Tiêu đề Nhãn
- Biên Khảo
- Câu Đối
- Cổ Thi
- Hình Ảnh Nay
- Hình Ảnh Xưa
- Luận Án Ra Trường
- Lưu Niệm
- Nhạc Ngoại Quốc
- Nhạc Việt
- Sưu Tầm
- Thơ Mùa Đông
- Thơ Ba Má
- Thơ Cảm Tác
- Thơ Diễn Ngâm
- Thơ Mùa Hạ
- Thơ Mùa Lễ
- Thơ Mùa Thu
- Thơ Mùa Xuân
- Thơ Phổ Nhạc
- Thơ Tình
- Thơ Tranh
- Thơ Tranh Nghệ Sĩ
- Thơ Xướng Họa
- Tích Hay
- Trang Bán Công Nguyễn Thông
- Trang Bạn Hữu
- Trang Kỹ Thuật
- Trang Nguyễn Trường Tộ
- Trang Vĩnh Bình
- Văn
- Vũ Hối Thư Họa
- Yoga
Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020
Mẫn nông Kỳ 2 憫農 其二 - Lý Thân
Có một điều hết sức thú vị, có thể bài thơ Mẫn nông kỳ 2 được dịch ra theo thể thơ lục bát, phải nói là tuyệt diệu, đã thâm nhập sâu vào giới bình dân Việt Nam, để rồi trở thành bài ca dao và được dùng làm câu hát ru con. Phải hay không? không quan trong, cái quan trong nhất là trong kho tàng ca dao của ta có được một bài thơ Lục Bát tuyệt tác.
憫農 其二
鋤禾日當午,
汗滴禾下土。
誰知盤中飧,
粒粒皆辛苦。
李紳
Mẫn Nông Kỳ 2
Sừ hoà nhật đương ngọ
Hãn trích hoà hạ thổ
Thuỳ tri bàn trung xan
Lạp lạp giai tân khổ.
Lý Thân
.***
Dịch nghĩa: Xót Cho Người Làm Ruộng Kỳ 2
Cày cuốc ngay giữa buổi trưa
Mồ hôi tuôn đổ thấm vào trong đất
Trong bữa cơm có ai hiểu cho rằng
Bao nhiêu hạt cơm là bấy nhiêu khổ cực
Dịch Thơ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
(Người dịch: Ca dao)
1/
Cày bừa giữa trưa nắng
Đất thấm bao mồ hôi
Mấy ai hiểu được rằng
Nhọc nhằn tạo hạt cơm
2/
Giữa trưa cày cuốc ngoài đồng
Mồ hôi tuôn chảy thấm trong ruộng cằn
Ngon cơm xin nhớ cho rằng
Được bao hạt thóc nhọc nhằn bấy nhiêu.
Quên Đi
***
Gạo Cơm
1/
Cày cuốc nắng trưa rồi
Thấm ướt đất mồ hôi
Bát cơm đầy mới hiểu
Gạo đắng cay bồi hồi
2/
Cày trưa cuốc xế ruộng đồng
Mồ hôi thấm ướt dầm trong đất phèn
Hột cơm, gạo trắng than rằng
Công lao hạt thóc nhọc nhằn tấm thơm
Mai Xuân Thanh
Ngày 26/06/2020
***
1/
Trưa ra sức cày cấy
Mồ hôi thấm tràn đồng
Mỗi hạt cơm bấy công
Ơn dầu dãi bác nông
2/
Ban trưa thoăn thoắt tay cày
Mồ hôi tuôn đổ trải dài ruộng nương
Bát đầy cơm hạt mà thương
Gian lao khổ nhọc khôn lường nhà nông
Kim Phượng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét