì, Lô sơn trùng trùng điệp điệp, không làm sao bước tới, cho thấy tường tận chân diện mục nó. Nhưng người dù đã bước tới, tận vào chỗ sơn cùng lộ tuyệt của nó, cũng không làm sao nói lại được một góc cạnh của cái thấy đó. Rồi từ đó, đột nhiên, trời Thơ trở nên là một, hay là những phương trời đọa đày viễn mộng. Đọa đày cho đến kỳ cùng, đọa đày cho thành kỳ diệu tuyệt mức.
"Lao viễn mộng", đọa đày viễn mộng, của nhà thơ đó, một chân diện mục của Lô sơn mà khách trần tục lụy, nghìn đời không sao hé thấy.
Cõi thơ mở ra, và khép lại trong một cõi mộng không lời.
Từ bến Tầm dương, hay bến Bành lãi nhìn lên, Lô sơn khói tỏa sương mù.

Chân diện mục của Lô sơn?
Chân diện mục của Lô sơn

Tuệ Sỹ

Kim Phượng Sưu Tầm

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Quỳnh Hương


Ảnh "Sau Lần Thăng Hoa" của anh Phuoc Nguyen

Hồn lâng lâng dần chìm lắng đọng
Ôi diệu huyền ngan ngát hương riêng
Phút nhiệm mầu sâu hơi thở nhẹ
Nụ tinh khôi vừa hé Quỳnh Hương

Cánh vô thường thủy chung ướm mộng
Chút tự tình bóng nguyệt sương giăng
Trong chìm đắm chập chờn ngây dại
Rạng ngày gục chết mối tương tư

Ngày lãng quên sau đêm diễm lệ
Suốt thương vay nhựa sống bừng lên
Thời gian mảnh lụa mềm bao phủ
Tỏa nồng nàn thanh khiết một đêm

Kim Phượng
***
Em, nàng tiên kỳ ảo
Tha thướt trong đêm qua
Sáng buồn thiu xếp cánh
Ủ rủ góc sân nhà
Giữa cõi đời huyển mộng
Kiếp người hay kiếp hoa
Cám ơn em đã nở
Một đêm thôi cho ta 

Khánh Hà
***
Đêm Say Hương Quỳnh 

Em đến bên đời trắng tinh khôi
Khép nép ươm môi buổi yêu người
Hương say hạnh phúc cười khúc khích
Đêm tàn thúc thích đóa Quỳnh tơi

Kim Oanh

Mái Tóc Dạ Hương

Ca ngợi và tiếc nhớ mái tóc đẹp thướt tha của người thương thuở trước, nay đã chia lìa.


Sáng tác: Nhạc Sĩ: Nguyễn Hiền
Ca Sĩ: Ý Lan
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Lời Mẹ Dạy


Con còn nhớ tuổi vừa khôn lớn
Mẹ dạy con ăn nói thật thà
Lời thốt ra như châu ngọc quý
Nết na kia mỹ ý con người

Dung mạo đoan trang khi cười nói
Kính trọng người trên đó nghĩa nhân
Bổn phận con noi gương hiếu thảo
Giữ đạo tròn nhớ lấy nghe con

Nay mẹ khuất đã không còn nữa
Giữa chợ đời chốn cõi nhân gian
Nhang lòng một nén xin thề nguyện

Những lời mẹ dạy khắc vào tâm

Sống cần một tấm lòng phải không mẹ!?

Kim Phượng

Vu Lan Bên Mồ Mẹ




Một nén nhang, mồ mẹ chưa xanh cỏ
Một nỗi lòng như đáy huyệt thật sâu
Trong khói bay ánh mắt mẹ hôm nào
Lời trìu mến hơn vạn lần ngôn ngữ

Con của mẹ cũng chẳng nhiều được chữ
Muốn lời yêu nhưng chẳng ráp thành câu
Lòng của con là cả đất trời cao
Không đủ chứa tình con cho thân mẫu

Rằm tháng Bảy. Bây giờ con mới thấu
Đóa hoa sầu thấm thía tỏa nhụy đau


Như từng cánh thương nhớ rụng dạt dào
Trong chất đắng sinh ly và tử biệt

Ôi! Mẹ ơi con một đời keo kiệt
Môi lưỡi này không ráp chữ yêu thương
Giờ mẹ đã không nghe tiếng của con
Thì yêu mến cũng đã thành vô nghĩa

Con đứng đây nắng xói vào nghĩa địa
Như xói từng hối hận của lòng con
Như nhác dao đâm nát ở trong hồn
Phải chi nói cạn lời này trước đó

