Nhà Văn Kim Dung (1924 - 2018)
Chiều ngày 30 tháng 10, 2018 truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, tiểu thuyết gia võ hiệp huyền thoại Kim Dung qua đời ở tuổi 94.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Chiết Giang (Trung Quốc). Trong sự nghiệp cầm bút của mình, ông nhận được vô số giải thưởng, danh hiệu danh giá, phải kể đến Huân chương Tử kinh (2000), Thành tựu trọn đời cho nghệ sĩ người Hoa có tầm ảnh hưởng thế giới (2008), có tên trong danh sách các bậc tông sư văn học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những nhà văn Trung Quốc có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại. Sách của ông đã được in hơn 300 triệu bản và được bán khắp nơi trên thế giới.
“Đế chế” tiểu thuyết võ hiệp của ông lớn mạnh tới mức, người ta còn xưng tụng ông là “Võ lâm minh chủ”. Không chỉ viết văn, ông còn là người sáng lập tờ Minh Báo nổi tiếng tại Hồng Kông. Các cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất của ông có "Anh Hùng Xạ Điêu", "Thần Điêu Đại Hiệp", "Ỷ Thiên Đồ Long Ký", "Lộc Đỉnh Ký", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Thiên Long Bát Bộ"... Những tác phẩm điện ảnh kinh điển được chuyển thể từ các phẩm này cũng "làm mưa làm gió" trong nhiều năm qua. Kim Dung trải qua 3 đời vợ và có bốn người con (hai trai hai gái) nhưng không ai trong số họ theo nghiệp của cha.
Tình yêu là đề tài chính, xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm của Kim Dung. Như viên ngọc quý nhiều góc cạnh, tình yêu trong tiểu thuyết ông muôn màu muôn vẻ, thể hiện qua mọi từng lớp con người trong xã hội, giá trị đạo đức, phạm trù mâu thuẩn, luật nhân quả và hoàn cảnh lịch sử... Đã có quá nhiều phim ảnh kinh điển thể hiện trọn vẹn quan điểm, ý niệm tình yêu qua những nhân vật chính trong truyện được chuyển thể từ các tác phẩm của Kim Dung. Ở đây trong phạm vi nhỏ hẹp, thô thiểm của bài viết tôi xin được ghi lại khía cạnh tình yêu như những "chiếc bóng" bên cạnh nhân vật chính của ông.
Tiểu Chiêu
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung, Tiểu Chiêu là cô gái xinh đẹp nhất và cũng là người có số phận đau khổ nhất. Là con gái của Hàn Thiên Diệp và Thánh nữ Minh giáo Ba Tư, Tiểu Chiêu mang trong mình nét đẹp và tinh túy của cả hai dân tộc. Cô gái này đến Trung Nguyên qua con đường tơ lụa để hoàn thành sứ mệnh mà mẹ cô còn dang dở - đánh cắp bộ Càn Khôn Đại Nã Di tâm pháp. Mang ơn Trương Vô Kỵ, Tiểu Chiêu chăm sóc, phục vụ anh tận tình với tư cách “người hầu”. Nhưng “người hầu” ấy chính là người đã có công bảo vệ Minh Giáo trước cuộc tấn công của quân Nguyên.
Tiểu Chiêu cũng là người con gái thông minh, kiến thức võ học uyên thâm và rất có bản lĩnh. Nhưng quan trọng hơn tất cả, Tiểu Chiêu có một tấm lòng nhân hậu thật đáng quý. Để cứu mẹ - Kim Hoa bà bà - và Trương Vô Kỵ, Tiểu Chiêu đã buộc phải tiết lộ thân phận thực sự của mình. Nàng đã cắn răng hy sinh tình yêu đầu đời với Trương Vô Kỵ, tình yêu mà cô chôn chặt trong lòng bấy lâu, để trở về Ba Tư làm Thánh Nữ.
Kết cục của Tiểu Chiêu phải làm Thánh Nữ, mãi mãi không thể yêu ai được cho là quá tàn nhẫn với nàng? Nếu Triệu Mẫn dám liều thân mình hy sinh vì Trương Vô Kỵ thì Tiểu Chiêu cũng không hề thua kém. Số phận của một Thánh Nữ, lần nữa đã thật sự tôn vinh tình yêu cao quý vô bờ bến của nàng; đã thật sự một đời Tiểu Chiêu dành trọn tình yêu mình cho Trương Vô Kỵ.
