Tiêu đề Nhãn
- Biên Khảo
- Câu Đối
- Cổ Thi
- Hình Ảnh Nay
- Hình Ảnh Xưa
- Luận Án Ra Trường
- Lưu Niệm
- Nhạc Ngoại Quốc
- Nhạc Việt
- Sưu Tầm
- Thơ Mùa Đông
- Thơ Ba Má
- Thơ Cảm Tác
- Thơ Diễn Ngâm
- Thơ Mùa Hạ
- Thơ Mùa Lễ
- Thơ Mùa Thu
- Thơ Mùa Xuân
- Thơ Phổ Nhạc
- Thơ Tình
- Thơ Tranh
- Thơ Tranh Nghệ Sĩ
- Thơ Xướng Họa
- Tích Hay
- Trang Bán Công Nguyễn Thông
- Trang Bạn Hữu
- Trang Kỹ Thuật
- Trang Nguyễn Trường Tộ
- Trang Vĩnh Bình
- Văn
- Vũ Hối Thư Họa
- Yoga
Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015
Bến Đỗ - Cầu Ơn Trên - Đò Ngang Trở Về? - Đò Chiều Chuyển Bến
Bến Đỗ
Đêm về lặng ngắm bóng mình
Ngậm ngùi tủi phận thuyền tình đứt dây
Lênh đênh theo nước vơi đầy
Cho tan dáng ngọc cho lầy gót son
Đêm đêm dõi mắt mỏi mòn
Ngóng chờ bến lạ ? Hay tròn tuyết trinh !
Tình cũng là một chữ tình
Thói thường trọn vẹn thói mình dở dang
Chiếc đò dọc lại trôi ngang
Bến không bến đỗ ngổn ngang cuộc tình
Kim Phượng
(27/06/2015)
***
Cầu Ơn Trên
(từ Bến Đỗ của Kim Phượng - Úc Châu)
Dáng ai thơ thẩn một mình
Bơ vơ thấp thoáng như tình đứt dây
Thuyền chao theo nước vơi đầy
Hẩm hiu bến đậu môi gầy màu son.
Người đi dặm nát lối mòn
Thương người ở lại giữ tròn tuyết trinh!
Trời cao đùa cợt chữ tình
Để người gánh chịu một mình dở dang.
Trách ai sớm bước sang ngang
Bỏ người ở lại thở than cuộc tình
Đậm đà hương lửa ba sinh
Nửa chừng cô quạnh như Quỳnh héo khô.
Cầu người đời đẹp như thơ
Mộng lòng như ý, đón chờ gió Xuân.
Dương Hồng Thủy
( 29/06/2015)
***
Đò Ngang Trở Về?
(Từ bài Bến Đỗ của Kim Phượng)
Bến xưa chỉ bóng với mình
Sông sầu lặng lẽ sóng tình bủa vây
Nhớ thương bồi đấp cạn đầy
Lỡ yêu phiền lụy đầm lầy bước son
Dù cho núi cạn đá mòn
Thủy chung bến vẫn nguyện tròn hương trinh
Luyến lưu chuốc khổ vì tình
Lỡ làng duyên phận dẫu mình dở dang
Đò xa tách bến sang ngang
Muộn màng bến đỗ đò ngang trở về?
Kim Oanh
***
Đò Chiều Chuyển Bến
(Cảm tác qua bài"Bến Đỗ" của KP)
Soi gương điểm lại bóng mình
Cảm thương thân phận đò tình buông dây!
Sóng xô con nước cạn đầy
Đò thuyền tan tác ,nhạt nhầy dấu son
Đi theo đường cũ lối mòn
Hay tìm hương lạ! hoặc còn nguyên trinh?
Tình nào thì cũng là tình
Sao người hạnh phúc, còn mình dở dang!?
Đò chiều mượn bến đưa ngang
Để người chuyển bến xóa tan cuộc tình
Song Quang
Yêu Thầm - Nỗi Nhớ Âm Thầm - Mối Cảm Hoài
Yêu Thầm
Họa từ bài Chiều Trên Sông của Phương Hà
Dần khuất chim chiều vỗ cánh bay
Đêm đơn thăm thẳm tiếp đêm dài
Mộng lòng vừa chớm trong mơ ước
Định mệnh chôn vùi những đắm say
Giọt lệ âm thầm còn luyến nhớ
Thời gian vun vút chẳng ngừng quay
Gửi về ai đó tình vô vọng
Buồn chất trong tim mối cảm hoài
Kim Phượng
***
Nỗi Nhớ Âm Thầm
Cảm tác qua bài "Yêu Thầm" của Kim Phượng)
Ngồi buồn nhìn ngắm áng mây bay
Nỗi nhớ âm thầm cứ trải dài
Mộng ước vừa nhen nay đã tắt
Tình thơ chợt đến lại nồng say
Lòng quên... mà dạ càng lưu luyến
Ngày tháng dần trôi cuốn hút quay
Một chút niềm riêng đành tuyệt vọng
Gởi người tri kỷ mối tình hoài
Song Quang
***
Mối Cảm Hoài
Cảm tác từ Yêu Thầm của Kim Phượng và Nỗi Nhớ Âm Thầm của Song Quang
Buồn quá em ơi ! Lá rụng bay
Tiếng ai thổn thức thở than dài!
Âm thầm nỗi nhớ buồn da diết
Lắng đọng hồn chưa uống đã say...
Khúc hát ân tình sao vẫn nhớ
Tìm quên men rượu đã lăn quay
Niềm riêng dấu kín ai phân tỏ
Tri kỷ tình xưa mối cảm hoài....
Mai Xuân Thanh
Ngày 30 tháng 07 năm 2015
Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015
Hè
Hè
Sân ngoài hừng hực nắng chang chang
Thiếu nước đào mai lá cháy vàng
Cây cỏ xác xơ trông tội nghiệp
Đâu rồi tiếng cuốc gọi hè sang
Mailoc
***
Hè
Hạ xưa tất bật gian nan
Đón mùa vận nước cháy vàng hoa tơi
Bao năm chịu đựng chờ thời
Phượng già trơ gốc suốt đời lầm than
Kim Oanh
***
Hè
Hè sang rực sắc huy hoàng
Niềm riêng giấu kín trên tàng phượng xưa
Tầm tầm bất chợt đổ mưa
Kẻ đi người ở đau chưa tấc lòng
Kim Phượng
Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015
Ai Nhớ Chăng Ai
Những gì tha thiết nhất trong đời *
Biết tỏ cùng ai hỡi cố nhân
Mộng tưởng lần đầu duyên gặp gỡ
Tình như mây, nợ thoáng xa bay
Kim Phượng
* Lời nhạc phẩm Ai Nhớ Chăng Ai của Cố Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ
Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015
Quê Cha Đất Tổ: Phần 2
Cây Mọc Quanh Trên Đường Về Đất Tổ
Trên đường về, các loại thực vật rất gần trong đời sống thường ngày, từ lúc còn bé dại. Đến bây giờ, nhìn lại, vẫn nhớ, nhưng tên của chúng, cây còn nhớ tên, cây đã quên mất.
Cây Ráng có đọt non màu nâu, có thể ăn sống với mắm hoặc cá chiên
Bụi Ráng mọc ven đường
Cây Ngải
Ảnh từ Kim Phượng
Thứ Bảy ngày 10 tháng 12 năm 2011
Trên đường về, các loại thực vật rất gần trong đời sống thường ngày, từ lúc còn bé dại. Đến bây giờ, nhìn lại, vẫn nhớ, nhưng tên của chúng, cây còn nhớ tên, cây đã quên mất.
Cây Ráng có đọt non màu nâu, có thể ăn sống với mắm hoặc cá chiên
Loại thực vật có hoa màu hồng này, trông rất quen thuộc, nhưng tên thì vẫn chưa nhớ. Mong ai biết chỉ giúp giùm.
Nâng nhẹ một cây lá xếp trong tay lá ngủ thật mê say trên tay...Cây Mắc Cỡ
Cây Bông Bụp, người dân quê thường dùng làm hàng rào, vừa tiện lợi lại đẹp mắt.
Cây Môn mọc dọc theo mương nước, lá môn dùng để gói đồ trong các phiên chợ.
Bụi Ráng mọc ven đường
Cây Ngải
Ảnh từ Kim Phượng
Thứ Bảy ngày 10 tháng 12 năm 2011
Thánh Lễ
Một buổi tối qua Thánh Lễ
Với trái tim bồi hồi
Đây,
Suốt dòng lâm lụy Cầu Chúa đủ trong tôi.
Dẫu sao cũng là người
Nghiệt ngã cùng khốn khổ
Xin được chứng Ngôi Lời
Xót xa hằng lệ ứa
Giữa đêm giọt thầm rơi.
Phan Nhật Nam
Ngày Chư Thánh 1- 11- 90.
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015
Giang Thụ Viễn Hàm Tình
Đường đời như đò dọc. Thân phận nổi trôi. Dặm trường mưa gió. Gặp rồi xa. Chút tình mây nước cuối đời.Tiễn người hay tiễn mình. Mấy vần thơ vụng tiễn nhau. PKT 07/07/2015
Tống Đỗ Thẩm Ngôn
Tống Chi Vấn - Sơ Đường
Ngọa bệnh nhân sự tuyệt
Ta quân vạn lý hành
Hà kiều bất tương tống
Giang thụ viễn hàm tình
Tạm Dịch : Tiễn Đỗ Thẩm Ngôn
PKT 07/07/2015
Bệnh nằm không đi ra ngoài được
Thương người nỗi mưa gió đường dài
Không đưa tiễn nhau ở bên cầu sông được
Tình tôi gửi hàng cây dọc ven sông theo ai đi vạn dặm xa
Tiễn Nhau
Nằm bệnh đành buông hết,
Dặm trường nghĩ tội ai.
Bên cầu người lỗi hẹn,
Cây tiễn dọc sông dài.
Tri Khac Pham
PKT 07/07/2015
***
Tiễn Đỗ Thẩm Ngôn
Ngã bịnh rồi việc đời đành gác,
Đường dặm xa thương bác ra đi.
Trên cầu chẳng được biệt ly,
Tình tôi cây bến sầu bi tiễn người.
Mailoc phỏng dịch
***
Dịch Thơ
Tiễn Tống Thẩm Ngôn
Bệnh nằm đành gác việc
Thương bạn dậm đường dài
Cầu vắng ai đưa tiễn
Bên sông cây cảm hoài
Quên Đi
***
Cảm Tác
Cảm Đề
Bệnh buồn nhớ Bạn Thơ
Ray rức mấy ai ngờ
Lòng chứa bao tâm sự
Ôm vào trong giấc mơ.
Quên Đi
***
Xin chuyển bài nguyên tác Hán Tự và bài dịch Hán Việt:
送杜審言
宋之問,
臥病人事絕,
嗟君萬里行。
河橋不相送,
江樹遠含情。
別路追孫楚,
維舟吊屈平。
可惜龍泉劍,
流落在豐城。
Tống Đỗ Thẩm Ngôn
Tống Chi Vấn
Ngoạ bệnh nhân sự tuyệt,
Ta quân vạn lý hành.
Hà kiều bất tương tống,
Giang thụ viễn hàm tình.
Biệt lộ truy Tôn Sở,
Duy chu điếu Khuất Bình.
Khả tích Long Tuyền kiếm,
Lưu lạc tại Phong Thành.
***
Giọt Buồn Tiễn Đưa
(theo bản phỏng dịch của thầy Trí Khắc Phạm - Tống Đỗ Thẫm Ngôn-Tống Chi Văn - Sơ Đường)
Ốm đau trở bịnh ở trong phòng,
Mưa gió dặm dài bạn nhớ mong.
Sóng nước bên cầu ai tiễn bạn,
Ven sông cây cối gởi tâm lòng...
Mai Xuân Thanh
Ngày 10 tháng 07 năm 2015
***
Tiễn Đỗ Thẩm Ngôn
Ngã bệnh đành thôi chẳng bước ngoài
Đường xa mưa gió nghĩ thương ai
Trên cầu vắng bóng người đưa tiễn
Cây dọc ven sông giữ cảm hoài
Kim Phượng
***
Tiễn Bạn
Bạn ra đi xứ lạ
Ta yếu lại tay không
Ngại dăm đường , ga vắng
Không thơ tiễn , tiệc tùng
Nào phải lạnh sông Dịch
Mà nhìn lại Tiêu Tương
Nháy mắt đà ngàn dặm
Rồi nhớ lại rồi thương
C.D.M
***
Tiễn Đưa Đỗ Thẩm Ngôn
Bệnh nên chẳng trọn tình đời,
Thương người ngàn dặm sớm rời xa nhau!
Nước trôi cầu chẳng biết nào,
Cây ven sông ấy nao nao gợi tình!
Đỗ Chiêu Đức
***
Tiễn Đỗ Thẩm Ngôn
Thôi đã bệnh rồi kể dứt luôn
Con đường vạn lý gió mưa tuôn
Khúc hát bên cầu đành nín lại
Gửi hàng cây tiễn chạy bên đường
Nguyễn Đắc Thắng
20150714
Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015
Bài Thơ Haiku Nhật Bản
Ghi vội cảm xúc một chiều ở Kyoto (Japan) trước một cảnh chùa xưa
Lưng núi xanh cổ tích
Bóng chiều đá trắng lối chùa xưa
Suối tiễn nước về đâu
Phạm Khắc Trí
4-7-2015
***
Phù Du
Đường đời dâu bể
Nhân sinh ba vạn ngắn hay dài?
Có còn chăng?
Quên Đi
***
Quê hương còn khó nhọc
Thời gian ba vạn đang sắp hết
Làm gì không?
Nguyễn Đắc Thắng
2015.07.13
***
Chùa Xưa Thắng Cảnh
Núi xanh vươn vách đứng,
Tà dương thắng cảnh chứng chùa xưa.
Tri kỷ nữa tìm đâu ...
Mai Thanh Xuân
***
Chim Chiều
Bóng chiều đá trắng lối chùa xưa
Suối tiễn nước về đâu
Phạm Khắc Trí
4-7-2015
***
Phù Du
Đường đời dâu bể
Nhân sinh ba vạn ngắn hay dài?
Có còn chăng?
Quên Đi
***
Quê hương còn khó nhọc
Thời gian ba vạn đang sắp hết
Làm gì không?
Nguyễn Đắc Thắng
2015.07.13
***
Chùa Xưa Thắng Cảnh
Núi xanh vươn vách đứng,
Tà dương thắng cảnh chứng chùa xưa.
Tri kỷ nữa tìm đâu ...