Ngọn gió qua trên đầu nhang cháy đỏ
Đâu ấm gì ba tấc đất giá băng
Chỉ đốt con cháy nát những ăn năn
Thành tro vụng vương bước đời năm tháng

Dù có đốt thiên vạn câu ai oán
Cũng hết rồi. Mẹ đã hết, không nghe
Chỉ lời con đập vào gió, dội về
Như đợt trống của sầu bi con gõ

Xin dập đầu bên mồ mẹ, chưa cỏ
Để thấy con như một kẻ tội nhân
Lễ Vu Lan hay sám hối ăn năn
Trước pháp trường của chinh mình thê thiết

Hoài Tử


Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Xa Xứ


Khi một người bỏ nước để lưu vong
Chỉ có giòng sông mới tiễn đưa người đào thoát
Chỉ có giòng sông mới nhìn theo òa khóc
Nên biển đã mặn đầy nước mắt Việt Nam...

Trần Hoài Thư


Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Diana Krall - Look Of Love

Chiến Sĩ Trận Vong - Hồn Thiêng Tử Sĩ - Lên Đường





Chiến Sĩ Trận Vong

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi doi soi . (*)
Hồn thiêng sông núi vời vời
Nắm xương cát trắng nhìn trời mây bay!

Mailoc
(*) trích từ Chinh Phụ Ngâm Khúc
***
Hồn Thiêng Tử Sĩ
(Từ thơ của Thầy Mailoc)

Ngọn đèn lắc lơ gió thổi
Hồn thiêng tử sĩ sáng soi đời đời
Danh lưu Tổ Quốc rạng ngời
Ngàn năm sống mãi giữa trời Việt Nam.

Kim Oanh
***
Lên Đường


"Chàng trẻ tuổi vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung" (*)
Thầm mong nối bước kiêu hùng
Tảo trừ lang sói vẫy vùng dọc ngang.

Quên Đi
(*) Trích từ Chinh Phụ Ngâm Khúc
***
Chiến Sĩ Trận Vong

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh nhân trăng dỏi dõi soi *
Gươm thiêng ngọn thép rạng ngời
Khí hùng bất tử đời đời lưu danh

Kim Phượng
* trích từ Chinh Phụ Ngâm Khúc

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Giang Lâu Thư Hoài 江 樓 書 懷 - Triệu Hỗ



Triệu Hỗ 趙嘏 (810-856) tự Thừa Hựu 承祐, sinh quán ở huyện Sơn Dương, thuộc Sơn Ðông ngày nay. Tên ông cũng có khi đọc là Giả. Năm mới 17 tuổi ông đã được cử làm Hương cống lên cư ngụ Trường An. Ở đây ông kết du rộng rãi với các văn nhân đương thời, thường chỉ suốt ngày “nghêu ngao vui thú yên hà.” Ông quen biết và đã từng thề thốt nặng lời với một ca kỹ, nhưng nàng này lại bị Tiết độ sứ của Chiết Tây cưỡng ép bắt đem về làm thiếp.

Vì thấy mình không thể đòi lại người ngọc nếu chẳng có công danh, Triệu quyết chí đi thi. Năm 32 tuổi, ông đậu tiến sĩ dưới triều Ðường Vũ Tông. Vừa mới biết mình đậu, mặc dù chưa có chức phận gì lớn lao, ông đã gởi ngay một bài tứ tuyệt "Toạ thượng hiến Nguyên tướng công" cho viên Tiết độ sứ kia. Viên Tiết độ sứ kia chẳng biết vì thẹn hay vì sợ, vội trả ngay người ngọc về cho Triệu. Hai người gặp nhau ngay trên đường Triệu vinh quy, người con gái khóc lóc thảm thiết rồi chết. Triệu mai táng nàng ngay chỗ họ gặp lại nhau.

Đường công danh của Triệu rất lận đận, mãi đến năm 42 tuổi, tức là 10 năm sau khi thi đậu, mới được bổ làm một chức quan nhỏ ở Vị Nam. Ông mất không lâu sau đó.
Có phải vì hoài niệm người tình mà ông có bài thơ "Giang Lâu Thư Hoài" này chăng?
江 樓 書 懷 Giang Lâu Thư Hoài

獨 上 江 樓 思 悄 然 Độc thượng giang lâu tứ thiểu nhiên
月 光 如 水 水 如 天 Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
同 來 玩 月 人 何 在 Đồng lai ngoạn nguỵệt nhân hà tại
風 景 依 稀 似 去 年 Phong cảnh y hi tự khứ niên

趙 嘏 Triệu Hỗ
***
Dịch Nghĩa: Lầu Bên Sông Nhớ Viết

Một mình lên lầu bên sông cảm thấy buồn man mác
Trăng trong sáng như màu nước, sắc nước như màu trời
Người từng cùng ta đến đây ngắm trăng giờ ở phương nao
Phong cảnh vẫn vắng vẻ như năm trước
Dịch Thơ: Bên Sông Gợi Nhớ

Bến lạnh lầu sương buồn điệp điệp
Mây trời sông nước trắng màu trăng
Kề vai thưởng nguyệt người đâu tá
Cảnh cũ còn đây nỗi nhớ giăng

Quên Đi
***
Cảm Hoài Nơi Lầu Vắng Bên Sông


Lầu vắng bên sông, dạ thẫn thờ
Trăng in trời nước một màu thơ
Chốn xưa trăng cũ, người đâu tá
Quạnh quẽ, lầu nghiêng bóng đợi chờ.

Phương Hà phỏng dịch
***
Giang Lâu Nỗi Nhớ

(1)
Thơ thẩn lầu sông luống ngậm ngùi
Trăng trong như nước , nước như trời
Người xưa cùng ngắm nay đâu tá ?
Cảnh sắc như xưa chẳng đổi dời
Mailoc
(2)
Thơ thẩn lầu sông chân lê bước
Gương trăng như nước , nước như trời
Người xưa cùng ngắm đâu rồi?
Cảnh y năm ngoái tơi bời nhớ thương

Mailoc
***
Bên Sông Gợi Nhớ


Bến vắng lầu đơn đến não lòng
Trời trăng tợ nước nước màu trong
Hỡi người thưởng nguyệt giờ đâu đã
Chốn cũ riêng đầy nỗi quạnh mong

Kim Phượng

***
Lầu Nhớ


Lầu vắng bên sông đứng lẻ loi
Trăng soi màu nước, nước in trời
Người cũ năm nào cùng thưởng nguyệt
Cảnh xưa vẫn vắng vẻ - bồi hồi.

Nguyễn Đắc Thắng
20150402***

Lục Bát:


Một mình lầu vắng ngẩn ngơ,
Trăng trong như nước nước ngờ trời trong!
Đâu người ngắm cảnh ven sông?
Dáng thu phảng phất cho lòng xót xa!!!

Đỗ Chiêu Đức
***
Giang Lâu Thư Hoài

Trăng lạnh trên lầu vắng
Trời mây nước một màu
Cảnh xưa như trước mắt
Bạn cũ nay về đâu

Phạm Khắc Trí 04/02/2015
***

Bên Sông Lầu Vắng Nhớ Ai


Ven sông lạnh lẽo thú cao lầu,
Trăng sáng trời thanh thủy một màu.
Nhớ lại người xưa nhìn cảnh cũ,
Thu về man mác chạnh lòng nhau...

Mai Xuân Thanh
Ngày 01 tháng 04 năm 2015
***
Trên Lầu Bên Sông Nhớ Người

Lầu vắng bên sông chạnh nhớ người
Trăng in màu nước, nước in trời
Người cùng ngắm nguyệt, giờ đâu nhỉ ?
Cảnh cũ giờ đây vắng vẻ thôi !!

Song Quang

Kiều History 11 - Lửa Hương - Le feu d’encens



Thơ: Nguyễn Du
Nhạc: Quách Vĩnh Thiện
Tiếng hát: Xuân Phú

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Lời Tình Thơ



Lời Tình Thơ

Yêu nhé! em ơi yêu nhé em
Đừng để đêm đêm ôm gối sầu
Tiếng nói con tim đang mời gọi
Đừng để tình non sớm phai màu

Say nhé! ta cùng nhấp men say
Tay giữ bàn tay níu ân tình
Đôi chân bước mãi chung một nhịp
Đi hết cuộc đời chẳng đổi thay

Mơ nhé! em à ta ước mơ
Dệt những sợi tơ buộc nhẹ nhàng
Thả hồn đắm đuối chung giấc mộng
Dệt ý tình thơ chữ mạ vàng

Nhớ nhé! đêm ngày vẫn nhớ nhau
Cho đến ngàn sau mãi một lòng
Như mây theo gió bay khắp nẻo
Như bóng với hình quấn quít nhau

Thương nhé! một đời ta luyến thương
Hai kẻ tha phương âu yếm tìm
Hai góc trời rộng không vô vọng
Hai trái tim nồng thắm đậm hương

Đỗ Hữu Tài
13/08/2015
***



Xao Xuyến Đã Ngủ Quên
( Từ Lời Tình Thơ của Đỗ Hữu Tài)

Yêu nhé! Ơi người nói tiếng yêu
Luyến lưu bi lụy khổ thêm nhiều
Trái tim căng nhựa dần khô héo
Chôn chặt tình đầu kỷ niệm sâu