Quách Tương
Là con gái út của Quách Tĩnh – Hoàng Dung trong “Thần Điêu Đại Hiệp”, Quách Tương có sự hào hiệp của cha và sự thông minh, tinh quái của mẹ. Hâm mộ "thần điêu đại hiệp" nên cô vô tình bị cuốn vào cuộc phiêu lưu với anh từ khi cô được Kim Dung cho xuất hiện. Tình yêu dành cho Dương Quá ngày càng gia tăng, nhưng Quách Tương lại để trong lòng bởi biết anh chỉ một lòng yêu "sư phụ" của mình, Tiểu Long Nữ. Trong đoạn kết, cô đã bỏ đi tìm Dương Quá và nhận tin gia đình mình đã tử nạn vì bảo vệ thành Tương Dương. Quá đau khổ, Quách Tương đã xuất gia và sáng lập phái Nga Mi và từ bỏ mối tình thầm lặng với Dương Quá.
Được xem là “Tiểu Hoàng Dung” nên nhân vật Quách Tương mang nét đáng yêu, dễ thương, được lòng chúng ta nhiều nhất. Mối tình đầu và cũng là duy nhất của cô dành cho Dương Quá đã khiến cho người đời cảm thương rơi lệ và ngưỡng mộ.
Nghi Lâm
Chiều ngày 30 tháng 10, 2018 truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, tiểu thuyết gia võ hiệp huyền thoại Kim Dung qua đời ở tuổi 94.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Chiết Giang (Trung Quốc). Trong sự nghiệp cầm bút của mình, ông nhận được vô số giải thưởng, danh hiệu danh giá, phải kể đến Huân chương Tử kinh (2000), Thành tựu trọn đời cho nghệ sĩ người Hoa có tầm ảnh hưởng thế giới (2008), có tên trong danh sách các bậc tông sư văn học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những nhà văn Trung Quốc có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại. Sách của ông đã được in hơn 300 triệu bản và được bán khắp nơi trên thế giới.
“Đế chế” tiểu thuyết võ hiệp của ông lớn mạnh tới mức, người ta còn xưng tụng ông là “Võ lâm minh chủ”. Không chỉ viết văn, ông còn là người sáng lập tờ Minh Báo nổi tiếng tại Hồng Kông. Các cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất của ông có "Anh Hùng Xạ Điêu", "Thần Điêu Đại Hiệp", "Ỷ Thiên Đồ Long Ký", "Lộc Đỉnh Ký", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Thiên Long Bát Bộ"... Những tác phẩm điện ảnh kinh điển được chuyển thể từ các phẩm này cũng "làm mưa làm gió" trong nhiều năm qua. Kim Dung trải qua 3 đời vợ và có bốn người con (hai trai hai gái) nhưng không ai trong số họ theo nghiệp của cha.
Tình yêu là đề tài chính, xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm của Kim Dung. Như viên ngọc quý nhiều góc cạnh, tình yêu trong tiểu thuyết ông muôn màu muôn vẻ, thể hiện qua mọi từng lớp con người trong xã hội, giá trị đạo đức, phạm trù mâu thuẩn, luật nhân quả và hoàn cảnh lịch sử... Đã có quá nhiều phim ảnh kinh điển thể hiện trọn vẹn quan điểm, ý niệm tình yêu qua những nhân vật chính trong truyện được chuyển thể từ các tác phẩm của Kim Dung. Ở đây trong phạm vi nhỏ hẹp, thô thiểm của bài viết tôi xin được ghi lại khía cạnh tình yêu như những "chiếc bóng" bên cạnh nhân vật chính của ông.
Tiểu Chiêu
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung, Tiểu Chiêu là cô gái xinh đẹp nhất và cũng là người có số phận đau khổ nhất. Là con gái của Hàn Thiên Diệp và Thánh nữ Minh giáo Ba Tư, Tiểu Chiêu mang trong mình nét đẹp và tinh túy của cả hai dân tộc. Cô gái này đến Trung Nguyên qua con đường tơ lụa để hoàn thành sứ mệnh mà mẹ cô còn dang dở - đánh cắp bộ Càn Khôn Đại Nã Di tâm pháp. Mang ơn Trương Vô Kỵ, Tiểu Chiêu chăm sóc, phục vụ anh tận tình với tư cách “người hầu”. Nhưng “người hầu” ấy chính là người đã có công bảo vệ Minh Giáo trước cuộc tấn công của quân Nguyên.
Tiểu Chiêu cũng là người con gái thông minh, kiến thức võ học uyên thâm và rất có bản lĩnh. Nhưng quan trọng hơn tất cả, Tiểu Chiêu có một tấm lòng nhân hậu thật đáng quý. Để cứu mẹ - Kim Hoa bà bà - và Trương Vô Kỵ, Tiểu Chiêu đã buộc phải tiết lộ thân phận thực sự của mình. Nàng đã cắn răng hy sinh tình yêu đầu đời với Trương Vô Kỵ, tình yêu mà cô chôn chặt trong lòng bấy lâu, để trở về Ba Tư làm Thánh Nữ.
