Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Sang Thu


Gió se se lạnh hẳn thu về

Mây hạ bàng hoàng ngắm mải mê
Phiến lá trở mình tô sắc thắm
Vàng lên lối mộng thuở vai kề

Ơi người hỏi nhỏ một câu này
Thu đã về đây đã ở đây
Biền biệt phương nao rằng có biết
Hỏi rồi má đỏ thẹn hây hây

Trăm nghìn đêm xuống lại chiêm bao
Văng vẳng hình như tiếng ngọt ngào
Trót gửi hồn mình vào với mộng
Say rồi thu hỡi biết làm sao

Kim Phượng


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

Ngày Anh Đến (Kim Phượng) - The Day You Come To Me ( Hương Cau Cao Tân)



Ngày Anh Đến

Ngày anh đến!
Mang cả xuân nồng tươi thắm môi
Con tim trở giấc chợt bồi hồi
Dạt dào thầm kín lời e thẹn
Bên sóng đời thôi phút đơn côi

Xuân sẽ đến đầy sao mắt em
Tiếng anh ngượng ngập gọi chưa quen
Tiếng lòng quên hết đời mộng thực
Chim lạc đường bay mất lối quen

Ngày anh đến!
Trao trọn lời yêu tay trong tay
Mềm môi rượu chưa uống lòng say
Dòng sông mê trở mình dậy sóng
Sóng rì rào gọi khẽ tên nhau

Kim Phượng
***
The Day You Come To Me
by Kim Phượng

The day you come to me!
You bring the warm spring to freshen my lips for me
And the heart is awakened to be fretty suddenly
And is overflowed with secretive words of shyness
Beside life’s storm, there is no longer moments of loneliness

Spring will come to fill the stars in your lovely eyes
The term honey is still awkward to say as I am still too shy
The heart’s calling is forgotten of undistinguished life’s dreams or realities
Like birds that have lost signs of flights of familiarity


The day you come to me!
Words of love will be given while hands are in hands
Without drinking wine we are already dead drunken then
The river of ecstasy is awakened raising the water
The whispering waves are up as we softly call the names of each other

Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân
on 28 February 2022 in British Columbia, Canada


Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

Thăng Long Thành Hoài Cổ - Vua Thành Thái



    Trong khoảng thời gian bị an trí ở Cấp(Cap Saint Jacques), buồn vì lực bất tòng tâm không thể làm được gì cho non sông đất nước của mình . Trước cảnh trời nước mênh mông vẳng lại tiếng súng xa xa của quân Pháp, nhà vua đã cám cảnh mà làm nên bài thơ SẦU TÂY BỂ CẤP như sau:

Sống thừa nào biết có hôm nay,
Nhìn thấy non sông đất nước này.
Sừng ngựa chưa quên câu chuyện cũ,
Ruột tằm đòi đoạn mối sầu tây.
Thanh xuân nghìn dặm mây mù mịt,
Bể Cấp tư bề sóng bủa vây.
Tiếng súng ngày đêm như khúc nhạc,
Dầu cho sắt đá cũng chau mày.

    Dưới đây là một bài thơ rất nổi tiếng và chứa đầy tâm huyết của nhà vua đối với hiện tình của đất nước, bài Thăng Long Thành Hoài Cổ sau đây:

昇龍城懷古             Thăng Long Thành Hoài Cổ

幾度桑滄幾度驚, Kỷ độ tang thương kỷ độ kinh,
一番回首一番情。 Nhất phiên hồi thủ nhất phiên tình.
牛湖已變三朝局, Ngưu hồ dĩ biến tam triều cục,
虎洞空餘百戰城。 Hổ động không dư bách chiến thành.
儂嶺浮雲今古色, Nùng lĩnh phù vân kim cổ sắc,
珥河流水泣歌聲。 Nhị hà lưu thủy khấp ca thanh.
擒胡奪槊人何在? Cầm Hồ đoạt sáo nhân hà tại?
誰為江山洗不平? Thùy vị giang sơn tẩy bất bình?

成泰皇帝                Thành Thái Hoàng Đế
阮福寶嶙                Nguyễn Phúc Bửu Lân

***
* Chú thích:

- Ngưu Hồ Hổ Động 牛湖虎洞 : tức KIM NGƯU HỒ 金牛湖 là Hồ Trâu Vàng và BẠCH HỔ ĐỘNG 白虎洞 là Hang Cọp Trắng. Hai truyền thuyết về tiền thân của Hồ Tây. Trong Tụng Tây Hồ Phú 頌西湖賦 (bài phú ca tụng Tây Hồ) của Chương lĩnh hầu Nguyễn Hữu Lượng đọc trong lễ tế trời đất của vua Quang Toản năm 1801, có nhắc lại gốc tích Hồ Tây theo các truyền thuyết kể trên:

Lạ thay cảnh Tây hồ!
Lạ thay cảnh Tây hồ!
Trộm nhớ thuở đất chia chín cõi,
Nghe rằng đây đá mọc một gò.
Trước Bạch Hổ vào ở đó làm hang,
Long vương trổ nên vùng đại trạch.
Sau Kim Ngưu lại vào đây hóa vực,
Cao vương đào chặn mạch hoàng đô...

- Nùng Lĩnh Nhị Hà 儂嶺珥河 : là Núi Nùng, Danh sơn chính khí của đất Thăng Long, và Sông Nhị tức Sông Hồng hiện nay. Đây là hai biểu tượng NÚI SÔNG của đất Thăng Long xưa.
- Cầm Hồ Đoạt Sáo 擒胡奪槊 : Bắt giặc Hồ (HỒ 胡 : là Rợ Hồ, giặc từ miền bắc tràn xuống quấy nhiễu Trung Hoa. Ta mượn từ Hồ nầy để gọi chung các triều đại phương bắc tràn xuống xâm lược nước ta). Đoạt Sáo là cướp cây giáo của giặc. Câu thơ nầy lấy ý ở bài thơ "Tùng Giá Hoàn Kinh 從駕還京" của Trần Quang Khải với hai câu đầu là:

奪槊章陽渡, Đoạt sáo Chương Dương Độ,
擒胡咸子關。 Cầm Hồ Hàm Tử Quan.

* Nghĩa bài thơ:

Thăng Long Thành Hoài Cổ

    Mấy lần tang thương biến đổi là mấy lần phải chịu cảnh kinh hoàng, nên mỗi lần quay đầu nhìn lại là mỗi lần lại xúc động tâm tình. Hồ Kim Ngưu đã trải qua thời cuộc của ba triều đại (Lý Trần Lê); Động Bạch Hổ cũng chỉ còn lại một cổ thành đã trải qua hàng trăm trận chiến. Trên đĩnh núi Nùng của đất Thăng Long mây còn vương màu chính khí của xưa nay; Tiếng nước chảy của sông Nhị Hà như tiếng ca tiếng khóc râm rang. Nào những ai "Cầm Hồ Hàm Tử, Đoạt sáo Chương Dương" nay ở nơi đâu ? Ai sẽ vì giang san nầy mà tẩy rửa đi sự bất bình ẩn ức ?!

    Hai câu cuối như là lời hiệu triệu gián tiếp, vừa nhắc lại lịch sử hào hùng của dân tộc vừa thức tỉnh và kêu gọi những ai còn nặng lòng vì nước hãy đứng lên để rửa sạch những nỗi bất bình của dân tộc phải cam chịu bấy lâu nay.