Say nhé! Rượu nào chén rượu cay
Say men tình ái tuổi thơ ngây
Chân chưa mỏi bước chồn chân bước
Ôm trắc trở đời lạc lối đi

Mơ nhé! Thôi thì chỉ mộng thôi
Se duyên sợi thắm cột sai người
Lăn quay trời đất cười hay hận
Định số phân đôi chữ đá vàng

Nhớ nhé! Làm sao bớt ngỡ ngàng
Thuyền còn đợi bến kẻ sang ngang
Trời ơi trắng thức đêm vô tận
Đã hết rồi xao xuyến ngủ quên

Thương nhé! Bao giờ thôi nhớ thương
Quê nhà đất khách kiếp tha hương
Đường trần hai lối tình không trọn
Chát đắng bờ môi giấc mộng thường

Kim Phượng
***



Nhánh Lá Tình Em
( Từ Lời Tình Thơ của Đỗ Hữu Tài)

Yêu nhé! Người ơi yêu thiết tha
Đời thêm khởi sắc thắm màu hoa
Đông đi, xuân đến hương mơ tỏa
Nhánh lá thơ em óng mượt mà

Say nhé! Tình ơi say đắm say
Trăng non ươm mộng nở tròn đầy
Sương không buồn đọng trên cành hạ
Mây tím quên sầu lặng lẽ bay

Mơ nhé! Mơ cùng chung lối em
Nắng mai lóng lánh rót bên thềm
Gió chiều ru nhẹ hồn thu thảo
Lắng tiếng tơ lòng thổn thức đêm

Nhớ nhé! Duyên tình chẳng ngẫu nhiên
Chữ "yêu" xin cất giữ triền miên
Đừng như ong bướm vờn hoa lạ
Xô cánh thơ em rớt xuống triền!

Thương nhé! Người ơi mãi nhớ thương
Chuyện tình hoa nắng một thời vương
Sông thơ vẫn chảy theo ngày tháng
Nhánh lá tim em thắm đẫm vườn.

Yên Dạ Thảo
19/08/2015

***


Tình ơi ..

Yêu nhé ! Tiếng "yêu " chỉ một lời
Mà sầu vạn kiếp..chẳng phai phôi
Đôi cánh cửa tình vừa mở ngỏ
Đường hoa đã bặt lối mơ rồi ..

Say nhé ! .Có rượu nào không say
Vì nhau đã cạn chén tình ai
Men yêu chệch choạng vờn đáy cốc
Đã hụt hẫng lòng ..môi mắt cay !!..

Mơ nhé ! Mơ hoài cả trong thơ
Tình ơi có đến hãy xin chờ
Dắt nhau đến nấm mồ xanh cỏ
Mộ Chí chung đề - Chết với Mơ.

Nhớ nhé ! dẫu tình lắm lao xao
Chỉ là chút gió thoảng qua mau
Còn yêu thì hãy yêu như thuở
Để mộng tình xuân lại sắc màu ..

Thương nhé ! Tình ơi ! .Cuộc lỡ làng
Gọi mời trống vắng những đêm hoang
Một phương người ở buồn thăm thẳm
Một bước người đi lệ hai hàng ..

Hương Chiều
20-8-2015




Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Mưa Ngâu - Thanh Tùng - Ý Lan


Cảm Tác Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh



Sáng Tác: Thanh Tùng
Ca Sĩ: Ý Lan


Mưa Ngâu



Một bài haiku, một đêm tháng 7 nghe mưa, trong lữ quán, bên một khu chùa cổ ở Kyoto (Japan).

Dòng đời đâu trôi ngược
Một lần xa nhau là mãi mãi
Sao lại trách mưa ngâu


Chú Thích:

1 - Theo Luận Ngữ - Nguyễn Hiến Lê, Tử tại xuyên thượng viết " Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ". Khổng Tử đứng trên bờ sông nói:"Dòng nước chảy hoài, ngày đêm không ngừng".
2 - Theo truyền thuyết, hàng năm, vào đêm mồng 7 tháng 7, đàn quạ bắc cầu qua sông Ngân ở trên trời, để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau, mỗi năm một lần.
3 - Ngưu Lang và Chức Nữ, tiên đồng ngọc nữ mắc đọa, ít nhất mỗi năm còn được gặp nhau một lần, vào đêm mồng 7 tháng 7 mưa ngâu. Còn như ai kia, chỉ xa nhau một lần sao lại là ngàn thu vĩnh biệt?

