Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Vũ Trụ


Vũ Trụ, (Universe) nói chung tất cả: trời, đất, tinh tú và vạn vật. Vũ trụ có đường kính khoảng 40 tỷ quang niên.

Đơn chất hay nguyên tố (Element) đều có một cơ cấu đơn giản là Proton (mang dương diện tử); Electron (mang âm diện tử); Neutron (không có gì).
Âm điện tử (Electron): hạt nguyên tố, thành phần cấu tạo cơ bản của vật chất, mang điện tích âm; đường kính là 1/10x15 mm. Nếu nguyên tử trống thì ta phải đổ một triệu tỷ âm điện tử mới đầy.
Dương điện tử (Proton): hạt nguyên tố mang điện tích dương; nó là một Baryon nhẹ nhất và bền nhất; về lượng nó có một điện tích bằng điện tích của điện tử.
Trung hòa tử (Neutron):một hạt nguyên tố không có điện tích, nó lớn hơn Proton một chút.
Nguyên tử (Atom) là thành phần nhỏ nhất của một nguyên tố; nó có những đặc tính hóa học của nguyên tố; nó gồm có một hạch nhân mang tính chất hòa hợp của Neutron, Proton và một hay nhiều Electron gắn bó vời hạch nhân nhờ sừc hút của điện. Con số Proton xác định đặc tính của nguyên tố.
Phân tử (Molecule) là đơn vị vật lý nhỏ nhất của nguyên tố hay hợp chất, gồm có một hay nhiều nguyên tử giống nhau trong một nguyên tố và hai hay nhiều nguyên tử khác nhau trong một hợp chất.
Nguyên tử đổi ra phân tử mất 1/10x15 giây.
Tinh vân (Nebula) là một nhóm sao họp lại, hình ảnh lờ mờ không rõ.
Thiên hà (Galaxy) là một hệ tinh tú lớn, kìm lại với nhau bởi sức hút hỗ tương. Ta đã khám phá ra được khoảng 100 triệu thiên hà. Mỗi thiên hà cách nhau khoảng 2 triệu quang niên (Một quang niên là 10 ngàn tỷ cây số). Mỗi thiên hà có khoảng từ 1000 đến 2000 tỷ sao; đường kính của mỗi thiên hà là khoảng 300 ngàn quang niên. Thiên hà Andromeda cách ta 1 triệu 500 ngàn quang niên. (Viễn vọng kính Hubble khám phá ra một thiên hà cách ta 14 tỷ quang niên.)
Ngân hà (Milky Way) là một thiên hà hình xoắn ốc, nằm vắt ngang bầu trời, trông giống như một con sông bạc. Có 1000 tỷ sao, dầy 100 ngàn quang niên, nhân 60 ngàn quang niên; xoay một vòng là một tỷ năm.
Sao (Star) xuất hiện như một điểm sáng cố định trên bầu trời vào ban đêm.
Ta mới phát hiện ra một ngôi sao nổ từ trước khi có thái dương hệ; và một sao mới xuất hiện được một triệu năm.
Sao gần ta nhất (Centaurus); cách ta 4 quang niên 3.
Sao lớn nhất (Epsilon Aurigae):đường kính 3 tỷ cây số.
Mặt trời (Sun), trung tâm của thái dương hệ. Đường kính:1.485.600 km; lớn hơn trái đất:1.300.000 lần; cách trái đất: 148.000.000 km; cách tâm Ngân hà:20.000 quang niên; nhiệt độ ở vòng ánh sáng: 100 triệu độ, và cách trái đất khoảng 400.000 km là 200.000 độ; tuổi: 4 tỷ 600 triệu năm; cứ 150 tỷ năm thì nó mất đi 1\100 nhiên liệu; vậy khoảng 15.000 tỷ năm nữa thì mặt trời sẽ tắt hẳn.
(Mặt trời mọc sớm nhất vào ngày:15 tháng sáu lúc 4:31 AM; muộn nhất vào ngày 10 tháng giêng lúc 7:22 AM. Mặt trời lặn sớm nhất vào ngày 14 tháng mười hai lúc 4:35 PM; muộn nhất vào ngày 1 thàng bảy lúc 7:30 PM.
Sao chổi (Comet), một thiên thể chuyển động quanh mặt trời; nó gồm có một khối trung tâm, bao quanh bởi bụi cát và hơi làm thành cái đuôi. (Sao chổi Halley có chu kỳ: 76 năm. Sao chổi Cohoutek có đuôi dài 100 triệu cây số; chu kỳ: 75 ngàn năm.
Hành tinh (Planet), một thiên thể lớn , vận hành quanh mặt trời, tỏa sáng nhờ ánh sáng phản chiếu.
Trái đất (Earth), hành tinh xoay chung quanh mặt trời; tuổi : 4 tỷ 500 triệu năm; đường kính: 13.000 cây số; bay với tốc độ: 29km\ giây; phải mất 1 tỷ 500 triệu năm mới nguội. Khổng long đã xuất hiện cách đây 150 triệu năm; con người khoảng 6 triệu năm. ( Viễn vọng kính Kepler mới khám phá ra một hành tinh giống trái đất, ở cách ta 600 quang niên.)