* Diễn Nôm:
Thăng Long Thành Hoài Cổ


Mấy lượt tang thương mấy hiểm kinh,
Mấy phen nhìn lại biết bao tình.
Kim Ngưu từng trải ba triều đại,
Bạch Hổ còn trơ một mảnh thành.
Nùng lĩnh mây lành kim cổ tựa,
Nhị Hà sông réo khóc ca thanh.
Cầm Hồ đoạt sáo người đâu tá?
Ai giúp giang san rửa bất bình?!


Lục bát:

Tang thương kinh hiểm bao lần,
Quay đầu nhìn lại bội phần xót xa.
Trâu vàng ba lượt triều ca,
Bạch hổ trăm trận trải qua một thành.
Cổ kim mây phủ đĩnh Nùng,
Nhị Hà ca khóc theo dòng nước trôi.
Cầm Hồ đoạt sáo qua rồi,
Bất bình non nước ai người rửa cho?!

Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm
***
Thăng Long Thành Hoài Cổ


1/

Biến đổi mấy lần mấy nỗi đau
Lắm phen nhớ lại lệ dâng trào
Hồ Ngưu vẫn vậy ba triều đại
Động Hổ còn đây mấy chiến hào
Mây núi Nùng kia mây mãi rạng
Tiếng sông Hồng nọ tiếng than cao
Chận Hồ đoạt giáo người đâu vắng
Giúp nước lâm nguy biết kẻ nào.

2/

Mỗi lần dâu bể kinh hoàng
Bao phen nhìn lại lòng càng xót xa
Hồ Ngưu triều đại trải ba
Còn kia động Hổ xa xa vách thành
Đỉnh Nùng mãi vẫn mây xanh
Tiếng Hồng tựa tiếng dân lành. khóc than
Chận Hồ đoạt giáo còn vang
Biết ai cứu lấy giang san lúc này.

Quên Đi
***
Nhớ Xưa Thành Thăng Long

Mấy thuở tang hoang, mấy giật mình,
Quay đầu nhìn lại, ngẫm bao tình.
Trâu hồ đã trải ba triều đại,
Cọp động còn đây một mảnh thành.
Nùng Lĩnh nhuốm mây, mầu sắc cổ,
Nhị Hà tuôn nước, tiếng reo thanh
Cầm Hồ đoạt sáo, người đâu nhỉ!
Ai giúp giang sơn, xóa bất bình?


Danh Hữu
Paris, sang thứ hai, 29.11.2021
***
Thăng Long Thành Hoài Cổ

Mấy cảnh điêu linh mấy hải hùng
Bao phen ngoảnh lại bấy đau chung
Ngưu Hồ thời có ba triều đại
Động Hổ thành trơ trăm trận hùng
Nùng Lĩnh đám mây còn rực rỡ
Nhị Hà tiếng réo đến khôn cùng
Dẹp Hồ cướp giáo người đâu thấy
Ly loạn gươm ai sẽ vẫy vùn
g

Kim Phượng

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

Tàu Đêm Năm Cũ


Mơ ước cho đầy những ước mơ
Bàn tay nắm trọn bàn tay chờ
Luyến lưu đưa tiễn ngày xa bến
Người lướt trùng dương kẻ ngẩn ngơ

Trở gót bâng khuâng tự hỏi lòng
Xa rồi ai đấy có buồn trông
Đêm nay gió lộng lùa qua phố
Gối lẻ cô phòng với mỏi mong

Trả lại sân ga nơi tiễn người
Dưới trời sương lạnh não nề ơi
Tàu đêm năm cũ chưa về tới
Chờ đợi con tàu trả lại tôi

Kim Phượng

Cảm Tác Từ Nhạc Phẩm Tàu Đêm Năm Cũ


Nhạc Phẩm: Tàu Đêm Năm Cũ
Sáng Tác: Trúc Phương
Ca Sĩ: Thanh Thúy
Thực Hiện: Ming Chiu

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022

Cần Thơ Mùa Này

              (Chợ Cổ Cần Thơ)

Cần Thơ mùa nầy mưa bay bay
Em đi ngõ nhỏ thiếu hoa cài
Điểm trang đánh mất mùi hương cũ
Thiếu vắng hình ai chiếc áo dài.

Cần Thơ mùa nầy nắng chơi vơi
Trời trong mưa vẫn đổ người ơi
Thoạt mưa thoạt nắng mờ nhân ảnh
Hơi thở người đi vắng khách mời.

Cần Thơ mùa nầy không bóng chim
Em về rộn rã tiếng vành khuyên
Em về mưa nắng như dừng lại
Rực sáng vườn xưa trăng sáng đêm.

Cần Thơ chiều nay gió nhẹ về
Tóc mây buông xỏa cánh đồng quê
Anh ôm hơi ấm ngàn lưu luyến
Mật ngọt đầu môi rối tóc thề.

Dương Hồng Thủy


Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

Mùa Thu Hoạch: Cà Chua


Nhìn quanh chỉ thấy cà chua
Thoảng đâu ngọn gió thu lùa vườn sau


Thơ & Ảnh: Kim Phượng

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

Chiếc Lá Cuối Mùa


         (Ảnh: Kim Phượng)

Bài Xướng:

Chiếc Lá Cuối Mùa


Lá vàng rơi ngỡ bước chân ai
Gió rít qua khe tiếng thở dài
Yêu đã bao năm yêu chẳng nghĩ
Hận dầu hết kiếp hận nào phai
Cuộc đời biến đổi tình tan vỡ
Số phận chia ly cảnh khéo bày
Cam chịu gánh sầu khi rẽ lối
Bởi lòng động tựa lá vàng lay

Bởi lòng động tựa lá vàng lay
Hy vọng còn đâu đếm tháng ngày
Từng khắc âm thầm đau quạnh vắng
Mỗi giây mòn mỏi ngấm chua cay
Yêu chi sớm biết tình di hận
Tiếc chỉ càng thêm héo úa mày
Duyên nợ chẳng thành thôi chớ bám
Đành như chiếc lá cuối mùa bay.

Quên Đi
***
Bài Họa:

Thu Sầu


Xào xạc lá vàng ngỡ bước ai
Chờ mong thao thức suốt đêm dài
Tâm đầu thắm thiết không thay đổi
Ý hợp thuận hòa chẳng nhạt phai
Dẫu biết ân tình luôn vướng víu
Phải chăng định mệnh đã an bày
Vỡ tan giấc mộng đành ôm mộng
Man mác thu sầu động gió lay

Man mác thu sầu động gió lay
Tiết thu ray rứt cuối thu ngày
Duyên tình nhớ mãi càng da diết
Kỷ niệm mong hoài chuốt đắng cay
Níu giữ hương thừa thêm ủ mặt
Tiếc chi hoa úa đến chau mày
Bâng khuâng gợi nhớ mùa thu ấy
Chiếc lá cuối cùng cũng vút bay

Kim Phượng


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Nhớ Thương Và Hiện Tại


Chút gì…hình bóng quê hương *

Hồn thơ trỗi dậy nhớ thương từng hồi
Bờ sông bên lở bên bồi
Tuổi già ký ức đến rồi mất đi …
Trong tâm cảm xúc mỗi khi
Nhìn về hiện tại rèm mi lệ trào