Trí Khắc Phạm
***
Vô Vọng


Đời người như con nước
Xuôi một dòng xa cách trăm năm
Vô vọng sao mãi chờ


Kim Phượng



Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Bạn Già Họp Mặt


Cuộc Họp Mặt Của Các Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Thông:
Anh Ngọc - Huỳnh Thiên Trung - Anh Phền - Hồng 49 - Ngự - Kim Phượng - Tăng Lục - Ken - Lý - 
Kim Sanh - Trần Tuyến - Tào Xíu Châu - Anh Nguyên

Bạn Già Họp Mặt

Bạn già gặp mặt đã là duyên
Ăn uống xin đừng quá cử kiêng
Chớ kể thuốc men than mất ngủ
An nhiên buông bỏ mọi ưu phiền

Mailoc
***
Bạn Già Họp Mặt


Gặp gỡ nhau đây tuổi chớm già
Chúmg mình người ở kẻ trời xa
Hai phương nhung nhớ may tương ngộ
Đất Vĩnh tìm về kể chuyện qua

Kim Phượng

Kiều History 10 - Lượng Xuân - La générosité du printemps



Thơ: Nguyễn Du
Nhạc: Quách Vĩnh Thiện
Thiếng hát: Hương Giang


Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Gió...



(Tặng Đỗ Hữu Tài những dòng thơ"cùlét")

Gió.....

Gió đưa Văn Đỗ Hữu Tài
Cuốn theo chiều Gió lan dài Úc Châu

Kim Phượng
***

Gió đưa thủy thủ quay về
Long Hồ gặp mái tóc thề Vĩnh Long

Đỗ Hữu Tài
***

Gió đưa hương nhớ bềnh bồng
Mây trời bãng lãng xao lòng người xa
Góc trời viễn xứ Virginia
Chiều buồn trĩu giọt mưa sa xuống đời

Yên Dạ Thảo
***

Gió đưa Hương tóc hoa lài
Làm lòng anh Đỗ Hữu Tài tương tư..
Cái miệng thì nói dường như...
Nhưng hồn thì đã khư khư chết rồi...

Kim Oanh
***

Tương tư tôi giấu trên đời
Nhờ cơn Gió thổi bồi hồi nhớ ai
Sao người khui chuyện phôi phai
Hương tan, tóc rối cánh mai nhạt màu

Đỗ Hữu Tài
***

Nhạt màu năm tháng phôi phai
Hương mùa khép lại thương ai lỡ làng
Đêm về gõ cửa tim nàng
Gió vào thỏ thẻ muộn màng ước mơ
Giăng tình ghép chữ thành thơ
Ru tròn giấc mộng kết tơ nồng nàn

Kim Oanh
***

Muộn màng đâu biết muộn màng
Lòng này nhớ mãi dáng nàng mỏng manh
Như mùa Xuân có chim Oanh
Say sưa hót dưới nắng hanh một chiều
Gió rung cành lá mỹ miều
Nghiêng nghiêng hoa nở yêu kiều cành Mai
Như chờ hạ đến ngang vai
Cho chùm Phượng đỏ theo ai cuối trời

Đỗ Hữu Tài

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Bonsai - Cây Lựu



( Bonsai của anh Lê Kim Thành)
Gái Một Con!

Thân em xuất xứ Lựu Tàu*
Tuy hoa khoe sắc, phép nào đậu đông
Qua rồi lứa tuổi xuân hồng
Vẫn "mòn con mắt" mõi trong đợi chờ...!!!

Lê Kim Hiệp

* Ở bên Tàu mỗi gia đình chỉ được sinh 1 đứa con
***
Tình Lựu

Hoa xinh mộng thắm đẹp màu
Trái vừa đơm quả ngọt ngào đưa duyên
Dẫu đời chẳng trọn hương nguyền
Nhưng tình cô Lựu thuyền quyên vững bền

Kim Oanh
***
Một Mùa Hoa

Mùa hạ chưa tàn trong sắc hoa
Như tình lưu luyến gởi quê nhà
Gầy guộc vươn lên từ sỏi đá
Lòng còn nguyên vẹn một mùa hoa

Khánh Hà
***
Lựu Phun Lửa Hạ

Trời hạ kia hòa lòng Lựu Lửa
Thuận mưa về gọi nắng đong đưa
Trải thời e ấp hoa phong nhụy
Độc quả lay cành trĩu dáng thưa

Kim Phượng

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Nguyệt - Trần Nhân Tôn (1258 - 1308)




Nguyệt - Trần Nhân Tôn (1258 - 1308)

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư
Lộ trích thu đình dạ khí hư
Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ
Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ

Dịch Xuôi : Trăng

Bóng đèn chiếu sáng, bên song cửa nửa mở, sách đầy giường
Sương thu rơi ngoài sân vắng, khí trời đêm thoáng mát
Ngủ dậy, tiếng chày văng vẳng, không biết từ thôn xóm nào
Vầng trăng vừa lên trên cành hoa mộc tê

Các Bản Dịch:
Trăng


Nửa song, đèn sáng, sách đầy giường

Hiên đọng sương thu, đêm nhẹ buông
Thức giấc, tiếng chày đâu đó động
Trăng lên, chùm quế, nguyệt lồng gương

Chú Thích:

(1) Châm thanh = tiếng chày giặt quần áo. Ngày xưa , giặt quần áo , nhúng nước rồi lấy chày đập cho sạch.
(2) Mộc tê hoa = hoa mộc tê, còn gọi là hoa quế, thường thấy ở các đình chùa và ở nơi ẩn dật của các thiền giả.