Mai Thanh Xuân
***
Chim Chiều
Lẻ bạn mỏi cánh bay
Chập chùng đồi núi sương mờ ảo
Tổ ấm nào biết đâu
Kim Phượng
Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015
Khách Và Cây Mận Đường Nguyễn Trường Tộ
Dòng thời gian đủ nuôi thân lớn
Từng mỗi mùa ôm nắng tháng Tư
Mận cứ sống bên lòng vội vã
Nhìn người qua lại nữa người qua
Căn nhà gỗ đã dời lâu lắm
Có chiếc cầu soi bóng thả chân
Ngồi vọc nước bâng khuâng một thuở
Trở thành nay ghế đá công viên
Nước sông Tiền lục bình trôi nổi
Gốc Mận xanh chồng chất tuổi đời
Người Khách xa từ đâu tới vội
Mận mừng reo rộn nỗi thân quen
Vô tư Khách thẹn thùng làm dáng
Tàng Mận kia êm ái tựa đầu
Đâu biết Mận mang tình vạn cổ
Chôn chân nhìn sóng vỗ xa bờ
Phút tần ngần nghẹn lòng câm nín
Ngơ ngẩn nhìn không kịp nhận ra
Là cả hai thân thiết rất gần
Những hò hẹn Mận từng nghe thấy
Mận gom đầy ký ức xôn xao
Hồn viễn khách dạt dào mộng tưởng
Lệ trải vui trang giấy cuộc đời
Chợt về hình bóng của xa xôi
Áng mây trôi nhẹ bay lơ lững
Cô quạnh lòng hờ hững cuộc vui
Tìm đến Mận hờn hờn tủi tủi
Kể nghe mưa nắng chuyện tình người
Ngày xa xứ chẳng lời từ giả
Thầm lặng rời con phố đón đưa
Nền đất cũ nhà xưa xóa dấu
Đáy tim hoang phế mộng tình đầu
Thời gian chầm chậm lướt qua mau
Ly biệt tránh sao cảnh thảm sầu
Gìn giữ chiếc nôi thời tuổi dại
Bốn mùa lá biếc mãi xanh tươi
Nước gương bóng Mận tàng che
Bao giờ sống lại trưa hè tháng Tư
Kim Phượng
Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015
Quê Cha Đất Tổ: Phần 1
Đường về đất tổ xa xăm
Bao năm cách biệt về thăm mộ phần
Quê nội, xã Giồng Ké hay còn gọi là Trung Ngãi thuộc tĩnh Vĩnh Long. Đường về quê nội, sau hơn 40 năm. Vẫn con đường xưa, vẫn lối đi cũ, nhưng tôi chẳng nhớ ra. Có nhớ chăng, chỉ là một số trong những thực vật mọc dọc ven đường.
Cháu nội, cháu cố rể và các cháu cố đang trên đường về thăm viếng mộ Ông Bà.
Con lộ do ông Bang Lê Như Thiết lập nên, còn gọi là lộ Ông Bang hay lộ Phú Hữu. Cháu rể Mẫn đang đi trên con lộ của Ông Cố.
Hai bên đường dọc theo lộ Ông Bang
Từ con lộ, quẹo theo tay trái dẫn vào khuôn viên phần mộ Ông Bà
Con đường đất nhỏ dẫn vào mộ
Bờ tre nơi Ba Má gặp gỡ nhau
Những gốc tre già nơi đầy kỷ niệm, của mấy mươi năm về trước
Con và cháu đang tìm về, nơi đầy kỷ niệm của Cha Mẹ, Ông Bà
Ảnhtừ Kim Phượng
Thứ Bảy ngày 10 tháng 12 năm 2011
Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015
Đợi
Hạnh phúc cho nhau lúc đợi chờ
Trong từng hơi thở đợi là mơ
Chờ trăng lên…tàn dần
Rồi khuất bóng
Mộng lòng dao động đợi tình thơ
Kim Phượng
Bến Đỗ - Cầu Ơn Trên - Đò Ngang Trở Về
1/ Bến Đỗ - Kim Phượng
2/ Cầu Ơn Trên - Dương Hồng Thủy
3/ Đò Ngang Trở Về - Kim Oanh
Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015
Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015
Mời Em Về - Việt Dzũng
Ở xứ người ai cũng nhớ quê hương, nhớ ruộng đồng làng quê, nơi ấy có bà mẹ già mái tóc đã bạc, luôn trông chờ bước chân con mình trở về trong vòng tay yêu thương. Tất cả hình ảnh ấy, tôi muốn cùng em về chốn đó để trải lòng yêu thương quê mẹ. Thời gian có lúc tưởng không bao giờ về lại được quê hương yêu dấu, tưởng rằng bên bờ kia của bờ Thái Bình bao la luôn xa vời vợi. Rồi thời thế đã thay đổi, lúc này tôi sẽ về cùng em chắc cũng chưa muộn để về lại chốn quê yêu dấu.
Sáng Tác: Việt Dzũng
Ca Sĩ: Khánh Hà
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình
Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015
Kẻ Ở Miền Xa
Tầm đạn bay nhớ mãi về em
Phút hãi hùng giọng ai thắm ngọt
Trót yêu rồi tiếng hát môi em
Kim Phượng
Cảm tác Kẻ Ở Miền Xa của Cố Nhạc Sĩ Trúc Phương
Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015
Xa Xứ
( Tranh thơ Thanh Trí)
Ừ nhỉ, cuối năm nơi đất lạ
Mưa mênh mông và sông mênh mông
Ù nhỉ, hình như lòng rướm lệ
Như một người không có quê hương...
Trần Hoài Thư
Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015
Đừng Gọi Anh Bằng Chú - Xin Gọi Anh Bằng Chú
Đừng Gọi Anh Bằng Chú!
Nhiều lần bảo:
Đừng gọi anh bằng chú!
Bởi tiếng lời…làm mất ngủ đêm thâu
Chợt nghe…
sao cảm giác rầu rầu
“Mỗi tiếng chú…
là sợi râu dài lỏm chỏm”*
Còn gọi chú
Là còn lo âu thấp thỏm
Giết nhau bằng chừng ấy thú thương đau
Em biết chăng?
Tim tức tưởi nghẹn ngào
Bật tuôn trào dòng máu đỏ
Em nghe không?
Từng hơi thở ngắn, nhỏ, đớn đau
Nhưng em ơi!Trong từng giọt máu đào
Hình bóng ấy…
Như máu ra vào nuôi thân xác
Kim Phượng
*Lời của một người
***
Xin Gọi Anh Bằng Chú
Xin cứ gọi anh bằng chú
Chú, anh gì anh thấy cũng như nhau
Cuộc đời tựa giấc chiêm bao.
Nay anh, mai chú đàng nào cũng xong
Cuộc đời sắc sắc không không.
Nghĩ chi cho lắm miễn lòng hữu duyên
Chồng già vợ trẻ là tiên
Vợ già chồng trẻ là điên cái đầu.
Thoát sao khỏi lẽ nhiệm mầu,
Ông tơ se lộn có rầu cũng thôi!
Em ôi, thương chú cho rồi
Mai kia mốt nọ em tôi cũng già.
Vợ chồng là cái oan gia
Thương thì thương đại cà rà mãi chi
Anh anh, chú chú khác gì?
Miễn em nhắm mắt chuyện gì cũng xong
Anh Vân
Xin Gọi Anh Bằng Chú
Xin cứ gọi anh bằng chú
Chú, anh gì anh thấy cũng như nhau
Cuộc đời tựa giấc chiêm bao.
Nay anh, mai chú đàng nào cũng xong
Cuộc đời sắc sắc không không.
Nghĩ chi cho lắm miễn lòng hữu duyên
Chồng già vợ trẻ là tiên
Vợ già chồng trẻ là điên cái đầu.
Thoát sao khỏi lẽ nhiệm mầu,
Ông tơ se lộn có rầu cũng thôi!
Em ôi, thương chú cho rồi
Mai kia mốt nọ em tôi cũng già.
Vợ chồng là cái oan gia
Thương thì thương đại cà rà mãi chi
Anh anh, chú chú khác gì?
Miễn em nhắm mắt chuyện gì cũng xong
Anh Vân
Đăng U Châu Đài Ca
Nhân đọc bài "Ngày Trở Về-Ông Giáo Già và Nỗi Cô Đơn" của Thầy Phạm Khắc Trí, trong đó Thầy có đề cập đến bài "Đăng U Châu Đài Ca", Quên Đi kính gởi đến Vườn Thơ những cảm nhận của riêng mình.
Tâm trạng của một người biết lo đến an nguy cho xã tắc. Các bậc minh quân ngày xưa đã khuất, chẳng lẽ từ nay về sau không còn có minh quân? Trần Tử Ngang đã nói lên nỗi bi thiết trong lòng qua bài thơ Cổ Phong "Đăng U Châu Đài Ca".
登幽州臺哥
陳子昂
前不見古人,
後不見來者;
念天地之悠悠,
獨愴然而涕下。
Diễn Dịch Hán Việt:
Đăng U Châu Đài Ca
Trần Tử Ngang
Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Độc sảng nhiên nhi thế hạ
Diễn Nghĩa Nôm: Bài ca lên U Châu Đài
Phía trước không còn thấy người xưa
Phía sau cũng không thấy người được như người xưa xuất hiện
Nghĩ trời đất thật mênh mông
Một mình thương cảm nước mắt tuôn rơi.
(*) U Châu thuộc phía Bắc nước Yên. Đài U Châu thời Đường chỉ là một thành trì nhỏ. Nay là Bắc Kinh.
Các Bài Dịch Thơ:
(1)
Phía trước vắng người xưa
Đời sau ai kế thừa
Gẫm trời đất thênh thang
Riêng xót lệ tuôn tràn
(2)
Nhìn về phía trước người xưa vắng
Ngoảnh mặt ra sau chẳng thấy ai
Trời đất thênh thang ôi vận nước
Thương cho bá tánh lệ tuôn dài.
Quên Đi
***
Đăng U Châu Đài Ca
Thuở trước người xưa có những ai...
Hậu sinh lại thiếu bậc anh tài...
Mênh mông Trời Đất sao bi thảm !
Giọt lệ thương tâm cứ thấm hoài !
Mai Xuân Thanh
Ngày 27 tháng 06 năm 2015
***
Đăng U Châu Đài Ca
Người đời trước đã không còn nữa
Kẻ đến sau nào thấy một ai
Ngẫm đất trời bao la xót dạ
Lệ riêng tuôn cảm giọt u hoài
Kim Phượng
***
Bài Cảm Tác:
(Xin cảm khái qua bài phỏng dịch " Đăng U Châu Đài Ca " của Quên Đi)
Lịch sử vẻ vang của Việt Nam,
Anh hùng dân tộc mấy ngàn năm...
Ngày nay thắp đuốc tìm không thấy,
Quá khứ trăng sao tráng sĩ thăm !
Đất nước đông dân hơn thuở trước,
Non sông chữ S nhớ xa xăm.
" Sơn hà xã tắc " nhân tài vắng, (thiếu)
Trời đất mênh mông chẳng tiếng tăm...
Mai Xuân Thanh
Ngày 27 tháng 06 năm 2015
***
Đăng U Châu Đài Ca
Bóng nào là của người xưa tá?
Chỉ biết tôn thờ nghĩa chúa tôi
Tư tưởng ngày nay chưa thoát được
Trọn đời lệ thuộc định xong rồi!
Nguyễn Đắc Thắng
2015.06.28
***
Các Bài Họa: Qua bài thơ phỏng dịch Đăng U Châu Đài Ca của Kim Phượng
Đăng U Châu Đài Ca
Thức giấc mộng huỳnh chưa quá nửa
Hồn xưa ngày cũ chả còn ai
Áo cơm hai bữa còn lưng dạ
Chén đắng người đưa cứ uống hoài !
Cao Linh Tử
( họa ngẫu hứng)
***
Sĩ Khí Tìm Ai ?
Anh hùng thuở trước xưa mô nữa,
Kẻ hậu sinh tìm kiếm được ai...
Quanh quẩn ngô khoai ăn đỡ dạ,
Minh quân hào kiệt đợi mong hoài
Mai Xuân Thanh
Ngày 27 tháng 6 năm 2015
***
Tâm Sự Kẻ Tha Hương
Rượu bầu chửa cạn hơn phân nữa !
Tri kỷ tìm đâu mấy được ai ?
Tâm sự trót mang còn nặng dạ
Nước non ngàn dậm nhớ thương hoài
Song Quang
Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015
Nguyễn Nhược Pháp - Nhà Thơ Tài Hoa Mệnh Yểu
Chúng ta thường biết đến nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ:
Đi chùa Hương, nhưng ít người biết đến đời sống và tình yêu
của nhà thơ này. Bài này gồm 2 phần:
Phần 1:
Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp, chuyện ít người biết
- Hai tuổi mồ côi mẹ, hưởng dương tròn hai Giáp (24 năm), người con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh thật là điển hình của sự bất công tạo hóa.
Thế nhưng tạo hóa đã bù lại, ban cho con người những thiên bẩm, tài hoa đặc biệt. Đó là một trang nam nhi tuấn tú, đa tài, gắn trên bầu trời thi ca nước Việt những ánh sao lung linh - nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.
Nguyễn Nhược Pháp là kết quả mối tình sét đánh giữa học giả Nguyễn Văn Vĩnh, một người đa tài, đa tình đất Hà thành và cô gái Lạng Sơn, Phan Thị Lựu.
Năm 1913 ông Vĩnh có khách sạn Trung Bắc ở nhà 50 phố Hàng Trống, gần Hồ Gươm - Hà Nội…Cô Lựu thường qua lại trọ ở khách sạn, nên quen biết ông Vĩnh. Rồi do duyên số, họ nên vợ nên chồng. Khách sạn Trung Bắc nằm trong khuôn viên rộng mấy nghìn mét vuông. Mặt trước quay chính phố Hàng Trống, mặt sau quay ra phố Lý Quốc Sư. Cả hai mặt đều có cổng lớn, bên trong xung quanh có vườn, cây cối xanh tươi và cổ thụ. Giữa khuôn viên này là một biệt thự ba tầng, trang bị hiện đại để làm nhà khách sạn.
Bà Phan Thị Lựu ở tầng hai. Tại mảnh đất thơ mộng này, ngày 12-12-1914, Nguyễn Nhược Pháp ra đời, sau này tên tuổi in đậm trong “Thi nhân Việt Nam”.
Ông Vĩnh đi làm, đến trưa thì nghỉ lại khách sạn với người vợ hai, tối mới về phố Mã Mây với vợ cả và các con. Tưởng thế cũng là yên ổn, nhưng số phận con người đa tài, đa tình lại vướng bận thêm nhiều và không thể dừng ở đó.
Vừa tuổi lên 2 (năm 1916), Nguyễn Nhược Pháp mồ côi mẹ. Khi biết tin ông Vĩnh có thêm một người đàn bà khác, mà là một cô đầm lai đẹp như thiên thần, thì Phan Thị Lựu không làm chủ được tình cảm của mình. Nỗi ghen tuông đã trào lên và bà đã tìm cái chết để giải thoát.
Chập chững những bước chân trên đường đời, Nguyễn Nhược Pháp được bà Đinh Thị Tính - vợ cả ông Vĩnh - mẹ cả đón về nuôi như con đẻ, với một câu thở than: Cái bà Lựu ghen ngược. Người ghen phải là tôi…
Từ đó cho đến lúc lìa đời, suốt 22 năm (1916- 1938), Nguyễn Nhược Pháp đều sống với những người anh em cùng cha khác mẹ, trong một đại gia đình, thật vui vẻ và nhiều kỷ niệm sâu sắc.
Đọc những trang hồi ức của những người thân trong gia đình phần nói về tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp, mới thấy rằng đây là một con người có nhiều phẩm chất cao quý, khi còn ấu thơ.
Năm 1923, gia đình Nguyễn Văn Vĩnh đã chuyển từ phố Mã Mây về phố Thụy Khuê, trước trường Bưởi (trường Chu Văn An bây giờ) gần hồ Tây.
Đây là một trong những tài sản lớn của ông F.H Schneider- một người Pháp, vốn là đồng nghiệp làm nhà in, xuất bản báo, vì yêu mến ông Vĩnh đã chuyển nhượng cho trước khi ông này về hưu ở cố quốc.
Nhà ông Vĩnh đông người, nhiều con, lại thêm bạn các con ở tỉnh lẻ về ở nhờ để tiện bề ăn học… vậy mà vẫn rất thoải mái.