Huỳnh Phương Trạch
*Thơ Của Tác Giả Song Quang



Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

Niềm Đau Của Lá - Cát Bụi Trần Gian



Bài Xướng:

Niềm Đau Của Lá

Xào xạc lá vàng ngỡ bước chân
Đêm sâu khua động thoáng nghe gần
Dăm ba phiến lá vừa rơi rụng
Người ở phương nào hỡi cố nhân

Cám cảnh ưu tư lá chuyển màu
Ấy màu mang dại của thương đau
Rung theo cánh gió niềm u uất
Lay động sương khuya những giọt sầu

Nhạc sĩ trầm hồn nhả khúc tơ
Vẻ lên trang giấy ý tình thơ
Của ngàn phiến lá rung giai điệu
Mang khối sầu riêng đến thẩn thờ


Kim Phượng
***
Bài Họa:

Cát Bụi Trần Gian


Cát kêu xào xạo dưới bàn chân
Vang động thanh âm đã rất gần
Khua nhịp thời gian nghe lộng óc
Ta-bà nghiệp quả với nguyên nhân

Không không sắc sắc cát thay màu
Biến đổi hình dung cứa vết đau
Vạn vật xưng bầm như bị chém
Tâm tư chĩu nặng khối u sầu

Thi nhân cố sức dệt đường tơ
Sáng tạo dăm vần đoản khúc thơ
Dấu cát hằn in trong ý tưởng
Nhưng điều Chân Thiện vẫn tôn thờ.


ChinhNguyên/H.N.T. Mar.14.22 (509)


Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

Nàng Xuân ( Kim Phượng) - Lady of Spring ( Hương Cau Cao Tân)


Nàng Xuân

Ngày xuân ngan ngát hương hoa
Ngẩn xa áo lụa đôi tà thơ ngây
Mai vàng đính tóc xõa vai
Ngọc ngà tuổi mộng trăng đầy đoan trang
Tình dâng ý thắm mang mang
Bồi hồi dõi bước dịu dàng em đi
Hài thanh động gót xuân thì
Ngất ngây khơi động rèm mi hẹn thề
Lần theo dáng nhỏ chân quê
Đêm xuân thao thức chợt mê giấc nồng


Kim Phượng
***
Lady of Spring

by Kim Phượng


On a spring day, overwhelmingly pervading is the scent of flowers
As the two naïve flaps of silk dress from the distant are looking over
The ochna integerrima flowers are clinging on shoulder hair so lengthy
As your pearly dreamy age is full of correctness and decency
As love is implied in the rising of warm borne intentions
As I am following your pacing steps so tenderly in action
Your curled tipped shoes stir up the springiness time so lightly
That softly starts up the vowing eyelashes in somewhat ecstasy
As I am looking over following your tiny figure of peasantry plainness
And suddenly crave for a deep sleep in the spring night’s sleeplessness

Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân
on 05 March, 2022, in British Columbia, Canada


Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

Đêm Thu



Bài Xướng:

Đêm Thu

Trăng khuất giữa mây trời
Lạnh lùng sương khắp nơi
Chó buồn ngơ ngác sủa
Thơ thẩn lá đành rơi
Căn gác đìu hiu gió
Đàn tôi than thở đời
Đêm trường em vắng bóng
Ân ái cũng xa rời.

Quên Đi
***
Các Bài Họa:

Đêm Trung Thu

Trăng rằm sáng giữa trời
Đêm lạnh giá muôn nơi
Con chó xồm luôn sủa
Rừng phong lá vẫn rơi
Vi vu thông ngọn gió
Thoang thoảng phấn hương đời
Gối chiếc em xa vắng
Chăn đơn tớ rã rời...!

Mai Xuân Thanh
***
Vào Đông

Buồn thinh giữa đất trời
Gió nhẹ thoảng nhiều nơi
Điệu lá vàng tuôn đổ
Dòng thơ cũ chuyển rời
Mơ màng con sóng vỗ
Lặng ngắm mảng chiều rơi
Tuổi hạc nhìn trăng khuyết
Cài treo mảnh vá đời

Mai Thắng
***
Chiều Thu


Mây xám phủ đầy trời
Sương mờ giăng mọi nơi
Hắt hiu gió nhẹ thổi
Lả tả lá vàng rơi
Nặng nghĩa tình hai gánh
Thương tri kỷ một đời
Hồi chuông thong thả đổ
Phiền muộn bỗng buông rời

Phương Hà
***
Đêm Thu


Thoáng bay hạc cuối trời
Gió lộng sao tìm nơi?
Trăng sớm mờ mờ tỏ
Lá vàng lác đác rơi
Đơn thân chim viễn xứ
Ngã rẽ cảnh tình đời
Lối cũ chừ hoang lạnh
Đêm Thu buồn rã rời.

Thái Huy
\
***
Nàng Thu

Hồn thu chuyển đất trời
Cảnh vật bừng nơi nơi
Làn gió lay sương đọng
Rừng thu ngập lá rơi
Mây thu lơ lửng mộng
Thu sắc ngất ngây đời
Này hỡi thi nhân hỡi
Nặng tình thu chớ rời

Kim Phượng


Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

Thất Bộ Thi 七步詩 - Tào Thực

 

Nhà tỷ phú Mỹ Elon Musk khi thấy Trung Quốc lăm le đánh Đài Loan, ông đã đăng bài thơ "Thất Bộ Thi" của Tào Thực. Ông ví Trung Quốc như Tào Phi và Đài Loan như Tào Thực:

   七步詩               Thất Bộ Thi

煮豆然豆萁.    Chử đậu nhiên đậu ky 
豆在釜中泣     Đậu tại phủ trung khấp
本是同根生     Bản thị đồng căn sinh
相煎何太急。 Tương tiễn hà thái cấp.

Dịch Nghĩa: Bài Thơ Làm Trong Bảy Bước Đi

Dùng cây đậu làm củi để nấu hạt đậu
Hạt đậu ở trong nồi than khóc
Đã được sanh ra cùng một cội rễ
Sao lại nỡ đốt nhau gấp thế này.

Dịch Thơ:

Củi đậu dùng nấu đậu
Đậu trong nồi khóc than
Cả hai cùng một gốc
Sao lại nấu không màng.

Ngoài bản trên, "Thất Bộ Thi" còn một bản khác, có 6 câu:

七步詩             Thất bộ thi     

煮豆持作羹    Chử đậu trì tác canh 
漉豉以為汁    Lộc thị dĩ vi trấp 
萁在釜下然    Ky tại phủ há nhiên   
豆在釜中泣    Đậu tại phủ trung khấp  
本自同根生    Bản tự đồng căn sinh  
相煎何太急。Tương tiễn hà thái cấp.

Dịch nghĩa 

Nấu đậu để làm canh
Lọc đậu để lấy nước
Thân đậu đốt ở dưới nồi
Hạt đậu trong nồi cất tiếng khóc than
Đã được sanh ra cùng một cội rễ
Sao lại nỡ đốt nhau gấp thế này.

Dịch Thơ:

Nấu đậu dùng làm canh
Lọc qua để lấy nước      
Thân đậu cháy dưới nồi
Đậu bên trong khóc mướt 
Cả hai chung một dòng
Lại đốt nhau cho được.   