Lời Thêm:

Vua Trần Nhân Tôn chẳng những còn là một vị anh quân, đời Trần, lãnh đạo toàn dân, 2 lần đại thắng Nguyên Mông, mà còn là sư tổ dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nước ta, để lại cho đời 4 câu kệ : "Cư trần lạc đạo thả tùy duyên/ cơ tắc xan hề khốn tắc miên/gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền ". Dịch xuôi: Sống đời vui đạo hãy tùy duyên/ ăn ngủ hòa theo lẽ tự nhiên/ Phật ở trong tâm, đừng kiếm nữa/ an nhiên tự tại hỏi chi thiền.Thiển nghĩ, nói một cách giản dị, nếu tu là để tìm cách sao cho được sống vui, thì tin là chỉ cần cố gắng sống theo 4 câu kệ này là đủ. Cầu chúc sống vui.

Phạm Khắc Trí
07/11/2014
* * *
Trăng

Song khép nửa,đèn soi giường sách
Sương Thu rơi phủ lạnh màn đêm
Tiếng chày vọng đến bên thềm
Cành hoa quế đón trăng lên Nguyệt lồng

Song Quang
* * *
Trăng


Đèn soi nửa cửa, sách đầy giường
Sân thu thoáng mát, đẫm hơi sương
Giữa đêm nghe tiếng chày xa vẳng
Ngọn quế vương đầy ánh nguyệt buông.

Phương Hà phỏng dịch
* * *
Trăng


Cửa hờ chỏng sách đèn soi
Đêm thu sân vắng mát trời trăng sao
Tiếng chày ai vọng xóm nào
Rung cành hoa quế cồn cào vầng trăng

Trầm Vân
* * *

半窗燈影滿床書,
露滴秋庭夜氣虛。
睡起砧聲無覓處,
木樨花上月來初。

Nguyệt

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư,
Lộ trích thu đình dạ khí hư.
Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ,
Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.

Dịch Nghĩa: Trăng

Cửa sổ nửa khép nửa mở, ánh đèn chiếu chiếc gường để đầy sách
Sương rơi ngoài sân khiến đêm thu như hư ảo
Mới thức dậy đã nghe tiếng chày giặt giũ không biết từ nơi đâu
Trăng vừa lên nằm trên cành hoa quế

Dịch Thơ:
Trăng


Chỏng sách đèn soi nửa cửa hờ
Đêm thu sân lạnh phủ sương mờ
Vẳng đâu tỉnh giấc chày ai vọng
Cánh quế đùa hương đón trăng tơ.

Quên Đi

* Xin bàn thêm về câu:Bán song đăng ảnh mãn sàng thư
Theo như tựa bài thơ là Nguyệt, ý của câu trên có thể là:
 Qua cửa sổ nửa khép nửa hở, ánh trăng như ngọn đèn chiếu vào chiếc giường đầy sách.

* * *
Trăng


Cửa hé đèn soi sách lộ bày
Sân thu đêm ảo hạt sương bay
Vẳng xa chày nện trong thanh vắng
Vắt vẻo trăng treo ngọn quế ngoài

Kim Phượng


Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Chúc Mừng Vườn Thơ Thẩn Tương Ngộ 13/8/2015


Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh


(Tiếp nối dòng thơ của Kim Phượng)

Mười Ba tháng Tám đây rồi
Đinh Lăng đối ẩm mềm môi rượu nồng
Tiền giang êm ả mênh mông
Đón mừng Người đến Vĩnh Long đầy tình
(Kim Phượng)

Anh em "thơ thẩn" chúng mình,
Cơ may họp mặt hoan nghinh chén thù.
Trời Hè giờ chuyển sang Thu,
Quê nhà mát mẻ mịt mù khói sương.
Anh em xa cách dặm trường,
Hàn huyên tương ngộ vấn vương bạn bè.
Cho dù cách trở sơn khê,
Hôm nay vui vẻ tìm về cố hương.
Mời anh, cùng chị, hoa hường,
Nhớ tên bằng hữu, đồng hương, Sài Gòn.
Quê nhà còn nợ nước non,
Càng say "Tiến Tưởu" vuông tròn tương thân.
Vĩnh Long nức tiếng thôn lân,
Ca - li cách mấy cũng gần bạn ơi !
Yêu thơ cạn tỏ đôi lời,
Vườn nhà " Thơ Thẩn " khắp nơi sum vầy.
Đông vui rậm đám ở đây,
Tai nhà thi hữu hôm nay rộn ràng.
Nhà riêng đón bạn " thênh thang "
Chạm ly nâng cốc bạn vàng từ xa...
Quê hương hoa gấm nước nhà,
Dừng chân cùng bạn như quà nghĩa nhân...