Kết cục của Tiểu Chiêu phải làm Thánh Nữ, mãi mãi không thể yêu ai được cho là quá tàn nhẫn với nàng? Nếu Triệu Mẫn dám liều thân mình hy sinh vì Trương Vô Kỵ thì Tiểu Chiêu cũng không hề thua kém. Số phận của một Thánh Nữ, lần nữa đã thật sự tôn vinh tình yêu cao quý vô bờ bến của nàng; đã thật sự một đời Tiểu Chiêu dành trọn tình yêu mình cho Trương Vô Kỵ.
Quách Tương
Là con gái út của Quách Tĩnh – Hoàng Dung trong “Thần Điêu Đại Hiệp”, Quách Tương có sự hào hiệp của cha và sự thông minh, tinh quái của mẹ. Hâm mộ "thần điêu đại hiệp" nên cô vô tình bị cuốn vào cuộc phiêu lưu với anh từ khi cô được Kim Dung cho xuất hiện. Tình yêu dành cho Dương Quá ngày càng gia tăng, nhưng Quách Tương lại để trong lòng bởi biết anh chỉ một lòng yêu "sư phụ" của mình, Tiểu Long Nữ. Trong đoạn kết, cô đã bỏ đi tìm Dương Quá và nhận tin gia đình mình đã tử nạn vì bảo vệ thành Tương Dương. Quá đau khổ, Quách Tương đã xuất gia và sáng lập phái Nga Mi và từ bỏ mối tình thầm lặng với Dương Quá.
Được xem là “Tiểu Hoàng Dung” nên nhân vật Quách Tương mang nét đáng yêu, dễ thương, được lòng chúng ta nhiều nhất. Mối tình đầu và cũng là duy nhất của cô dành cho Dương Quá đã khiến cho người đời cảm thương rơi lệ và ngưỡng mộ.
Nghi Lâm
Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Nghi Lâm là một tiểu ni cô tu hành, đệ tử của Định Dật sư Thái phái Hằng Sơn. Cô có mối tình đơn phương câm lặng với chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung. Nghi Lâm luôn dõi theo và quan tâm tới Lệnh Hồ Xung. Tình yêu của cô dành cho Lệnh Hồ Xung là sự hy sinh thoát thần, không cần đền đáp lại. Cô chỉ mong chàng sẽ luôn gặp những điều tốt đẹp.
Năm 18 tuổi, Nghi Lâm trở thành một nữ ni xinh đẹp nhất của phái Hằng Sơn. Trong lớp áo nâu sồng của đời, ni cô vẫn có một khuôn mặt trái xoan sáng như trăng rằm, một đôi mắt xanh như nước hồ thu. Nghi Lâm chỉ biết cha mình là một hoà thượng - Bất Giới đại sư; còn mẹ mình là ai thì điều đó cô không hề biết. Thật sự, mẹ cô vẫn hằng ngày sống bên cạnh cô. Giận cha cô khen một người khác xinh đẹp, mẹ cô lặng lẽ bỏ đi, vào chùa Hằng Sơn làm một Á bà bà (bà già câm điếc), chuyên lau tượng quét chùa. Bà vẫn theo dõi những bước tiến của Nghi Lâm trên con đường Phật học cũng như đời sống nhưng bà không hề mở miệng nói với Nghi Lâm một lời. Nghi Lâm lớn lên trong chùa Hằng Sơn, thuộc làu kinh điển, cô chưa hề gặp một người đàn ông, chưa biết mùi phấn son, chưa nhìn thấy màu áo đẹp và chưa hề có một nụ cười...
Cả tai hoạ và hạnh phúc đến với cô nữ ni xinh đẹp ấy trong một lần cô xuống núi Hằng Sơn, cùng sư phụ và các bạn đồng môn đi dự lễ rửa tay gác kiếm của Lưu Chính Phong phái Hành Sơn. Sau một lần trượt chân vì đường trơn, Nghi Lâm dừng lại bên suối rửa tay. Cô đã bị tên dâm tặc Điền Bá Quang bắt giữ và đưa vào hang động định giở trò cưỡng bức. Lệnh Hồ Xung, đại sư huynh của phái Hoa Sơn, xuất hiện cứu Nghi Lâm. Kiếm pháp của Lệnh Hồ Xung hoàn toàn không địch nổi phép khoái đao của Điền Bá Quang. Lệnh Hồ Xung bị đâm cả một chục vết thương, người không còn một chút huyết sắc. Nhưng vốn là người mau chân lẹ miệng, hắn đã đánh võ miệng với Điền Bá Quang và cuối cùng đạt được chiến thắng, buộc Điền Bá Quang nhục nhã bỏ đi; Lệnh Hồ Xung bị bọn La Nhân Kiệt phái Thanh Thành đâm một nhát kiếm chí mạng. Nghi Lâm lạc mất Lệnh Hồ Xung từ đó.
Cuộc sống lần nữa đã đưa đẩy ni cô Nghi Lâm dấn thân vào bụi trần gian để nàng giải cứu được ân nhân Lệnh Hồ Xung. Với thân hình bé nhỏ, ni cô Nghi Lâm đã cõng Lệnh Hồ Xung ra giữa vùng hoang vu sơn dã không có một vết chân người, chăm sóc cho anh và chữa lành vết thương. Qua câu chuyện Lệnh Hồ Xung, Nghi Lâm biết rằng anh đang quyến luyến cô tiểu sư muội Nhạc Linh San. Thế nhưng, trong tâm hồn cô nữ ni 18 tuổi này đã nảy sinh một tình cảm mới lạ, vừa có vẻ tội lỗi với Đức Bồ Tát, lại vừa gây cho cô những xúc cảm dịu dàng. Nghi Lâm hoảng sợ trước tình cảm mới lạ ấy.Tình yêu đã làm cho nàng biết buồn, biết vui, biết nhìn mình trong gương và biết cả niềm vui của nụ cười. Trong đêm sao sáng, nhìn những ánh sao băng, cô cởi dải áo ra và cột lại dải áo để mong hoàn thành ước nguyện để rồi sợ hãi ngay chính lời ước nguyện của mình.
Trọn đời Nghi Lâm chưa hề ăn cắp của ai một vật gì. Thế nhưng, vì tính mạng của Lệnh Hồ Xung, cô đã hai lần đi ăn cắp dưa và mỗi lần như vậy, trong cô lại nổi lên trận bão lòng dữ dội. Cô biết rằng vì Lệnh Hồ Xung, cô có thể làm tất cả mọi sự trên đời. Cô đã yêu Lệnh Hồ Xung, một tình yêu ban đầu nồng nàn đau đớn, một tình yêu không nói được lên lời vì lời khấn trọn đời hiến dâng cho đường tu, một tình yêu vô vọng.
Tiểu sư muội Nghi Lâm với mối tình đơn phương rạt rào như sóng trường giang chẳng được ai nhắc đến nữa. Nhưng những giọt nước mắt lặng lẽ ấy của người ni cô thánh thiện Nghi Lâm đêm đêm vẫn rơi trên gối trong căn phòng nhỏ của chùa Hằng Sơn. Những giọt nước mắt thắm đượm tính vô ngã, vô thường dành trọn cho tình yêu thuần khiết mà Nghi Lâm để lại trong lòng của người đời vĩnh viễn khôn nguôi…
Mộc Uyển Thanh
Mộc Uyển Thanh chính là con gái của Đoàn Chính Thuần và Tần Hồng Miên trong Thiên Long Bát Bộ. Mộc Uyển Thanh có một mối tình trái ngang với Đoàn Dự. Nàng bị sư phụ ép phải lấy bất kỳ người đàn ông nào nếu người đó nhìn thấy khuôn mặt của nàng. Vì vậy, Mộc Uyển Thanh thường bịt mặt để che giấu gương mặt xinh đẹp của mình.Một lần, nàng bị Nam Hải Ngạc Thần truy đuổi, Đoàn Dự là người liên đới và cùng bị bắt.
Vì không muốn để Nam Hải Ngạc Thần nhìn thấy mặt mình, Mộc Uyển Thanh đã tiết lộ gương mặt nàng cho công tử nước Đại Lý, đồng thời buộc chàng phải kết hôn hoặc cả hai cùng chết. Tuy nhiên, sau khi hai người được giải cứu, Uyển Thanh mới hay biết, Đoàn Dự hóa ra là anh cùng cha khác mẹ của nàng. Nàng đành phải rời bỏ Đoàn Dự trong đau đớn, xót xa. Mặc dù trên đường tới Tây Hạ, trong lòng nàng khôn nguôi nhớ đến Đoàn Dự nhưng khi thấy tình yêu si mê Đoàn Dự dành cho Vương Ngữ Yên, nàng đã chọn cách một mình rời xa Đại Lý. Cuộc tình ngang trái của Mộc Uyển Thanh dành cho Đoàn Dự như hạt sương mai lóng lánh trên suốt khoảng đường đời còn lại của nàng.