Gia sản đất đai của Schneider là một khu đất rộng hơn ba nghìn mét vuông. Trong này có biệt thự hai tầng, có xưởng máy giấy mái vòm, bê tông cốt thép, không cột. Ông Vĩnh sửa lại thành nhà thờ và nhiều phòng để ở. Có mười gian nhà ngang, có bếp, nhà để xe, các phòng cho người nhà sinh hoạt…
Bấy giờ hai người con lớn của bà Vĩnh là Nguyễn Hải và Nguyễn Giang đang đi học ở nước ngoài. Còn ba người con gái: Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân đã lớn, được ở khu biệt thự với bà Vĩnh và một người cô ruột là bà Nguyễn Thị Tý, làm dược sỹ ở nhà thương Phủ Doãn… Nguyễn Nhược Pháp được ở chung với 7 anh chị em còn nhỏ tuổi ở khu nhà ngang.
Trong đó có Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Dực, Nguyễn Hồ còn quá nhỏ, không tự lực được trong sinh hoạt, nên có một u già trông nom… Họ sống rất thoải mái, tự do và khép kín, tự quản, dường như người lớn không ai để ý đến…
Buổi sáng hằng ngày, Nhược Pháp cùng anh chị em học chữ nho khoảng nửa giờ do ông tú tài Phùng Năng Tĩnh người Bát Tràng làm gia sư, dạy dỗ.
Rồi họ đạp xe đi học trường tư. Mọi sinh hoạt khác như giặt quần áo, cơm nước đã có người lo hết.
Trong số 7 anh em, Nhược Pháp là con bà hai, được coi là anh, mặc dùsinh sau Nguyễn Dương (con mẹ cả) mấy tháng. Thời xưa xã hội coi những người con vợ bé, chỉ là con thêm vợ nhặt. Nhưng nhà ông Vĩnh không hành xử theo lối ấy.
Theo kể lại, Nguyễn Nhược Pháp thông minh, đẹp trai, học giỏi có đầu óc tổ chức, nhiều sáng kiến, làm đầu tầu cho các em trong các hoạt động, sinh hoạt thể thao, vui chơi rất văn hóa.
Nhược Pháp có sáng kiến làm một bản hợp đồng nội bộ, cấm nói nhảm nhí. Cậu soạn ra khoảng 50 câu thông dụng hằng ngày mọi người cần tránh, ví như những từ ngữ: đếch, bỏ mẹ, bỏ xừ…, hoặc những câu chửi thề không ai được nói… Ai lỡ lời nói, người nào nghe thấy, có quyền cốc vào đầu, véo tai, coi như một hình thức phạt.
Nhược Pháp bày trò tập bơi. Khi thì hồ Tây, khi thì ra ao đình làng Thụy Khuê, lúc đến hồ Trúc Bạch. Bảy anh em đều biết bơi kể cả con gái. Nhược Pháp yêu môn bơi lội nhất. Cho tới những ngày mới bị bệnh, anh vẫn chưa chịu bỏ bơi.
Ngày chủ nhật, Nhược Pháp tổ chức đua xe quanh Hồ Tây, có giải thưởng, thu hút các bạn học cùng tham gia. Lại tổ chức trượt pa-tanh. Ban đầu chơi trên đường Hoàng Hoa Thám, sau đường đua dài đến Quần Ngựa, vòng trở về lối Thụy Khuê… Rồi tổ chức tham quan du lịch bằng xe đạp, quanh Hồ Tây, rồi quanh Hà Nội và đi xa hơn.
Mỗi tuần, cha thường cho các con tiền đi xem chiếu bóng, Nhược Pháp rủ rê mấy anh chị lớn hơn, để dành tiền ấy, làm vốn in báo Tuổi Cười.
Nhược Pháp làm chủ nhiệm, Nguyễn Phổ làm chủ bút, Nguyễn Kỳ quản lý nhà in. Báo in thạch, hai màu đỏ và tím. Mỗi tháng một số, có 16 trang, khổ 15x20 cm. Nội dung tờ báo là thông báo những tin tức gia đình, nêu tên ai học giỏi, phê phán những việc xấu. Lại có trang thể thao, biểu dương kỷ lục mới( trong gia đình ), có quảng cáo các buổi diễn kịch, diễn xiếc do anh chị em tổ chức trong nhà. Trang cuối có in thơ của Nhược Pháp sáng tác.
Mỗi số ra 10 tờ, bán 5 xu cho người lớn và các anh chị lớn. Báo phát hành được mấy năm. Sau này lớn lên, Nhược Pháp đã chọn những bài thơ trong báo Tuổi Cười, thành tập thơ Ngày Xanh. Nhược Pháp còn tổ chức một đội kịch gia đình, mà chính anh viết kịch bản và đạo diễn… Các anh chị em làm diễn viên. Nhà có xưởng in rộng, họ kê bàn ghế thành sân khấu, tạm dùng câu đối nhà thờ trang trí, lại làm phông màn, chăng điện… nghĩa là như sân khấu thật. Giá vé 5 xu một chỗ ngồi. Những người lớn trong nhà cũng mua vé và ngồi xem cổ vũ con em mình…Có buổi ông Vĩnh cũng ngồi xem các con diễn, ông thấy lòng tràn ngập niềm vui… Nhược Pháp còn hướng dẫn thành lập đội xiếc, phân vai diễn:
Người diễn xiếc xe đạp, người làm ảo thuật,, người dậy thú, người thổi kèn. Nguyễn Nhược Pháp có những thú vui thật giản dị, không giống bất cứ một thiếu gia nào thời bấy giờ. Chăm chỉ học hành, yêu quý mọi người, và biết tự lập. Viết xong một bài thơ, một truyện ngắn, vở kịch…khi có tiền nhuận bút thì rủ một hai em, hay vài bạn bè đi ăn phở xách Nghi Xuân bang thất ở phố Hàng Đàn, giá 5 xu một bát…
Nhược Pháp đã viết được một số vở kịch, và có một ước mơ, là cùng với Phạm Huy Thông, bạn học thời ở Trung học Albert Saraut, tri kỷ văn chương, cùng nhau tổ chức một Đoàn kịch không chuyên, đưa lên sân khấu vở kịch Người học vẽ của mình.
Nhược Pháp như một trang giấy trắng thơm, một bông hoa thanh khiết. Vào những năm cuối đời, trái tim chàng thi sỹ, tác giả bài thơ Chùa Hương đã xôn xang trước một cô gái áo đen, phố Hàng Đẫy, như một lời tỏ tình.
Đó là một tiểu thư, một trong tứ mỹ Hà thành bấy giờ. Hằng ngày đạp xe qua nhà, đứng bên này đường nhìn vào vườn nhà em, ngắm nhìn bóng em thấp thoáng. Rồi hình ảnh cô gái áo đen trong vườn của nhà họ Đỗ ở phố Hàng Đẫy, cứ sống mãi trong tim Nhược Pháp...
Nhược Pháp chưa tường mặt thân mẫu của mình, nhưng được mẹ cả hết lòng yêu thương, như con đẻ. Trước khi nhắm mắt ra đi về cõi vĩnh hằng, bà dặn lại Hãy đặt mộ của tôi nằm bên cạnh Nhược Pháp.
Nguyễn Nhược Pháp sinh ra là hoạt động, cả đến khi nhuốm bệnh vẫn không ngừng ý chí vươn lên vượt qua số mệnh.
Từ 2 tuổi Nhược pháp sống với mẹ cả ở Mã Mây rồi đi học vỡ lòng. 6 năm tiếp theo học phổ thông trường Trí Tri (phố Hàng Đàn và Trung Bắc học hiệu- phố Lý Quốc Sư). 14 tuổi thi đỗ lớp 6 Trường trung học Albert Saraut. 20 tuổi đỗ tú tài phần nhất, 1935 đỗ tú tài phần hai, vào Đại học luật. Nhược Pháp luôn học giỏi, xứng đáng cho các em noi theo.