Quên Đi
***
Thất Bộ Thi 1
 

Nấu đậu bằng củi đậu,

Đậu trong nồi hu hu :

Vốn sinh cùng gốc giậu

Sao nở đãi như thù ?


Danh Hữu
***
1)  Thất Bộ Thi Số 1

Củi Đậu Nấu Đậu

Củi đậu đem nấu đậu
Đậu kêu khóc trong nồi
Vốn sinh cùng một gốc
Nung nhau đau đớn...ôi!

2)  Thất Bộ Thi Số 2

Củi Đậu Nấu Canh Đậu

Đun nấu đậu làm canh
Lọc qua nước đậu nhanh
Dưới nồi bằng củi đậu
Nghe đậu kêu thất thanh!
Cội rễ sinh cùng gốc
Mà đốt chết sao đành ?...!

Mai Xuân Thanh
November 08, 2021
***
 1/ Thất Bộ Thi

Đun đậu dùng củi đậu
Hạt trong nồi đớn đau
Trót sinh cùng một gốc
Đốt vội thế này sao

2/ Thất Bộ Thi

Dùng đậu để nấu canh
Nước đậu trong gạn lọc
Củi đậu đốt dưới nồi
Hạt trong nồi khóc lóc
Sinh ra cùng cội rễ
Nở đốt nhanh thật độc

Kim Phượng
***

1/ Thất Bộ Thi


Củi đậu đem nấu đậu

Hạt trong nồi khóc thầm

Cùng sinh ra một gốc

Sao lại nỡ đành tâm

 

2/ Thất Bộ Thi      

 

Đậu nấu dùng để làm canh

Gạn đục lọc lại trong lành nước ngon

Thân đậu cháy dưới đáy soong

Bên trong đậu khóc nỉ non đau lòng

Được sanh ra cùng một dòng

Cớ chi lại đốt sao không xót tình.


Kim Oanh

***

Góp Ý:


Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng. Tào Tháo thương lắm nhưng không thể truyền ngôi cho một chàng giàu tâm hồn nghệ sĩ ấy được.  Tháo chết, truyền ngôi cho con cả là Tào Phị Thực bản tính ngông nghênh bất phục, có ý chống lại ông vua anh. Phi giận lắm, truyền người bắt Thực đến định làm tội. Nhưng vì yêu tài Thực nên Phi bảo:
- Ta với mày tuy tình anh em nhưng nghĩa vua tôi, sao dám cậy tài miệt lễ? Ngày tiên quân còn, mày thường đem văn chương khoe giỏi lòe đời. Ta rất nghi, có lẽ mày nhờ người khác làm giúp. Vậy giờ đây ta ra hạn: đi bảy bước phải làm xong một bài thơ. Nếu làm được thì tha tội chết; bằng không xong, ta quyết chẳng dung.
Thực nói: 
- Xin ra đề cho.
Phi nói: 
- Ta với mày là anh em. Cứ lấy câu đó làm đầu đề. Nhưng cấm dùng hai chữ "Huynh", "Đệ".
Thế là Tào Thực làm bài thơ "Thất Bộ Thi".
Phi nghe cảm động, sa nước mắt, liền tha cho, nhưng giáng Tào Thực làm An Hương Hầu. (Theo "Điển Hay Tích Lạ" của Nguyễn Tử Quang)

Cảnh anh em vì tranh giành quyền lực như hai con của Tào Tháo không phải là hiếm. Ngay trong sử Việt cũng có câu chuyện tương tự. Đó là chuyện nói về anh em nhà Tây Sơn.
Do tranh quyền, Nguyễn Nhạc và Nguyện Huệ đánh nhau. Nguyễn Nhạc yếu thế, nên xuống nước thốt lên: 
- “Bì oa chử nhục đệ tâm hà nhẫn” (Nồi da nấu thịt em nỡ đành lòng sao).
Nghe xong Nguyễn Huệ cảm động và anh em giảng hòa.

Huỳnh Hữu Đức

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

Niềm Đau Của Lá


Xào xạc lá vàng ngỡ bước chân
Đêm sâu khua động thoáng nghe gần
Dăm ba phiến lá vừa rơi rụng
Người ở phương nào hỡi cố nhân

Cám cảnh ưu tư lá chuyển màu
Ấy màu mang dại của thương đau
Rung theo cánh gió niềm u uất
Lay động sương khuya những giọt sầu

Nhạc sĩ trầm hồn nhả khúc tơ
Vẻ lên trang giấy ý tình thơ
Của ngàn phiến lá rung giai điệu
Mang khối sầu riêng đến thẩn thờ

Kim Phượng


Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

Ta Về ( Tô Thùy Yên) - I Am Returning ( Hương Cau Cao Tân)


Ta về Tô Thùy Yên

Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang

Ta về - một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay

Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp,
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu...

Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ

Một đời được mấy điều mong ước?
Núi lở sông bồi đã lắm khi...
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta, ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này

Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức nghe buồn tận cõi xa

Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa, người ơi!

Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm, người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm, bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời

Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài quãng vắng?
Phải, ôi vàng đá nhắn quan san?

Lời thề truyền kiếp còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm, ta vẫn cứ là ta

Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ, mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền

Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương khó quá, sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa...

Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi!
Hãy kể lại mười năm mộng dữ
Một lần kể lại để rồi thôi

Chiều nay, ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?

Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già như vậy
Huống mẹ cha, đèn sắp cạn dầu...

Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều, một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Hạt lệ sương thầm khóc biến thiên

Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm, em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông

Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng ràn rụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau

Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát...
Hè nhà, bụi chuối thức thâu đêm

Cây bưởi xưa còn nhớ trắng hoa
Đêm chưa khuya lắm, hỡi trăng tà!
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Bước chạm khua từng nỗi xót xa

Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui
Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng
Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi

Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ, giọng thân quen

Ta về như nước tào khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất?
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa

Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đêm buồn, ai nữa đứng bờ ao
Khóc người, ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc, ôi ngày một một hao

Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian, kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh

Ngồi đây, nền cũ nhà hương hoả
Đọc lại bài thơ buổi thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức?
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi

Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta

7-1985
Nguồn: Tô Thùy Yên, Thơ tuyển, Minnesota, 1995
***
I am returning by Tô Thùy Yên

Ocean voices and forest words are eagerly urging
I am returning to catch the moment of spring’s coming

When I am returning - just like a lone shadow in a vast road
Yet no one bothers writing poems on my fading coat ...
Why do I suddenly feel the pains of my lungs and intestines?
It’s been ten years, so even rocks could have pity in their mind

Good-bye, the one of I-of-ten-year, who died a covered up death
In sacred forests where his voice, for thousand autumns, could be at rest
For ten years, I have been seeing my sunburnt face in brooks’ water
Have transformed myself into a simple pliopithecus, the human former

I am returning passing by those moors and river tributaries
To feel the winds playing on the furrows of my forehead lightly
I will be contemplating the old heaven and earth astoundingly
And be listening to the dying dusts of the months and years so lightly

That is all there is. Heaven is dumb and earth keeps silent
And life is quietly accumulating a greenish film, it just so happens
It has been ten years, and the world is looking old conspicuously
The earth’s colour is fading slowly, the earth’s colour is fading slowly ...

I am returning like a shadow of a bird that is coming in late
So the ending seasonal winds are hurriedly moving in in haste
Who is the one that has been standing looking over at clouds and water
For thousands of years till the hair and beard become as white as silver

How many wishes can one be granted in a lifetime?
Mountains can move, rivers can deposit, yet there will not be a time ...
Many kinds of noises have been silenced in mankind’s history
It is only ten years, who cares to record it in books of ancient history?

I am returning with my salt-and-pepper head bending over slowly
Listening to the weighty merciful heart of Heaven and Earth’s generosity
I am grateful to flowers that have been blooming because of me
The world is joyful because of the accumulation of each thing individually

I imagine that house after house are opening their doors wide
Because a stone horse from our village has crossed the river all right
People gathered along the tracks like fish swimming along stream of water
While penta-serial drums are sounding urgently to celebrate the event ever

I am returning like a leaf falling down back to the root of the tree
Tonight warm would become the cooking fire of human community
Please kindly sprinkle some of this red wine into the burning fire
So to vindicate this change from oceans into mulberry fields with time

I am crying because of the humane care people have for others at times
When misfortune befalls others, like rocks under my feet, ready to provide
Ten years is a significant event like ocean’s lightning or source torrents
Making a watchful person feel the sorrow pervading far into the distance

I am retuning like a dewdrop lingering on a blade of tiny grass
Where the sorrow is condensed while the human life is going to pass
No matter how tiny it is, a life has the time to be born, grown, and spent
What is the point to accuse and torture others more, oh my man!

The shop on steep hill where autumn breath is blowing in the longing
It has been ten years; it’s now for face searching and clear looking
The distance is thousands of miles of mountains and rivers, o water fern
So I can only drink half of the inviting cup of water in my turn

I am returning like a heavenly cord that is so white
And is flying rolling and sadly flowing with the sunny and dry sunlight
Who is calling whom that is walking on this empty long distance?
That’s right, is it the loyal sending messages to frontiers and mountains?

The hereditary vows are still being remembered deeply
So the yoke of life’s love debts is stuck on me, I cannot be free
I miss the faraway person who is beyond the missing and the longing
Although it has been ten years, I still remain me in my being

I am returning feeling like my poem inspiration has been scattered wide
Into wild realm and ono forgotten roads that look so amazingly white
Staying in my old house, I am grateful to the surviving roof and partitions
Despite hanging spider webs, black soot, and termite eaten foundation

Everything is no longer having the same old loving order
I am in a poor and pitiful situation, living indifferently just to get over
Fences are slanting, gate slumping, on the ground, grass is fully covering
Old customers are gone, and new ones are slowly diminishing ...

I am returning to dissolve the curses of efficacious charms in oppressing
Hey there, wake up, friends, O my wood and my stone!
Please kindly retell the story of ten years of nightmares so frightening
Tell me the story just for once and then let them have their due ending

This afternoon I will be doing my dreamily strolling
And will be inquiring each and every plant about its private concerning
Be asking the grapefruit and briar rose flowers if they ever blossom
That it has been ten years; would they still remember the distant person?

I am returning feeling like a worthless squandering son
Whose life is bankrupted in the changing of mulberry fields into oceans
It has been ten years, I, your son, am getting old, and quite
Let alone my parents, they are like oil lamps that are getting dry ...

Reviewing my life, I find that mine is just the life of a loser
Out of a hundred promises I have made, not one is delivered
As my life is passing by, only layer upon layer of delusion
So much tear crying for the upheaval has been shed in silence

I am returning like a voice that has been resounding from afar
The blooming flowers on the banks are the ones of the centella
You will still be standing even for a period of one thousand years
Waiting for me patiently like the ocean waiting for the river here

I will be calling for time behind the loving door
Where the joy will induce the happy tears in your eyes the more
I feel as if the blood full of deep gratitude is flowing like a river
Since some distant life when we thought we had lost one another

I am returning despite that I will have to walk around in bare foot,
All over this world to meet you the person whom I should
Sufferings are not reserved solely for distant windy and sandy places
But also on house pavements, banana bushes and in nights staying up late

The old grapefruit tree still has snow white flowers, as I remember
When the night is not deep yet, under the moon that just climbs over
My old love is like the old age that is lacking lots of sleep
Where the walking steps touch and stir up the suffering feelings so deep

I am returning as a mysterious and mystical dream
Going back to youthful age searching for happy nights so it seems
Where the bright shining moon retains in my soul a burnt patch forever
All my life, the longing will constantly shine without getting dimmer

My little child, together with the old joy and sorrow that are happening
Please try to live and survive, confronting the forgetfulness in containing
The cricket remains the same old cricket to you and me
Who is singing along grassy banks in a voice that sounds so friendly

I am returning as the Buddhist Knowledge Stream that is running
Even the prime star, after ten years, will have its brightness become fading
Among my relatives, who have survived and who have passed away?
In my current living, I feel the emptiness more certain than in those days

Those that have been dead accompany me to the grave together
In those sad nights, who else stands on the pond’s edge mulling over
I am crying for others as I am crying for my being fallen and faded away
When being at the age of seniority, fast is the diminishing day after day

I am returning like a ghost shadow in sulking and in a self-pity situation
Who minutely search for time, for the image of self-reflection
I am picking up each discarded item feeling the love for each of them
Like every skeleton that will soon become anonymous as the time comes

I am sitting here on the place of the heritage hall’s ancient foundation
Rereading the poem that has been composed since my youth portion
Feeling that someone within my soul is sobbing emotionally
Like the moon crescent that is still missing the playful stroll regrettably

I am returning like a golden crane that is deep in the missing
Of the time when in the world was he gracefully flying and gliding
I am regretful that my life is constricted and limited so undesirably
That I can only open my heart for others to see partially not wholly

July 1985
Source: Tô Thùy Yên,
Collected Poems, Minnesota, 1995
Translated into English by Hương Cau Cao Tân (04-04-2021)


Thơ: Tô Thùy Yên
Nhạc và Tiếng Hát: Đình Đại

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

Chút Gì ... Hình Bóng Quê Hương


Bài Xướng:

Chút Gì…. Hình Bóng Quê Hương

Chút gì….mãi đọng ở tim ta!
Hình bóng quê hương chẳng xoá nhoà
Quán nước đình làng nơi bến vắng
Hàng cau vườn ngoại chốn đồng xa
Chiếc cầu nhỏ nhỏ bên bờ rạch
Lớp học đơn sơ trước cửa nhà
Ký ức êm đềm thời tuổi dại
Khắc hoài tâm trí kẻ bôn ba

songquang
***
Bài Họa:

Khách Ly Hương


Lìa xứ nào đâu chỉ có ta
Nước non nghìn dặm chửa phai nhòa
Tàng cây rợp bóng con đường cũ
Dòng nước soi mình kỷ niệm xa
Dãi nắng dầm mưa trời viễn xứ
Thèm hơi nhớ hướng đất quê nhà
Ai gây thảm cảnh phân ly ấy
Tâm trí hoài chia bảy xẻ ba

Kim Phượng 
***
Chạnh Tiếng Gà

Kính Họa (5 Vần)