Công Tôn Lục Ngạn
Là con gái của Cốc chủ Tuyệt Tình Cốc – Công Tôn Chỉ - trong “Thần Điêu Đại Hiệp”, Công Tôn Lục Ngạc là tiểu thư đài các dịu dàng, hiền hậu và thầm yêu Dương Quá. Khác với người cha gian xảo và người mẹ Cừu Thiên Xích độc ác, Công Tôn Lục Ngạc như đóa hoa sen mong manh, gần bùn mà không hề vấy bẩn. Sự hy sinh của cô dành cho Dương Quá không kém gì Tiểu Long Nữ, Trình Anh, Lục Vô Song. Chỉ là nếu những người con gái kia mạnh mẽ thì Lục Ngạc chỉ là một nữ nhi yếu mềm. Nên cô nguyện hy sinh bản thân, chết dưới tay người cha độc ác, chỉ để cứu Dương Quá, kết thúc kiếp người đầy đau khổ của mình.
Đây được xem là nhân vật phụ mang lại sự day dứt, đau buồn cho người đời, bởi số phận quá khắc khổ với Lục Ngạc. Nếu không gặp Dương Quá, liệu cô có hạnh phúc hơn? Hay chính sự hy sinh vì Dương Quá đã làm cuộc đời ngắn ngủi của cô có được hạnh phúc tròn vẹn nhất của kiếp người có được: tình yêu chân thật.
Năm 18 tuổi, Nghi Lâm trở thành một nữ ni xinh đẹp nhất của phái Hằng Sơn. Trong lớp áo nâu sồng của đời, ni cô vẫn có một khuôn mặt trái xoan sáng như trăng rằm, một đôi mắt xanh như nước hồ thu. Nghi Lâm chỉ biết cha mình là một hoà thượng - Bất Giới đại sư; còn mẹ mình là ai thì điều đó cô không hề biết. Thật sự, mẹ cô vẫn hằng ngày sống bên cạnh cô. Giận cha cô khen một người khác xinh đẹp, mẹ cô lặng lẽ bỏ đi, vào chùa Hằng Sơn làm một Á bà bà (bà già câm điếc), chuyên lau tượng quét chùa. Bà vẫn theo dõi những bước tiến của Nghi Lâm trên con đường Phật học cũng như đời sống nhưng bà không hề mở miệng nói với Nghi Lâm một lời. Nghi Lâm lớn lên trong chùa Hằng Sơn, thuộc làu kinh điển, cô chưa hề gặp một người đàn ông, chưa biết mùi phấn son, chưa nhìn thấy màu áo đẹp và chưa hề có một nụ cười...
Cả tai hoạ và hạnh phúc đến với cô nữ ni xinh đẹp ấy trong một lần cô xuống núi Hằng Sơn, cùng sư phụ và các bạn đồng môn đi dự lễ rửa tay gác kiếm của Lưu Chính Phong phái Hành Sơn. Sau một lần trượt chân vì đường trơn, Nghi Lâm dừng lại bên suối rửa tay. Cô đã bị tên dâm tặc Điền Bá Quang bắt giữ và đưa vào hang động định giở trò cưỡng bức. Lệnh Hồ Xung, đại sư huynh của phái Hoa Sơn, xuất hiện cứu Nghi Lâm. Kiếm pháp của Lệnh Hồ Xung hoàn toàn không địch nổi phép khoái đao của Điền Bá Quang. Lệnh Hồ Xung bị đâm cả một chục vết thương, người không còn một chút huyết sắc. Nhưng vốn là người mau chân lẹ miệng, hắn đã đánh võ miệng với Điền Bá Quang và cuối cùng đạt được chiến thắng, buộc Điền Bá Quang nhục nhã bỏ đi; Lệnh Hồ Xung bị bọn La Nhân Kiệt phái Thanh Thành đâm một nhát kiếm chí mạng. Nghi Lâm lạc mất Lệnh Hồ Xung từ đó.
Cuộc sống lần nữa đã đưa đẩy ni cô Nghi Lâm dấn thân vào bụi trần gian để nàng giải cứu được ân nhân Lệnh Hồ Xung. Với thân hình bé nhỏ, ni cô Nghi Lâm đã cõng Lệnh Hồ Xung ra giữa vùng hoang vu sơn dã không có một vết chân người, chăm sóc cho anh và chữa lành vết thương. Qua câu chuyện Lệnh Hồ Xung, Nghi Lâm biết rằng anh đang quyến luyến cô tiểu sư muội Nhạc Linh San. Thế nhưng, trong tâm hồn cô nữ ni 18 tuổi này đã nảy sinh một tình cảm mới lạ, vừa có vẻ tội lỗi với Đức Bồ Tát, lại vừa gây cho cô những xúc cảm dịu dàng. Nghi Lâm hoảng sợ trước tình cảm mới lạ ấy.Tình yêu đã làm cho nàng biết buồn, biết vui, biết nhìn mình trong gương và biết cả niềm vui của nụ cười. Trong đêm sao sáng, nhìn những ánh sao băng, cô cởi dải áo ra và cột lại dải áo để mong hoàn thành ước nguyện để rồi sợ hãi ngay chính lời ước nguyện của mình.
Trọn đời Nghi Lâm chưa hề ăn cắp của ai một vật gì. Thế nhưng, vì tính mạng của Lệnh Hồ Xung, cô đã hai lần đi ăn cắp dưa và mỗi lần như vậy, trong cô lại nổi lên trận bão lòng dữ dội. Cô biết rằng vì Lệnh Hồ Xung, cô có thể làm tất cả mọi sự trên đời. Cô đã yêu Lệnh Hồ Xung, một tình yêu ban đầu nồng nàn đau đớn, một tình yêu không nói được lên lời vì lời khấn trọn đời hiến dâng cho đường tu, một tình yêu vô vọng.
Tiểu sư muội Nghi Lâm với mối tình đơn phương rạt rào như sóng trường giang chẳng được ai nhắc đến nữa. Nhưng những giọt nước mắt lặng lẽ ấy của người ni cô thánh thiện Nghi Lâm đêm đêm vẫn rơi trên gối trong căn phòng nhỏ của chùa Hằng Sơn. Những giọt nước mắt thắm đượm tính vô ngã, vô thường dành trọn cho tình yêu thuần khiết mà Nghi Lâm để lại trong lòng của người đời vĩnh viễn khôn nguôi…
Mộc Uyển Thanh
Mộc Uyển Thanh chính là con gái của Đoàn Chính Thuần và Tần Hồng Miên trong Thiên Long Bát Bộ. Mộc Uyển Thanh có một mối tình trái ngang với Đoàn Dự. Nàng bị sư phụ ép phải lấy bất kỳ người đàn ông nào nếu người đó nhìn thấy khuôn mặt của nàng. Vì vậy, Mộc Uyển Thanh thường bịt mặt để che giấu gương mặt xinh đẹp của mình.Một lần, nàng bị Nam Hải Ngạc Thần truy đuổi, Đoàn Dự là người liên đới và cùng bị bắt.
Vì không muốn để Nam Hải Ngạc Thần nhìn thấy mặt mình, Mộc Uyển Thanh đã tiết lộ gương mặt nàng cho công tử nước Đại Lý, đồng thời buộc chàng phải kết hôn hoặc cả hai cùng chết. Tuy nhiên, sau khi hai người được giải cứu, Uyển Thanh mới hay biết, Đoàn Dự hóa ra là anh cùng cha khác mẹ của nàng. Nàng đành phải rời bỏ Đoàn Dự trong đau đớn, xót xa. Mặc dù trên đường tới Tây Hạ, trong lòng nàng khôn nguôi nhớ đến Đoàn Dự nhưng khi thấy tình yêu si mê Đoàn Dự dành cho Vương Ngữ Yên, nàng đã chọn cách một mình rời xa Đại Lý. Cuộc tình ngang trái của Mộc Uyển Thanh dành cho Đoàn Dự như hạt sương mai lóng lánh trên suốt khoảng đường đời còn lại của nàng.
Công Tôn Lục Ngạn
Là con gái của Cốc chủ Tuyệt Tình Cốc – Công Tôn Chỉ - trong “Thần Điêu Đại Hiệp”, Công Tôn Lục Ngạc là tiểu thư đài các dịu dàng, hiền hậu và thầm yêu Dương Quá. Khác với người cha gian xảo và người mẹ Cừu Thiên Xích độc ác, Công Tôn Lục Ngạc như đóa hoa sen mong manh, gần bùn mà không hề vấy bẩn. Sự hy sinh của cô dành cho Dương Quá không kém gì Tiểu Long Nữ, Trình Anh, Lục Vô Song. Chỉ là nếu những người con gái kia mạnh mẽ thì Lục Ngạc chỉ là một nữ nhi yếu mềm. Nên cô nguyện hy sinh bản thân, chết dưới tay người cha độc ác, chỉ để cứu Dương Quá, kết thúc kiếp người đầy đau khổ của mình.
Đây được xem là nhân vật phụ mang lại sự day dứt, đau buồn cho người đời, bởi số phận quá khắc khổ với Lục Ngạc. Nếu không gặp Dương Quá, liệu cô có hạnh phúc hơn? Hay chính sự hy sinh vì Dương Quá đã làm cuộc đời ngắn ngủi của cô có được hạnh phúc tròn vẹn nhất của kiếp người có được: tình yêu chân thật.