Từ năm 1930 trở đi, kinh tế gia đình Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu khó khăn trầm trọng. Nguyễn Nhược Pháp vừa đi học để thi tú tài, thi đại học Luật, vừa làm ở tòa báo An Nam mới, viết thơ… để có tiền nhuận bút, giảm bớt chi tiêu của gia đình cho mình…Từ sau khi chị Nội đang đi học Luật năm thứ ba mắc bệnh mất (1933), rồi cha mất( 1936), chị Vân mất( 1938), và tin anh Hải mất trong Nam…Nhược Pháp buồn đau, nhuốm bệnh lao hạch…
Ngày 19-11-1938 ông trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Đồn Thủy, hưởng dương 24 tuổi. Ông để lại ba bức thư. Một bức viết bằng chữ Pháp, cám ơn các thầy thuốc đã hết lòng cứu chữa. Một bức thư vĩnh biệt mẹ cả và gia đình khi ấy ông Vĩnh mất được (hai năm). Một bức gửi cho người anh là nhà thơ Nguyễn Giang, với tâm nguyện, hãy chăm sóc mẹ cả và các em nhỏ tốt hơn nữa. Ban đầu, thi hài Nhược Pháp được mai táng ở nghĩa trang Hợp Thiện, Quỳnh Lôi, Mai Động, Hà Nội, sau được bốc mộ về làng Phượng Dực, quê cha.
Phần 2:
Giai nhân áo đen của Nguyễn Nhược Pháp
Bà Đỗ Thị Bính, người đẹp phố Hàng Đẫy lâu nay vẫn được xem là bóng hồng mà thi sĩ tài hoa Nguyễn Nhược Pháp “thầm thương trộm nhớ”. Để rồi trong những bài thơ: Đi chùa Hương, Tay Ngà, Sơn Tinh – Thủy Tinh... thấp thoáng hình bóng của một “tuyệt sắc giai nhân”...
Nếu như cuộc đời của người đẹp Vương Thị Phượng phố Hàng Ngang đúng là “hồng nhan bạc phận” thì cuộc đời của người đẹp thứ hai trong “Hà thành tứ mĩ” lại bình lặng hơn nhiều. Bây giờ, ngồi trong căn nhà biệt thự Pháp ở số 3A, phố Yên Thế bà Đỗ Thị Quyên, em gái bà Bính đã ngấp nghé tuổi 90 nhưng trên khuôn mặt lẫn nụ cười dáng vóc vẫn phần nào cho thấy vẻ đẹp của người chị gái từng được mệnh danh là “giai nhân Hà thành” khi xưa.
Nhấp chén nước, giọng sang mà ấm, bà Quyên nhớ lại: Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, là kiều nữ của cụ Đỗ Lợi, nhà tư sản thầu khoán lớn nhất Hà Thành khi đó. Cụ Đỗ Lợi thuộc dòng họ Đỗ thôn Tiên Lữ (Lập Thạch, Vĩnh Phúc).
Vốn làm việc trong sở Lục lộ, vừa giàu có lại tài năng, lên Hà Nội, ông lấy bà Nguyễn Thị Quỹ, một người con gái xinh đẹp, sắc sảo làm nghề buôn bán tại Phà Đen làm lẽ. Đỗ Thị Bính là người con đầu trong ba người con của ông Lợi và bà Quỹ.
Những năm 1930, ông Đỗ Lợi là nhà tư sản có tiếng ở Hà thành. Những người già cả ở Ngõ Văn Hương bây giờ hẳn vẫn còn nhớ ngõ Đỗ Lợi, hồ Đỗ Lợi và trại sản xuất gạch hoa Vạn Cẩm, nơi ông sản xuất gạch hoa, đúc cống xi măng cung cấp cho các công trình xây dựng của người Pháp. Công việc kinh doanh phát đạt, ông Đỗ Lợi chuyển sang lĩnh vực thầu khoán. Gần hai mươi công trình lớn ở Hà Nội khi đó đều do Đỗ Lợi làm chủ thầu. Giàu có, trại gạch hoa Vạn Cẩm khi đó còn là nơi nhà tư sản nuôi hàng chục con ngựa đua, một thú chơi công phu và thuộc vào hàng xa xỉ lúc bấy giờ.
Đang học lớp nhì tại trường Brieux, tên thông thường là trường Hàng Cót, một buổi chiều tan học, trong lúc mải ríu rít với bè bạn, Đỗ Thị Bính bị một chiếc xe hơi cán phải. Lo lắng cho cô con gái rượu, cụ Đỗ Lợi đã không cho người đẹp đến trường mà mời thầy về nhà để dạy riêng.
Với tư chất thông minh và sự ham học, bà Bính vừa thông thạo tiếng Pháp lại có thể chơi được đàn thập lục hay dương cầm. Trong số hơn chục nhà biệt thự ở rải rác ở khắp Hà Nội, gia đình bà Bính sinh sống ở căn nhà số 30 Nguyễn Thái Học, ngày xưa là phố Hàng Đẫy. “Chị tôi có thói quen mặc đồ đen nên người đương thời thường gọi là “người đẹp áo đen”. Nếu được ông bà mua cho quần áo khác màu thì cất đi hoặc cho em chứ tuyệt nhiên không mặc màu gì khác ngoài màu đen. Màu đen đã làm cho vẻ đẹp của giai nhân thêm vẻ huyền bí, tôn thêm làn da trắng, sự sang trọng, nghiêm trang của người đẹp”, bà Đỗ Thị Quyên cho biết. Mặc dù là người có vẻ đẹp nhất nhì Hà thành khi đó, thế nhưng, người đẹp không hề có tính kiêu sa của những tiểu thư khuê các. Trái lại, bà Bính nhất mực hoà đồng, giản dị và gần gũi với mọi người. Trong trí nhớ của người em gái thì bà Bính có một khuôn mặt trái xoan, đặc biệt là tính tình hiền hậu, nhân từ, dịu dàng. “Chị tôi ăn chay, không ăn thịt cá bao giờ. Xuân về gia đình lại đi chùa Hương cầu kinh niệm Phật. Mỗi khi đi nghỉ ở Sầm Sơn, thấy trẻ con xách lồng chim đi bán, chị tôi gọi lại mua hết rồi mở cửa lồng cho chim bay đi”.
“Bóng hồng” trong thơ
Trong bao nhiêu trái tim mê đắm người đẹp có chàng thi sĩ tài hoa Nguyễn Nhược Pháp – con trai của Nguyễn Văn Vĩnh, ông chủ nhà in Trung Bắc Tân Văn lớn nhất Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Ngang tàng hay bình dân chả biết, nhưng cụ Vĩnh sau lần đi Pháp đã đặt luôn cái tên ấy cho cậu con trai sinh cuối năm 1914. Sau khi đậu tú tài rồi vào trường Cao đẳng Luật Đông Dương, Nguyễn Nhược Pháp không sung vào bất kỳ ngạch quan lại lẫn công chức nào mà đi làm văn, làm báo...
So về tuổi tác, Nguyễn Nhược Pháp hơn người đẹp Bính một tuổi. Chàng thư sinh nhỏ bé, với sự yếu đuối thư sinh, với cái bẽn lẽn của một hồn thơ mộng mơ đã thầm thương nhớ trộm cô tiểu thư Đỗ Thị Bính tự bao giờ.
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ. Cho nên, để biết cái vẻ “sắc nước hương trời” của một trong bốn “mỹ nhân Hà thành” xưa, chỉ cần đọc tập thơ Ngày xưa cũng đủ để hình dung chân dung Đỗ Thị Bính “Tóc xanh viền má hây hây đỏ/Miệng nàng bé thắm như san-hô/Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ”.
Đó là sự hồn nhiên của cô gái đi trây hội Chùa Hương: “Cùng thầy me em
dậy/ em vấn đầu soi gương/ Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Lưng đeo dải yếm đào/
Quần lĩnh áo the mới/ Tay cầm nón quai thao …”. Là “Cúi đầu nàng tha
thướt/Yêu kiều như mây qua/Mắt xanh nhìn man mác/ mỉm cười về cành
hoa…”
Trước hiên nhà ở phố Nguyễn Thái Học có hai giò phong lan và đặc biệt ba rặng hoa hồng nở hương thơm ngát. Chiều chiều, người đẹp lại ngồi nhởn nha trên ghế đá đọc sách, ngắm hoa. Khi ấy, Nguyễn Nhược Pháp đang làm việc tại tòa báo L’ Annam nouveau. Ngày nào chàng thi sĩ cũng kiếm cớ đi qua đi lại ngôi nhà có người đẹp ở, để được nhìn thấy nàng cho khuây nỗi nhớ. “Ta lặng nhìn hơi
lâu/Nhưng thì giờ đi mau...Nàng chợt nghiêng thân ngà/Thoáng bóng người xa xa...Ta mơ chưa lại hồn/Nàng lẹ gót lầu son/Vừa toan nhìn nét phượng/Giấy thẹn bay thu tròn...”
Chuyện này kéo dài và cả hai gia đình đều biết. Gia đình cô Bính cho là chuyện phải lòng của anh chàng nhà thơ trẻ cũng như nhiều chàng trai khác si mê người đẹp mà thôi. Bằng cớ là mỗi dịp xuân tới, người đẹp Đỗ Thị Bính vẫn nhận được rất nhiều hoa từ những địa chỉ vô danh. Mỗi bài thơ của chàng thi sĩ là một nét đẹp của người con gái khuê các áo đen, là chất chứa bao niềm thương nhớ. Nhưng năm 1938, căn bệnh lao đã cướp đi sinh mệnh của nhà thơ tài hoa ở tuổi hai tư. Để rồi, tình
yêu của tài tử, giai nhân được lưu giữ trong tập thơ mang tên “Ngày xưa” tha thiết ấy…
Cuộc đời bình dị
Sau khi Nguyễn Nhược Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính lấy một chàng trai du học bên Pháp về. Đó chính là Bùi Tường Viên, em trai út của Luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu. Mười sáu tuổi, Bùi Tường Viên sang Pháp học về ngành silicat và là một trong những kỹ sư đầu tiên của Việt Nam. Đám cưới giữa người đẹp phố hàng Đẫy và nhà trai ở phố Quán Thánh với hàng chục xe ô tô rước dâu hạng sang được xem là một trong những đám cưới lớn nhất ở Hà thành thời bấy giờ.
Chiến tranh nổ ra, bà Bính hoạt động trong phong trào bình dân học vụ, rồi cả gia đi tản cư lên mãi huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Mặc dù sống giữa cảnh núi đồi heo hút nhưng hai ông bà đi đâu cũng vẫn khoác tay nhau theo phong cách châu Âu khiến cho không ít người ngưỡng mộ. Bằng những kiến thức cơ bản, bà đã cứu sống cho rất nhiều người thoát khỏi căn bệnh sốt rét hiểm nghèo, trong đó có cả những người con của chính mình.
Đất nước hòa bình. Trở về Hà Nội, bà Bính lại cùng chồng, con sống cuộc sống bình thường trong một ngôi nhà giản dị. Tất cả mười tám ngôi biệt thự khang trang của nhà tư sản Đỗ Lợi lúc bấy giờ đã hiến tặng cho Chính phủ. Bà tích cực tham gia phong trào bình dân học vụ, chống giặc dốt. Từ đó cho đến khi về hưu, bà công tác tại Phòng Giáo dục khu Hai Bà Trưng.
Trong ký ức của những người con, người đẹp Đỗ Thị Bính là một giai nhân tài sắc vẹn toàn. “Ngay đến bữa ăn cùng gia đình chồng, khi nào mẹ tôi cũng là người ăn sau cùng, phục vụ cho bố mẹ chồng, chồng con ăn trước…
Cho đến những ngày tháng cuối đời, bà vẫn giữ thói quen không bao giờ đến ăn ở các hàng quán, mà nhất mực trung thành với những món ăn do tự tay mình chế biến”, ông Bùi Tường Quân, con trai Bà Bính cho biết. Người đẹp Đỗ Thị Bính đã cùng chồng đi qua cuộc chiến tranh, sống cuộc sống bình dị như biết bao người Hà Nội khác. Trở về với đất, gia đình, người thân khoác cho bà bộ quần áo nhiễu đen quen thuộc, như là một sự trân trọng với vẻ đẹp của người phụ nữ Hà Nội một thời.
Bài thơ: Đi Chùa Hương
Hôm nay đi Chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao,
Em đeo giải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới,
Tay cầm nón quai thao.
Me cười: «Thầy nó trông!
Chân đi đôi dép cong,
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?»
Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.
Nhưng em chưa lấy ai,
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm!
(Ý đợi người tài trai.)
Em đi cùng với me.
Me em ngồi cáng tre,
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe.
Thầy me ra đi đò,
Thuyền mấp mênh bên bờ.
Em nhìn sông nước chảy
Đưa cánh buồm lô nhô.
Mơ xa lại nghĩ gần,
Đời mấy kẻ tri âm?
Thuyền nan vừa lẹ bước,
Em thấy một văn nhân.
Người đâu thanh lạ thường!
Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng.
Hỏi ai nhìn không thương?
Chàng ngồi bên me em,
Me hỏi chuyện làm quen:
«Thưa thầy đi chùa ạ?
Thuyền đông, trời ôi, chen!»
Chàng thưa: «Vâng thuyền đông!»
Rồi ngắm trời mênh mông,
Xa xa mờ núi biếc,
Phơn phớt áng mây hồng.
Dòng sông nước đục lờ.
Ngâm nga chàng đọc thơ.
Thầy khen: «Hay! Hay quá!»
Em nghe rồi ngẩn ngơ.
Thuyền đi, Bến Đục qua.
Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn thùng em không nói:
«Nam Mô A Di Đà!»
Réo rắt suối đưa quanh.
Ven bờ, ngọn núi xanh,
Nhịp cầu xa nho nhỏ.
Cảnh đẹp gần như tranh.
Sau núi Oản, Gà, Xôi,
Bao nhiêu là khỉ ngồi.
Tới núi con Voi phục,
Có đủ cả đầu đuôi.
Chùa lấp sau rừng cây.
(Thuyền ta đi một ngày.)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.
Em đi, chàng theo sau.
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu.
Thầy me đến điện thờ,
Trầm hương khói tỏa mờ.
Hương như là sao lạc,
Lớp sóng người lô nhô.
Chen vào thật lắm công.
Thầy me em lễ xong,
Quay về nhà ngang bảo:
«Mai mới vào chùa trong.»
Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu:
«Mai ta vào chùa trong!»
Đêm hôm ấy em mừng.
Mùi trầm hương bay lừng.
Em nằm nghe tiếng mõ,
Rồi chim kêu trong rừng.
Em mơ, em yêu đời!
Mơ nhiều... Viết thế thôi!
Kẻo ai mà xem thấy,
Nhìn em đến nực cười!
Em chưa tỉnh giấc nồng,
Mây núi đã pha hồng.
Thầy me em sắp sửa
Vàng hương vào chùa trong.
Đường mây đá cheo veo,
Hoa đỏ, tím, vàng leo.
Vì thương me quá mệt,
Săn sóc chàng đi theo.
Me bảo: «Đường còn lâu,
Cứ vừa đi ta cầu
Quán Thế Âm Bồ Tát
Là tha hồ đi mau!»
Em ư? Em không cầu,
Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(Ra ta hợp tâm đầu.)
Khi qua chùa Giải Oan,
Trông thấy bức tường ngang,
Chàng đưa tay lẹ bút
Thảo bài thơ liên hoàn.
Tấm tắc thầy khen: «Hay!
Chữ đẹp như rồng bay.»
(Bài thơ này em nhớ,
Nên chả chép vào đây.)
Ô! Chùa trong đây rồi!
Động thắm bóng xanh ngời.
Gấm thêu trần thạch nhũ,
Ngọc nhuốm hương trầm rơi.
Me vui mừng hả hê:
«Tặc! Con đường mà ghê!»
Thầy kêu: «Mau lên nhé!
Chiều hôm nay ta về.»
Em nghe bỗng rụng rời
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy,
Thoảng ngày vui qua rồi!
Làn gió thổi hây hây,
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở.
Chàng ôi, chàng có hay?