Ngõ trúc đường làng khắc dạ ta
Bao thu cách biệt vẫn không nhòa
Hàng cau liếp lá bờ đê vắng
Bến nước con đò bãi bắp xa
Lịu địu tha phương sầu đất khách
Bùi ngùi viễn xứ nhớ quê nhà
Dâu kia bể nọ phai màu tóc
Nỗi nhớ thâm đêm chạnh tiếng gà

Hương Thềm Mây


Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

Nguyễn Văn Hoài (1898 - 1955): Bác Sĩ Giám Đốc - Người Việt Đầu Tiên Của Dưỡng Trí Viện Biên Hòa

                                 (Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1934)

(Trích chương 66 trong bộ sách DINH LONG HỒ NGÀY ẤY & BÂY GIỜ của tác giả Người Long Hồ)

    Người dân của vùng đất phương Nam không ai là không từng nghe đến Dưỡng Trí Viện Biên Hòa, mà người bình dân thường gọi là Nhà Thương Điên Biên Hòa. Nói đến nhà thương điên Biên Hòa của một thời, không ai là không chạnh lòng thương cảm cho những mảnh đời bất hạnh, mang lấy căn bệnh tâm thần quái ác và phải bị giam mình một nơi trong đó. Và khi nói đến nhà thương điên Biên Hòa, những vị bô lão đất phương Nam thường trân trọng nhắc đến tên của Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài, là người Việt Nam, đầu tiên được bổ nhậm làm giám đốc tại đó. Ông sanh ngày 7 tháng 6 năm 1898 tại làng Long Châu, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long, trong một gia đình khá giả, nhưng có truyền thống nhân hậu lâu đời. Sau khi học xong bậc trung học, với lòng thương người, ông đã chọn theo đuổi ngành Tây Y, mong có thể giúp làm dịu bớt những đau khổ về thể xác của con người trước bệnh tật.

    Năm 1919, ông tốt nghiệp ngạch y sĩ tại trường Đại Học Y Khoa Hà Nội và được bổ đi phục vụ ở các nơi như Tây Ninh và Trảng Bàng (1921), Tam Bình, Vĩnh Long (1922), Long Xuyên (1923). Sau đó, vào năm 1925, ông thuyên chuyển về Sài Gòn làm việc. Đến năm 1926, ông tạm rời nghề thuốc để sang Pháp du học tại đại học Sorbonne, học về khoa tâm lý và triết lý. Đầu năm 1930 ông trở về nước tiếp tục phục vụ trong nghề Y. Lúc này ông thấy các vị bác sĩ đều thoái thác việc đảm nhận trách vụ cai quản Bệnh Viện Tâm Thần ở Biên Hòa, nên ông tình nguyện đến đó và đã phục vụ cho bệnh viện này trên 25 năm. Ông tự nhủ: “Ai cũng xa lánh cái thế giới ấy, càng tăng thê thảm đau thương cho cảnh sống dở chết dở kia biết mấy. Không ai chịu đến nơi ấy thì mình đến vậy.” Sau khi đến làm việc tại Bệnh Viện Tâm Thần Biên Hòa thì ông lại có quyết tâm hiến trọn đời mình làm sao cho cái “địa ngục nhốt người điên thành thiên đường cho người dưỡng trí”.

                        ( Bên trong dưỡng trí viện Biên Hòa 1925)

                         (Bên trong dưỡng trí viện Biên Hòa 1934)

                   (Bên trong dưỡng trí viện Biên Hòa 1934 - hình 2)

     Thật vậy, sau khi bắt tay vào việc là ông hòa mình cùng với đám người đau khổ này, ông thương xót họ vô biên và luôn hết lòng phục vụ họ trong mọi tình huống. Sự tận tụy của ông đã khiến cho chẳng những nhân viên của ông và thân nhân của những bệnh nhân kính phục, mà ngay cả những bệnh nhân tâm thần nhẹ cũng từ từ khuyên giảm và trở về đời sống bình thường. Có điều đáng nói là những người này sau khi lành bệnh, họ không chịu về nhà, mà xin tình nguyện ở lại đây cùng Bác Sĩ Hoài phục vụ những bệnh nhân khác. Trong khoảng thời gian này, số bệnh nhân phục hồi hoàn toàn ngày càng đông, khiến cho những giám đốc người Pháp trước đây cũng phải kính phục. Tưởng cũng nên nhắc lại Dưỡng Trí Viện Biên Hòa thời đó, mà có lẽ cho mãi đến ngày nay, là bệnh viện tâm thần lớn nhất ở Việt Nam, chuyên trị bệnh nhân bệnh tâm thần. Ngày nay chúng ta thấy khuôn viên bệnh viện được mở rộng, cây cối thoáng mát, bông hoa tươi thắm, cũng là nhờ tấm lòng của Bác sĩ Hoài, người đã vận động không riêng gì Bộ Y Tế Đông Dương mà còn vận động cả Bộ Y Tế Pháp tài trợ cho chương trình mở rộng khuôn viên cho bệnh nhân có chỗ giải trí và đi tản bộ. Ngoài ra, ngoài ngân sách tài trợ của chính phủ, Bác sĩ Hoài còn tạo thêm nguồn lợi chung cho bệnh viện bằng cách thiết lập trại chăn nuôi, trồng tỉa, và tiểu thủ công nghệ và giao phó cho những người mà bệnh đã thuyên giảm dưới sự giám sát của y tá và những nhân viên khác của bệnh viện. Lấy những huê lợi này để làm tăng khẩu phần cho tất cả bệnh nhân.

                           (Những dãy giường cho bịnh nhân 1934)

                                 (Dưỡng trí viện Biên Hòa 1955)

     Năm 1944, Bác sĩ Hoài hợp sức cùng một bác sĩ người Pháp tên Dorolle đã sáng chế ra máy Điện Kinh. Dưỡng Trí Viện Biên Hòa là trung tâm thứ tư trên thế giới thời đó biết sử dụng máy Điện Kinh để chửa bệnh tâm thần, ba nơi khác là Nhật, Ý và Pháp. Đến ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp và nắm chính quyền cho đến tháng 9 năm 1945. Trong khoảng thời gian này, người Nhật không tài trợ bất cứ kinh phí nào cho những cơ sở đã có từ trước của chính quyền thuộc địa Pháp, nên Dưỡng Trí Viện Biên Hòa không có kinh phí chăm sóc bệnh nhân, nhưng bác sĩ Hoài vẫn cố xoay sở để các bệnh nhân vẫn được tiếp tục ở lại đó điều trị. Trong những lúc khó khăn nhất của bệnh viện Tâm Thần Biên Hòa bác sĩ Hoài đều ra sức gánh vác. Ông đã đảm nhận tất cả mọi vai trò trong bệnh viện từ năm 1930, nhưng mãi đến năm 1947, mới có giấy chính thức bổ nhiệm ông vào chức Giám Đốc.  

     Dưới thời chính phủ Trần Văn Hữu, vì lý do tài chánh, Thủ Tướng Hữu định cắt bớt khẩu phần của bệnh nhân. Ông đã mạnh dạn chống lại bằng những lời lẽ đầy lòng bác ái: “Họ là những người xấu số nhất, tâm đã rối, trí đã loạn rồi, nay lại làm cho bao tử họ thiếu ăn, để cho cơ thể họ suy mòn, ảnh hưởng không hay đến tâm trí họ thì có khác gì giết phứt họ đâu. Xin cấp trên tìm cách tiết kiệm ở những nơi khác.” Tấm lòng của bác sĩ Hoài luôn lan tỏa và bao trùm khắp nơi nơi. Bên cạnh chuyện lo cho bệnh nhân, ông còn luôn chăm sóc cho nhân viên và những người làm việc tự nguyện trong bệnh viện. Ngoài ra, lúc nào rảnh rỗi là ông nghiên cứu tất cả triết thuyết của các tôn giáo, nhất là Phật giáo, cũng như quan tâm đến vấn đề siêu hình. Càng biết nhiều về giáo lý Phật giáo, ông càng phục vụ tận tụy hơn.

     Đối với ông, đời người phải sống như chữ “I”, nên ông đã sáng tác một bài thơ có tựa đề là “Phong hóa chữ I” như sau:

​​​​“Chữ I ngay thẳng
​​​ ​ Chẳng vì ai:
​​​ ​ Chẳng tùy ai;
​​​ ​ Chẳng khuất ai;
​​​ ​ Mãi mãi ta theo ánh sáng...”

     Ngoài phạm vi y học, bác sĩ Hoài còn nghiên cứu các vấn đề về kinh tế, xã hội và văn hóa, tâm lý, cũng như triết lý siêu hình của các tôn giáo, nhằm trực tiếp giúp ích cho sự tồn tại và phát triển của Dưỡng Trí Viện Biên Hòa. Năm 1951, ông xuất bản quyển Le Problème de la Paix (Vấn đề Hòa Bình); năm 1952 ông xuất bản 2 quyển: Điên & Dưỡng Trí Viện, và quyển Programme d'hygiène mentale (Chương Trình Vệ Sinh Tâm Thần); năm 1953-1954, ông xuất bản quyển De l'organisation de l'Hôpital Psychiatrique du Sud Vietnam (Về Tổ Chức Bệnh Viện Tâm Trí của Miền Nam Việt Nam). Theo bác sĩ Hoài, đối với bệnh nhân tâm thần thì trong giai đoạn đầu của sự điều trị cho bệnh nhân tâm thần, bệnh viện là tàu thuyền đưa bệnh nhân tới bến bờ ổn định tâm thần (Hôpital Bateau); đến giai đoạn kế là tiến dần đến bệnh viện hoa viên (Hôpital Jardin) nhằm đáp ứng với thần trí đang trong giai đoạn phục hồi của bệnh nhân. Bác sĩ đã khẳng định rằng Hoa viên là tấm gương phản ảnh của đạo đức, vì Hoa là sự nhịp nhàng xinh đẹp, là sức sống, trong đó hoa vàng tượng trưng cho sự tinh khôn, hoa đỏ tượng trưng cho từ tâm. Hoa viên cũng là sự bừng nở của thảo mộc, như tấm lòng của con người ta bừng nở tươi vui với đời sống tinh thần, với cảnh giới Niết Bàn, với sinh hoạt của thế giới, và của vũ trụ.  

     Trong cuộc sống hàng ngày, bác sĩ Hoài sống một đời sống hết sức thanh đạm và giản dị của một bậc hiền triết đã thấm nhuần đạo lý. Ông ăn uống thanh đạm, ăn mặc đơn giản. Ngày ngày, ngoài giờ làm việc, ông còn bỏ giờ ra đọc sách và giải trí, và thường đi bách bộ trong khuôn viên Dưỡng Trí Viện. Có người hỏi bác sĩ Hoài là tại sao ngoài giờ làm việc ông không tìm nơi khác hơn Dưỡng Trí Viện mà tiêu khiển cho tâm trí đở mệt mỏi, bác sĩ Hoài đã khẳng quyết: “Mỗi chúng ta đều là một người điên trong phút giây nào đó.” Thật là chí lý, vì trong xã hội này, nếu nói về khuyết tật, thì mỗi chúng ta đều có khuyết tật cả.

     Ông mất vào ngày 28 tháng 5 năm 1955 tại Dưỡng Trí Viện Biên Hòa. Ngày đó chẳng những gia đình ông mất đi một người chồng, người cha, người ông rất đáng kính, mà cả người dân vùng đất phương Nam cũng cảm thấy mất đi một bậc hào kiệt tài danh đầy lòng nhân ái. Chính vì vậy mà ngày làm lễ phát tang, người ta thấy cả rừng người đến phúng viếng, và tất cả nhân viên cũng như bệnh nhân của Dưỡng Trí Viện Biên Hòa đều để tang và quỳ trước linh cửu một vị Thầy, một người cha chung của tất cả các bệnh nhân khi linh cữu của ông được đưa ngang qua bệnh viện. Tất cả nhân viên và bệnh nhân tại Dưỡng Trí Viện Biên Hòa ai nấy đều nói rằng “Phải là người có lòng kiên nhẫn và có một tâm hồn cao cả, không thích xa hoa phù phiếm của cuộc sống ở thị thành, trừ Bác sĩ Hoài, chắc không còn vị Bác sĩ thứ hai nào chịu bền lòng hy sinh đến thế.” Đến tháng 11 năm 1955, chánh phủ VNCH đã cho lấy tên của Bác sĩ Nguyễn Văn Hoài đặt tên cho Dưỡng Trí Viện Biên Hòa, và đoạn đường quốc lộ 1, từ cầu trung tâm Cải Huấn Tân Hiệp chạy đến trước Bộ Chỉ Huy Quân Y cũng được mang tên ông. Từ ngày bác sĩ Nguyễn Văn Hoài qua đời đến nay, hàng năm vào ngày 28 tháng 5, toàn thể ban Giám Đốc và nhân viên bệnh viện Tâm Trí Biên Hòa đều có tổ chức ngày kỵ giỗ cho ông. 

    
             (Con đường mang tên bác sĩ Nguyễn Văn Hoài tại Sài Gòn)



                    (Di ảnh bác sĩ Nguyễn Văn Hoài lúc qua đời 1955)

     Người viết tập sách nầy rất tự hào được làm người đồng hương Vĩnh Long của bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, một trong số những người Việt Nam rất được người Tây phương kính trọng vì tấm lòng từ bi bác ái, một bậc hào kiệt tài danh đầy lòng nhân ái, rất đáng kính, lúc nào cũng hết mực thương yêu đồng loại, nhất là những người có hoàn cảnh không may mắn. Thật là đáng được tự hào và đáng được tưởng nhớ làm sao một tấm gương vị tha bác ái. Tấm lòng bác ái nhân hậu của ông chẳng những được những người có hoàn cảnh không may mắn của vùng Đất Phương Nam ghi nhớ, mà nó sẽ mãi mãi là tấm gương sáng chói cho đàn hậu bối chúng ta noi theo!

 ( Hình vẽ chân dung Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài, được một bệnh nhân tên Lê Văn Tường vẽ tặng cho gia đình bác sĩ Hoài sau khi được xuất viện vào năm 1960. Đến năm 1995, ông Nguyễn Văn Thuyết, con trai bác sĩ Hoài, đã hiến tặng bức chân dung nầy cho Bệnh Viện Tâm Thần Biên Hòa.)

Hình 1: Bên ngoài Dưỡng Trí Viện Biên Hòa, 1934*.

Hình 2: Bên trong Dưỡng trí viện Biên Hòa 1925*.

Hình 3-4: Bên trong Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1934*.

Hình 5: Những dãy giường cho bệnh nhân, 1934*.

Hình 6: Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1955*.

Hình 7: Con đường mang tên Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài tại Sài Gòn.

Hình 8: Di ảnh Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài lúc qua đời vào năm 1955*.

Hình 9: Hình vẽ chân dung Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài.

Người Long Hồ

*Nguồn ảnh từ Internet.



Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

Trót Yêu... - Hồn Quê


Trót Yêu...

Trót yêu bóng mát quê nhà
Biện Lý thổn thức hương hoa nhẹ nhàng

Kim Phượng

***
Cảm Tác:

Hồn Quê


Từ xa quê vẫn nhớ nhà da diết
Mùi ngọc lan thơm ngát mảnh vườn xưa
Bờ giậu thưa nghiêng ngả mấy cây dừa
Trời xanh ngắt trên tàng cau cao vút
Hàng dâm bụt khoe màu hoa đỏ chót
Mít chín vàng ngây ngất tỏa không gian
Luống rau tươi mơn mởn giọt sương sa
Khế, na, ổi xum xuê bên bờ giếng
Hai đầu hiên có thêm vài chậu kiểng
Giàn mướp non lủng lẳng trái con con
Dạ lý hương thoang thoảng dưới trăng tròn
Đêm sâu thẳm ngắm Hằng Nga yểu điệu
Ôi cảnh tượng quê nhà sao tuyệt diệu!
Hình ảnh xưa thôi thúc kẻ tha phương
Ước bao giờ được thăm lại quê hương
Cho vơi bớt nỗi sầu vương xa xứ.

Chinh Nguyên/H.N.T
USA,Mar.3.2022


Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

Ukraine Mùa Đông Chia Xa


Hồn em treo lửng ngoài ô cửa
Đón lấy hương lồng trong gió đông

Và từ đó mặt trời không dậy nữa
Nắng quê nhà lộng gió buổi bình minh
Những tàng cây u uất cũng trở mình
Đã lịm chết cuộc tình thời thơ dại

Và từ đó cổng nhà đành bỏ ngõ
Áo trắng tinh lòng nhuốm bụi phong trần
Cánh môi hồng thôi e ấp bâng khuâng
Đau đớn lắm cuộc tình ươm sắc máu

Và từ đó trên chuyến tàu định mệnh
Dẫn hồn em vào bóng tối thâm u
Mây trên cao dần dần thấp mù mù
Mắt môi chờ ôi xót xa lệ đắng

Và từ đó trong hoàng hôn tắt nắng
Diệu vợi buồn mong ngóng cõi xa xăm
Vết thương đau hoài rỉ máu âm thầm
Trời Ukraine đầm đầm mưa sắc máu

Kim Phượng
Nguyện cầu cho Dân Tộc Ukraine sớm được an bình.


Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

Màu Tím Hoa Sim( Hữu Loan) - The Purple Colour of Downy Rose Myrtle Flower ( Hương Cau Cao Tân)


Mầu Tím Hoa Sim

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
***
Tôi người Vệ-Quốc-Quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp-hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân-nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh-xinh bên anh chồng độc-đáo
Tôi ở đơn-vị về cưới nhau xong là đi
***
Từ chiến-khu xa nhớ về ái-ngại
Lấy chồng đời chiến-binh mấy người đi trở lại!
Nhỡ khi mình không về thì thương
người vợ chờ bé-bỏng chìều quê
***
Nhưng không chết người trai khói-lửa
mà chết người gái nhỏ hậu-phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh-xanh ngắn chưa đầy búi
Em ơi! Giây phút cuối không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần...
***
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng mầu tím hoa sim
Ngày xưa đèn khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa!...
***
Một chiều rừng mưa ba người anh từ chiến-trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất trước tin em lấy chồng!
Gió thu về rờn-rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên ngỡ-ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió thu về cỏ vàng chân mộ chí!
Chiều hành-quân qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết,
Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền-biệt...
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa:
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu”
***
Ai hát vô-tình hay ác-ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da-diết...
Nhìn áo rách vai tôi hát trong mầu hoa:
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm...!”
Mầu tím hoa sim tím tình tang lệ rớm...
***
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân-hành
Vang-vọng chập-chờn theo bóng những binh-đoàn
Biền-biệt hành-binh vào thăm-thẳm chiều hoang mầu tím...
***
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu?
-- áo anh nát chỉ dù ... lâu!

 Hữu Loan
***
The Purple Colour of Downy Rose Myrtle Flower by Huu Loan

She has three brothers who joined the army
Some of her younger brothers have not learned to speak properly
While her long hair is still black and shiny
***
I, a National Guard, who have been away from my own family
Who love her as much as I do my younger sister, and as dearly
She does not insist on wearing a new dress on her wedding day
I am in my army uniform, with muddy shoes from missions far away
She smiles prettily, standing beside the husband who looks so interesting
I, having returned from my company, depart again right after the wedding
***
From the distant battle zones, I think of her with great concern
Marrying a soldier in war time, who can guarantee for his own return!
If, by chance, my return could not come to be
Then what a pity for the little wife who stays back, waiting in the country
***
But death does not happen to the man living in the fury of the battlefront
But it does to the tiny girl who lives in the rear region
I could not see her face in my homecoming
My mother sits beside her grave while darkness is covering
The vase in wedding day becomes the incense bowl, in a coldness so deadly
While her hair, not yet a full bun, is still black and shiny
Alas, my love! I cannot hear your dying whispering the last time
Nor can I see your lovely face only for the last time...
***
She used to love, with all her heart, the purple downy rose myrtle flower
She wore no other colours except the downy rose myrtle flower’s colour
She used to stay up late under the light of a little oil lamp by herself
To mend her husband’s old shirt so he could be looking well!
***
One rainy day, her three brothers in the Northeast battlefront far away
Receive the news of her passing away before that of her wedding day!
While the autumn winds ruffle the surface of the home river
The growing little brother looks strangely at his sister’s picture
Autumn winds blow; the grass at her stele’s bottom becomes yellower!
The afternoon operation passes the hills full of downy rose myrtle flowers
Oh those hills full of downy rose myrtle flowers
Hills full of downy rose myrtle flowers that are furthest and endless
The flower’s purple colour makes you feel the blue the deepest...
Someone recites the old proverb as if it is in a song’s rhyme:
“My shirt has the threads loosened at the hem for so long a time
I am not yet married, and my old mother has not mended it for some time”
***
Who knows whether the proverb is sung unintentionally, or intentionally
Only a desolate afternoon appreciates a blue purple afternoon fully
O purple, the colour of which deepens as the tormenting lovesick colour...
Looking at the shoulder-torn shirt, I sing against the colour of the flowers:
“My shirt has the threads loosened at the hem for so long a time
My wife has passed away at early age for some time...!”
The purple colour of the downy rose myrtle flower still makes me cry...
***
Ghostly golden clouds are on the skyline and the sound of a horn’s march
Echoing, flickering, and shadowing the companies of army who depart
Away for operations into a deepest purple afternoon, as it is in your heart...
Where can I recite the proverb to?
And where and who can I reach to?
--- My shirt’s threads have broken ... for so long too!

Translated from Vietnamese into English
by Hương Cau Tân Cao

on 09 July, 2019 in British Columbia, Canada