Mục Niệm Từ
Mục Niệm Từ là con nuôi của Dương Thiết Tâm, ngoài đời cô còn là đệ tử của Hồng Thất Công - chưởng môn của Cái Bang. Trong một lần tỷ võ chiêu quân, cô tình cờ giao đấu với chàng trai trẻ tuấn tú Dương Khang. Anh này là người duy nhất đã đánh bại được cô trong số những người muốn thử sức lấy cô làm vợ. Đó cũng là lúc bắt đầu cho mối tình giữa họ. Trớ trêu thay, cha nuôi của Dương Khang là Hoàn Nhan Hồng Liệt lại là người đã ép cha nuôi Mục Niệm Từ (Dương Thiết Tâm, cũng là cha ruột của Dương Khang) phải chết.
Trong lòng cô tuy hận mà yêu, cô nhiều lần mong Dương Khang có thể quay đầu với cha nuôi mình mà về với cô. Nhưng dù sao, Hoàn Nhan Hồng Liệt đã có ơn dưỡng dục với Dương Khang suốt mấy năm trời, ông thật sự coi Dương Khang là con đẻ của mình. Vì lẽ đó, Dương Khang đã rất lúng túng không biết làm thế nào cho phải. Đến cuối cùng Dương Khang cũng chưa thật sự đưa ra được quyết định thì đã bị giết bởi chính mình - khi anh cố ý ám hại Hoàng Dung, đã chạm chưởng vào tấm nhuyễn vị giáp mà Hoàng Dung mặc có dính máu độc của loài mãng xà.
Có thể nói Mục Niệm Từ là một cô gái có tâm hồn trong sáng, cao thượng, giàu lòng hy sinh, trắc ẩn. Tuy là một phụ nữ nhưng Mục Niệm Từ cũng rất giàu lòng yêu nước, biết rõ đúng sai. Khi biết Dương Khang theo giặc, Mục Niệm Từ đã vô cùng đau khổ.
Sau khi Dương Khang chết, Mục Niệm Từ đã bỏ đi một mình. Cô chẳng còn thiết tha gì với cuộc đời nữa, mà dành hết tâm sức ra để mà nuôi giọt máu trong bụng, đứa con của cô với Dương Khang. Cuối cùng Niệm Từ nghĩ đến ngày mai của mình, tương lai của con nàng đã vượt qua mọi nỗi đau, giao lại cho Quách Tĩnh – Hoàng Dung nuôi dưỡng và đặt tên là Dương Quá.
Hoàn toàn khác với cha, Dương Quá trở thành một anh hùng đại hiệp trong tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp, được giới võ lâm tôn vinh vào nhóm võ lâm ngũ tuyệt, mang danh hiệu Tây Cuồng Dương Quá. Để rồi cuộc tình tuyệt đẹp đầy bi kịch của Dương Quá và Tiểu Long Nữ đã khai hoa nở nhụy cô con gái huyền thoại chuẩn bị cho tác phẩm lừng lẫy khác, Ỷ Thiên Đồ Long Ký (hay Cô Gái Đồ Long) của Kim Dung.
Lý Mạc Sầu
Lý Mạc Sầu là đệ tử chân truyền của phái Cổ Mộ, như bao nữ nhân phái Cổ Mộ khác, Lý Mạc Sầu cũng phải lập một lời thề: “Không bao giờ rời khỏi Cổ Mộ đài, trừ phi đã phải lòng một trang nam tử”. Nhưng nàng cũng chỉ là một nữ nhi thường tình, hiền dịu và yếu đuối,muốn yêu và được yêu. Và nàng đã phạm vào lời thề nghiệt ngã ấy, nàng cam tâm chịu tiếng phản bội sư môn, phụ bạc sư phụ, vứt bỏ cả lễ tiết của người theo đạo, trở thành kẻ thân khoác áo đạo mà tâm không có đạo… tất cả chỉ để được sống bên người nàng yêu say đắm là Lục Triển Nguyên. Nàng cùng Lục Triển Nguyên thề non hẹn biển cùng nhau,ước định mãi mãi có nhau. Lý Mạc Sầu đã từ bỏ tất cả để theo tiếng gọi trong sâu thẳm trái tim và nàng đang rất hạnh phúc,ngỡ rằng những hy sinh của nàng âu cũng là xứng đáng.