Đường đây kia lên trời,
Ta bước tựa vai cười.
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!
Ngun ngút khói hương vàng,
Say trong giấc mơ màng,
Em cầu xin Trời Phật
Sao cho em lấy chàng.
Tác Giả: Khúc Hà Linh + Giang Hoàng
Mailoc Sưu Tầm
Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015
Hồi Tưởng Văn Cao
Đêm lắng sâu trăng tà bóng xế
Gửi hồn vào tận cõi trời mê
Mượn lời ca trở về nương náu
Ấp ủ đời cay đắng nỗi riêng
Tiếng nội tâm trữ tình lãng mạn
Buồn Tàn Thu gói mộng thi nhân
Trường hùng ca bất tận Sông Lô
Uất lệ buồn vương hồn man mác
Cá chậu chim lồng tim vấy máu
Gục bên đời nhạc sĩ Văn Cao
Niềm đau hạnh phúc thầm giao hưởng
Tuổi xế chiều hồi tưởng Bến Xuân
"Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
Em đến tôi một lần…"*
Kim Phượng
25.5.2011
* Lời nhạc Bến Xuân
Bến Đỗ - Cầu Ơn Trên
Bến Đỗ
Đêm về lặng ngắm bóng mình
Ngậm ngùi tủi phận thuyền tình đứt dây
Lênh đênh theo nước vơi đầy
Cho tan dáng ngọc cho lầy gót son.
Đêm đêm dõi mắt mỏi mòn
Ngóng chờ bến lạ ? Hay tròn tuyết trinh !
Tình cũng là một chữ tình
Thói thường trọn vẹn thói mình dở dang
Chiếc đò dọc lại trôi ngang
Bến không bến đỗ ngổn ngang cuộc tình
Kim Phượng
(27/06/2015)
***
Cầu Ơn Trên
(từ Bến Đỗ của Kim Phượng - Úc Châu)
Dáng ai thơ thẩn một mình
Bơ vơ thấp thoáng như tình đứt dây
Thuyền chao theo nước vơi đầy
Hẩm hiu bến đậu môi gầy màu son.
Người đi dặm nát lối mòn
Thương người ở lại giữ tròn tuyết trinh!
Trời cao đùa cợt chữ tình
Để người gánh chịu một mình dở dang.
Trách ai sớm bước sang ngang
Bỏ người ở lại thở than cuộc tình
Đậm đà hương lửa ba sinh
Nửa chừng cô quạnh như Quỳnh héo khô.
Cầu người đời đẹp như thơ
Mộng lòng như ý, đón chờ gió Xuân.
Dương Hồng Thủy
( 29/06/2015)
Đêm về lặng ngắm bóng mình
Ngậm ngùi tủi phận thuyền tình đứt dây
Lênh đênh theo nước vơi đầy
Cho tan dáng ngọc cho lầy gót son.
Đêm đêm dõi mắt mỏi mòn
Ngóng chờ bến lạ ? Hay tròn tuyết trinh !
Tình cũng là một chữ tình
Thói thường trọn vẹn thói mình dở dang
Chiếc đò dọc lại trôi ngang
Bến không bến đỗ ngổn ngang cuộc tình
Kim Phượng
(27/06/2015)
***
Cầu Ơn Trên
(từ Bến Đỗ của Kim Phượng - Úc Châu)
Dáng ai thơ thẩn một mình
Bơ vơ thấp thoáng như tình đứt dây
Thuyền chao theo nước vơi đầy
Hẩm hiu bến đậu môi gầy màu son.
Người đi dặm nát lối mòn
Thương người ở lại giữ tròn tuyết trinh!
Trời cao đùa cợt chữ tình
Để người gánh chịu một mình dở dang.
Trách ai sớm bước sang ngang
Bỏ người ở lại thở than cuộc tình
Đậm đà hương lửa ba sinh
Nửa chừng cô quạnh như Quỳnh héo khô.
Cầu người đời đẹp như thơ
Mộng lòng như ý, đón chờ gió Xuân.
Dương Hồng Thủy
( 29/06/2015)
Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015
Giấc Nam Kha
Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn.
Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân.
Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe.
Cũng có sách chép:
Đời nhà Đường có một nho sinh họ Lữ đi thi không đỗ. Trở về, dọc đường, vừa buồn lại vừa đói nên ghé vào một ngôi chùa con bên cạnh khu rừng, xin đỡ lòng. Chùa nghèo, nhà sư nấu kê thay gạo đãi khách.
Vì mệt mỏi nên họ Lữ nằm một lúc thì ngủ khò. Chàng thấy mình đã thi đỗ, được quan chức cao, nhà vua lại còn gả công chúa, phong cho chàng làm phò mã và cho đi trấn nhậm một nơi. Thật là vinh quang phú quý, không ai bằng. Nhưng khi đi đến nửa đường thì bỗng gặp quân giặc đỗ đến đánh. Lữ chống cự không lại. Lính hộ vệ bị giết. Xe kiệu bị đập phá tan tành. Chúng thộp cổ cả vợ chồng Lữ, đưa gươm kề họng... Lữ hoảng hốt, kêu lên một tiếng, giựt mình thức dậy mới biết là chiêm bao.
Mà giữa lúc ấy nồi kê cũng chưa chín.
Trong tác phẩm "Cung Oán Ngâm Khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Trong bài "Lạc Đường" của Tú Xương cũng có câu:
Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn,
Trong tác phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu:
Tiếng sen khẽ động giấc hòe.
Trong "Bích Câu Kỳ Ngộ" cũng có câu:
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa an.
Cổ thi có câu:
Trăm năm một giấc kê vàng.
"Kê vàng" cũng gọi là gạo "hoàng lương", một thứ ngũ cốc nhỏ như cát, màu vàng. Nhà nghèo bên Tàu ngày xưa dùng kê để ăn thay gạo.
Trong "Đoạn Trường Tân Thanh" có câu:
Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai.
"Giấc Nam Kha", "Giấc hòe", "Giấc mộng kê vàng" hay "Giấc hoàng lương" đều do điển tích trên. Có nghĩa sự phú quý vinh hoa chẳng khác nào một giấc mộng.
Kim Phượng Sưu Tầm
Trích Điển Hay Tích Lạ
Phố Chiều - Hoàng Thi Thơ
Buổi chiều một mình trên phố chợt ngắm những tà áo dài tung bay theo gió, đẹp biết bao.mong tìm được một bóng hồng với chiếc áo dài tha thướt để có niềm hạnh phúc, để không khỏi lạc loài một mình trong chiều mưa và để không lạc lối về . . .
Sáng Tác: Hoàng Thi Thơ
Ca Sĩ: Thanh Thúy
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình
Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015
Sóng Tình - Khát Khao
Sóng Tình
Sóng nước lung linh hình bóng cũ
Trầm hồn đeo một giấc chiêm bao
Mái chèo khua ngược dòng trôi chảy
Mộng giữa ngày cay đắng khát khao
Kim Phượng
***
Khát Khao
Gặp lại người xưa mừng lính quýnh
Đây hình bóng cũ vẫn chiêm bao !
Non xanh nước biếc còn chưa đổi,
Một giấc mơ màng mộng khát khao !
Mai Xuân Thanh
Ngày 18 tháng 06
Đợi Đêm
Mẹ, cha đà mất hết
Vợ, con xa niềm riêng
Bằng hữu không ai đến
Nhìn quanh nắng quái xiêu.
Người sống cơn ngủ đối
Xoay xở gắng qua ngày
Ngày lại ngày sau nữa
Đang buổi chiều…
Mong Đêm.
Âm ấm Đêm thân thiết.
Hơi ấm Đêm thầm thì.
Ta và Đêm nhắc nhủ
Lặng yên chờ màu Trăng.
Này Trăng Xanh quạnh quẽ
Thiêm thiếp dõi ánh mềm
Ta trong Trăng biền biệt
Đơn độc một cõi riêng.
Phan Nhật Nam
Của Một Ngày.
Tháng 8, 1990
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)