Mai Xuân Thanh

Tình Trong Xa Lạ


Bài Xướng:Tình Trong Xa Lạ

Quê nhà đất khách hai phương
Tình trong xa lạ ngát hương hoa đời
Vườn Thơ Thẩn Bạn rong chơi
Xuôi về đất Vĩnh gọi mời thi nhân

Sông Tiền sóng nước bâng khuâng
Thuyền hồn xứ lạ thúc gần ý thơ
Phù sa bồi đắp ước mơ
Chiêm bao rõ thật mấy ngờ nữa đâu

Đinh Lăng chén chuốc tình sâu
Tiếng lòng bắt được... nhịp cầu tri âm

Kim Phượng
***
Bài Họa:Trước Lạ Sau Quen

Cả thôi là bạn bốn phương
Cùng chung cột mốc quê hương vào đời
Gặp đây nhiện tự vui chơi
Đôi khi chẳng cứ lời mời để nhân…

Người gieo,bạn họa thêm thân(*)
Dù xa như thể ngồi gần ngâm thơ
Thật mà lại nghĩ là mơ
Khuôn Viên Thơ Thẩn hỏi ngờ vào đâu

Tình thời rộng,chữ nghĩa sâu
Sau quên trước lạ nhịp cầu thẩm âm.

(*) Xin lỗi Kim Phương điểm này nhé.

Thái Huy
8-10-15
***
Hoa Thơm Cỏ Lạ

Vĩnh Long cách trở bốn phương,
Anh em tứ hải cũng nương ở đời.
Hoa thơm cỏ lạ xem chơi,
Vườn Thơ Thẩn cũng đón mời nghĩa nhân

Huynh đài chớ có bâng khuâng,
Sơ giao, quen, lạ cũng gần gủi thơ.
Miền Nam hiếu khách mộng mơ,
Gặp nhau vui vẻ đợi chờ chi đâu

Tiền Giang sóng nước nông, sâu,
Đôi bờ lạnh lẽo mối sầu chuyển âm!

Mai Xuân Thanh
Ngày 10 tháng 08 năm 2015

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Trăng Hàn San



Trăng Hàn San

Lồng lộng trời khuya nguyệt mấy tầng
Một dòng lơ lửng nước lăn tăn
Thuyền neo cổ độ Hàn Sơn Tự
Sương xuống mơ hồ ngỡ lệ trăng!

Mailoc
***
Trăng Hàn San


Sương xuống mơ hồ ngỡ lệ trăng*
Trôi theo con nước cuộn xuôi dòng
Lung linh tỏa sáng Hàn Sơn Tự
Loang loáng thuyền đầy trăng nhớ mong

Kim Phượng

* Thơ của Thầy Mai Lộc

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Bội Thề


Thẹn thùng non lá nghiêng che
Sân Tống Phước Hiệp nắng hè vừa sang
Thèm rong những bước chân hoang
Cả bầy ngổ ngáo có chàng bâng khuâng


Người xa len lén hương gần
Ai xui vương vấn chôn chân nơi này
Lũ ve inh ỏi thày lay
Rỉ tai Phượng vỹ men say tình chàng


Xe đạp vờ ngã vắt ngang
Mượn lời xin lỗi ngỡ ngàng làm quen
Mượt mà suối tóc huyền đen

Những hôm làm dáng cài chen cúc vàng

Đam mê lạc lối thiên đàng
Theo đôi chân nhỏ hoang mang đường về
Từ ngày lìa xứ xa quê
Trái ngang chẳng vẹn câu thề năm xưa


Nhà nàng nay chắn dậu thưa
Nụ hôn ngày ấy hương xưa còn đầy


Kim Phượng

Đường Trần


Bài Xướng:

Đường Trần

Ngơ ngác trông vời bóng tịch dương
Đường trần dâu bể khóc vô thường
Tuổi xanh heo hút cùng năm tháng
Mộng thắm tan tành với khói sương
Con Tạo khéo bày trò huyễn-ảo
Nhân sinh say ngủ giấc miên trường
Lối về mờ-mịt chân lê bước
Ngoảnh lại còn gì để vấn-vương !!