Nhưng ông trời thật khéo trêu người. Một Hà Cán Quân ngây thơ duyên dáng xuất hiện, đã lấy đi trái tim của Lục Triển Nguyên vĩnh viễn, cũng là lấy đi tình yêu duy nhất của Lý Mạc Sầu mãi mãi…
Lý Mạc Sầu chơi vơi giữa cuộc đời, nàng không có sự lựa chọn nào cho bản thân khi giờ đây nàng đã mất đi tất cả. Nỗi đau quá lớn khiến Lý Mạc Sầu khoác lên mình bộ mặt lạnh lùng, oan nghiệt, mang đầy hơi thở gấp gáp của lòng tự tôn và thói ích kỷ. Nàng đi khắp thế gian gây thù chuốc oán, đôi tay nhỏ bé của nàng nhuốm đầy máu tươi của biết bao anh hùng nữ hiệp trên giang hồ. Lý Mạc Sầu trở thành một ma đầu giết người không gớm tay, bị tất cả mọi người khinh ghét và căm hận. Nhưng nàng vẫn ngẩng đầu bước tiếp con đường ấy để đứng trên cao khinh thị mọi thứ, để ve vuốt lòng kiêu hãnh đang bị tổn thương. Và chính lòng căm thù của Lý Mạc Sầu đạt đến đỉnh khi nàng giết cả nhà Lục Triển Nguyên, mang đến cho người mình yêu một kết cục vô cùng bi thảm.
Người ta nói yêu là phải biết hy sinh cho người mình yêu, yêu là hạnh phúc khi thấy người mình yêu hạnh phúc. Nhưng Lý Mạc Sầu đã chối bỏ những luân lý đạo đức về sự hy sinh và lòng cao thượng đó, đối với nàng yêu là hận, yêu là muốn chiếm đoạt. Nhưng dù cố che giấu nỗi lòng của mình thì ẩn sâu trong con người Lý Mạc Sầu vẫn là một tình yêu sâu nặng với Lục Triển Nguyên và một khao khát có được tình yêu, có được hạnh phúc…Lý Mạc Sầu từng tha mạng cho Lục Vô Song và Trình Anh, cháu của Lục Triển Nguyên khi nhìn thấy chiếc khăn kỷ vật năm xưa nàng trao cho chàng Lục. Lý Mạc Sầu từng che chở cho Quách Tương, ái nữ của Hoàng Dung và Quách Tĩnh, đứa trẻ mà nàng tưởng là nghiệt chủng của một mối tình phi lễ giáo giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Tuy luôn miệng dọa giết đứa bé nhưng Lý Mạc Sầu lại chăm sóc , yêu thương và nâng niu nó. Phải chăng bên một Quách Tương bé nhỏ ngây thơ, Lý Mạc Sầu đã trở về bản ngã của con người mình? Lý Mạc Sầu từng vì vẻ bề ngoài của Công Tôn Chỉ, cốc chủ Tuyệt Tình cốc, giống với Lục Triển Nguyên mà nghe theo những lời đường mật của hắn để cuối cùng chết giữa biển lửa Tuyệt Tình.
Lý Mạc Sầu biết yêu, biết hận nên nàng vẫn là một người có tình trên thế gian (chứ không phải một ma đầu tàn độc chỉ biết dùng “Băng phách ngâm chăm” và “Ngũ độc thần chưởng” làm bao đại cao thủ phải bỏ mạng dưới tay mình. Và đến những giây phút cuối cùng trên cuộc đời, trong đầu Lý Mạc Sầu vẫn chỉ có một hình bóng Lục Triển Nguyên. Thương thay cho Lý Mạc Sầu, yêu một đời hận một đời mà kết thúc lại không được gì ngoài một cái chết đầy bi thảm và câu than oán xót xa để lại cho người đời sau: "Hỡi thế gian tình là chi, mà đôi lứa hẹn thề sống chết"… (*)
Durham, North Carolina
Nguyễn Hoài Nam
(*) "Hỡi thế gian tình là chi, mà đôi lứa hẹn thề sống chết" thường gợi đến câu nói nhân vật Lý Mạc Sầu trong tiểu thuyết Thần Điệu Đại Hiệp, mà chúng ta lầm tưởng là của nhà văn Kim Dung. Thật ra câu này trong bài từ tác phẩm Mô ngư nhi - nhạn khâu của nhà văn Nguyên Hiếu Vấn (1190-1257) ở cuối nhà Kim đầu nhà Nguyên:
“Hỡi thế gian tình là chi?
Mà đôi lứa hẹn thề sống chết?
Trời Nam đất Bắc đôi nơi,
Cánh chim rũ mỏi mấy hồi hàn ôn?
Vui ân oán, biệt ly buồn,
Si tình nhi nữ, khởi nguồn bi hoan.
Tiếng xưa xa khuất mây ngàn,
Về đâu lẻ bóng Thiên San tuyết chiều.”
https://www.youtube.com/watch?v=blnbjTSY5K0
Truyện chưởng của Kim Dung đọc mê luôn!
Trả lờiXóaLuyện đến đâu rồi Đỗ Văn?
Xóa