Vệ tinh (Satellite), một vật thể tự nhiên, vận hành quanh một hành tinh.
Thiên thạch (Meteorite), một khối đá hay kim loại từ ngoại tầng không gian đụng vào trái đất.
Vũ trụ có thể khởi đầu bằng những hạt nguyên tố dương điện tử, âm điện tử và trung hòa tử. Những hạt nguyên tố này kết hợp với nhau thành các nguyên tử tản mát đều khắp không gian vô tận; rồi các nguyên tử kết hợp với nhau thành các phân tử. Trải qua hằng tỷ tỷ năm, các phân tử nhỏ bé này kết hợp với nhau thành những khối cầu khổng lồ. Vì sức giồn ép bên trong quá mạnh, các khối cầu khổng lồ này đã phát nổ làm tung ra hằng tỷ những khối cần nhỏ hơn. Đến lượt những khối cầu nhỏ này nổ, tạo ra các thái dương hệ, và hằng tỷ thái dương hệ đã tạo thành các thiên hà hiện có ngày nay.
Theo các nhà khoa học: trong số hằng tỷ thái dương hệ của mỗi thiên hà chắc chắn đang có hằng tỷ hành tinh, nơi có không khí và nước như trái đất của chúng ta, nghĩa là ở đó cũng có những điều kiện để các sinh vật có thể tồn tại và phát triển được. Do đó ta có thể nêu ra hai giả thuyết: một là trên các địa cầu đó đang có các sinh vật và con người như trên trái đất của chúng ta; nếu vậy chúng ta phải tìm hiểu nền văn minh và lịch sử của họ; hai là ở tại những nơi đó chỉ có nước và không khí; trong trường hợp này chính chúng ta là những người phải mang sự sống đến các nơi đó.( Giả thuyết này có cơ sở để chúng ta tin rằng một ngày nào đó trong tương lai, tuy còn rất xa nhưng có thể xảy ra được, là những thế hệ mai sau sẽ khám phá ra những địa cầu trong dải Ngân hà, và trong các Thiên hà khác nữa.
Phải mất hơn 6 triệu năm con người mới lên tới mặt trăng; nhưng với khoa học tiến bộ như ngày nay, chúng ta hy vọng công việc đổ bộ lên một địa cầu khác trong vũ trụ sẽ xảy ra sớm hơn thời gian đó.) Ngoài ra mặt trời, nguồn sức nóng chánh cho mọi sinh vật trên địa cầu, còn rất trẻ, mới có 4 tỷ 6 trăm triệu năm, mà tuổi của nó là 15 ngàn tỷ năm!
Trở về trái đất của chúng ta. Sau khi nó đã nguội đủ để hơi nước trong bầu khí quyển bao quanh địa cầu có thể tạo thành những lớp mây dày đặc, kế đó là những trận mưa xối xả, ngày đêm đổ xuống mặt đất.Sau khi nhiệt độ trên mặt địa cầu đã ổn định thì ở dưới nước phát sinh ra các đơn bào, đa bào, rong, rêu rồi đến các động vật không xương sống như tôm, tép, sò, hến; kế đến các loại cá… Trên dất cũng phát hiện rêu, mốc, nấm,rau, cỏ, cây cối; rồi đến các loại động vật không xương sống như sâu, bọ, giun, dế; tiếp theo là các loại chim và các loại động vật khác nữa; con người đưọc coi như là đã xuất hiện sau cùng…
Biến loại hay biến dị (Variation), loại mới sinh, hóa ra khác với tính chất của loại cũ. Nó là một sự khác biệt hay xa rời trong cấu trúc hay cá tính với những cấu trúc hay cá tính khác của cùng một loài hay một nhóm.
Biến hình luận (Transformism), thuyết về động vật học cho rằng nhiều loại động vật và thực vật sẽ thay đổi hình dạng và tính chất thành những loại mới khác, do ảnh hưởng của sự sống, luôn luôn muốn thích ứng với hoàn cảnh; như vậy, những động vật sinh sống hiện nay đều là những biến hình của nhiều loại cổ sơ đã thay đổi dần dần và không ngừng.

Biến hóa hay đột biến luận (Theory of mutation), sự rời khỏi đột ngột từ nhóm điển hình mẹ thành một hay nhiều đặc tính có thể di chuyền tạo ra bởi sự biến đổi trong gen hay nhiễm sắc thể. Sự rời khỏi này có thể làm cho động vật này biến loại thanh động vật khác; sự biến hóa trên cũng có thể tự nhiên hay nhân tạo. 

THẠCH TRONG (HĐN)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét