Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

Đêm Thu - Thu Đơn


Bài Xướng:

Đêm Thu


Sao ta mãi sống với hồn thu
Lạnh vắng màn sương ủ mịt mù
Tiếng vạc kêu vang chừng thảm não
Vầng trăng lặng khuất giữa âm u
Hai bờ mộng cách tìm đêm ảo
Một khối tình riêng khóc cảnh tù
Lá vẫn giam mình trong bóng tối
Còn ta cũng vậy giữa hoang vu.

Quên Đi
***
 
Bài Họa:

Thu Đơn


Lạnh lắm thu ơi hỡi nắng thu
Lòng đây ảm đạm tợ sương mù
Hương xưa còn đó chưa phai nhạt
Khốn nỗi đường tình mãi tối u
Chả nhẽ thu mình vòng lễ giáo
Cam tâm giam hãm cảnh ao tù
Mấy ai thương cảm đời cô quạnh
Đành sống âm thầm hoang với vu 


Kim Phượng

4 nhận xét:

  1. Xướng họa hay quá, DVD thưởng thức...

    Trả lờiXóa
  2. VN đã vào thu chưa Đỗn Văn? Nơi này gần cuối đông, nhưng lá thu vẫn còn sót lại trên cành.
    Cám ơn Đỗ Văn luôn ghé sang. Mời ly trà nhé!?

    Trả lờiXóa
  3. Phân biệt haiku và senryu:

    haiku và senryu đều là dạng thơ ngắn, có cấu trúc truyền thống là 5-7-5 âm tiết; cả hai thể thơ này có nét tương tự khi biểu hiện những nét tinh tế của đời sống con người. Tuy nhiên, haiku và senryu khác nhau ở chỗ:

    - haiku thường xuất phát từ những hình ảnh hoặc hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống thường ngày, người sáng tác cảm nhận tức thời và viết thành thơ. haiku gợi vẻ đẹp tự nhiên của cuộc sống và thiên nhiên, có tính suy tư sâu từ sự vật trước mắt.

    - senryu có mục đích trào lộng, châm biếm; người sáng tác qua trải nghiệm của mình, thấy hiện tượng trước mắt bỗng liên tưởng mà sáng tác ra thơ. senryu thường đề cập đến mặt trái của thế thái nhân tình, châm chọc, mỉa mai, trào lộng, có khi có thêm tính cảnh báo. Có thể dùng văn nói để viết senryu.

    Ví dụ bài senryu của KP trước đây:

    không khoe
    chỉ là bị mẻ
    à nghe

    tại trang:

    https://dovaden2010.blogspot.com/2017/04/senryu-4.html#more

    Hi hi hi...

    Trả lờiXóa