Mailoc
***
Các Bài Họa:


Một Đêm Trăng


Xạc xào gió thổi mấy hàng dương
Trăng biển lung linh đẹp lạ thường
Những bước chân trần trên cát mịn
Đôi tà áo mỏng giữa màn sương
Em như tiên nữ trong vườn mộng
Ta tựa cành khô cuối quãng trường
Luống cuống lời yêu không dám ngỏ
Để ai hờn dỗi, lệ sầu vương...

Phương Hà
***
Đường Trần


Đường trần còn sống...hãy còn vương!
Hoạt cảnh nhân gian tựa hí trường
Danh lợi mau tan như cát bụi
Bạc tiền dễ mất giống hơi sương
Phân ly xum hợp nào hư ảo?
Biển hóa nương dâu ấy lẽ thường!
Mãi miết ghềnh đời thêm ngán ngẫm
Trông vời nhân ảnh nẻo tà dương

Song Quang
***
Đường Trần


Tương lai vừa chớm đã tà dương
Thành bại nên hư ấy chuyện thường
Kinh sử một thời lo sự nghiệp
Xuân thì mấy chốc nhuộm phong sương
Trải qua thế sự giờ phai mộng
Ôm giữ niềm riêng khúc đoạn trường
Danh vọng còn chi mà luyến tiếc
Có chăng nằng nặng khối sầu vương.

Quên Đi
***
Cõi Vô Thường


Tuổi xanh đã trải, bóng tà dương
Mắt thấy tai nghe, cảnh lạ thường
Lây lất cô đơn buồn lữ thứ
Bơ vơ quạnh quẽ tóc pha sương
Đau lòng cám cảnh đời hư ảo
Xót dạ ly hương cách dặm trường
Một kiếp phù du về cát bụi
Đường trần cõi tạm nợ tơ vương...

Mai Xuân Thanh
Ngày 20 tháng 07 năm 2015
***
Niềm Mong Đợi

Cát vàng thoai thoải rặng thùy dương
Cảnh đẹp nên thơ đến lạ thường
Em gái nơi đây tròn tuổi mộng
Anh chàng xứ lạ nét phong sương
Người còn êm ấm trong song cửa
Kẻ đã xông pha giữa chiến trường
Cảnh cũ hỏi ai còn luyến nhớ
Đêm ngày mong đợi dạ sầu vương

Kim Phượng
***
Ngộ !


Thấm dần cam lộ dưới nhành dương
Được mất nên hư đã khác thường
Quá khứ bàng hoàng như ánh chớp
Tương lai mờ mịt tợ mù sương
Người đi thoát khỏi vòng cương tỏa
Kẻ ở cười qua nỗi đoạn trường
Bài học gian nan bày tục kiếp
Nơi này bên nớ cũng đồng vương.

Cao Linh Tử
21/7/2015

***
Đường Trần


Chân trời lấp loáng ánh tà dương
Cảm thán buồn thay phận thủ thường
Cuộc chiến tang thương nguồn hệ lụy
Tuổi đời khó nhọc cảnh chiều sương
Nhân sinh thấp thỏm vùng tai ách
Hoài bảo cưu mang khúc hận trường
Khắc khoải vần thơ hòa xướng họa
Tâm tình chia sẻ gánh sầu vương.

Nguyễn Đắc Thắng
20150721
***
Kiếp Trần
Mây trời tản mạn khuất ngàn dương
Lữ khách chồn chân tỉnh mộng thường
Bởi lỡ du hồn mơ dáng nguyệt
Nên đành bấm dạ ủ màn sương
Hưng thời lắm lượt nào viên mãn
Lỡ thế vài phen đủ đoạn trường
Nếu chẳng là duyên trời đã định
Cơ hồ khó giũ sạch buồn vương

TiCa Nguyễn Xuân Hòa
8.7.15

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Mỹ Thể Réo Rắc Tình Sầu


Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về
Nỗi lòng gái Huế đất Thần Kinh
Tình Cố Đô ngàn năm không thể
Mái Tóc Thề chẳng buộc Thuyền Trăng

Màu Hoa Trắng ân tình Tan Vỡ
Tiễn Người Đi chẳng nợ gì nhau
Nửa Linh Hồn Sau em giữ lại
Trở Về Thôn Cũ tháng ngày trông

Màu thời gian giọng tình ôi Huế
Tiếng trầm buồn Mỹ Thể hồn xưa
Mấy Nhịp Cầu Tre đưa vào huyệt
Cho Người Tình Lỡ tuyệt tình đau

Xin người hỡi Đừng Trách Gì Nhau

Kim Phượng