Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Nguyên Tắc Hoạ Thơ



I - Hoạ Thơ Đường Luật

Hoạ thơ là một thú vui của các Thi Nhân thuở trước. Tuy ngày xưa cũng có nhiều thể thơ, nhưng các Thi Nhân chỉ chọn Thơ Đường Luật để Xướng Hoạ (trong xướng họa còn có nghĩa đối đáp).
Tại Sao? Các vị ấy cho rằng làm một bài Thơ Đường Luật theo đúng Niêm, Luật đã khó, khi hoạ, lại càng khó hơn, do phải thêm các qui đinh. Có như thế mới chứng tỏ Thi Tài của các Vị. Chính vì muốn tạo cái khó, nên Các Cụ ngày xưa đã đề ra qui luật Hoạ Thơ rất chặt chẽ.

Hoạ Thơ bao gồm Hoạ Phóng Vận và Hoạ Hạn Vận :

A -Hoạ Phóng Vận

Hoạ Phóng Vận là dựa vào một bài thơ có sẳn được gọi là Bài Thơ Xướng. Sau đây những qui tắc Hoạ Phóng Vận

1 - Hoạ thể Thơ:
Bài Xướng thuộc thể thơ gì, bài hoạ phải theo thể thơ đó. Nếu bài Xướng là Đường Luật Thất Ngôn Tứ Tuyệt thì bài Hoạ cũng Đường Luật Thất Ngôn Tứ Tuyệt. Bài Xướng là Đường Luật Ngũ Ngôn Bát Cú thì Bài Hoạ phải theo thể thơ Đường Luật Ngũ Ngôn Bát Cú...

2 - Họa vần:
Trong bài Thơ Xướng, Những chữ gieo Vần là Chữ gì, thì bài hoạ phải giữ nguyên các chữ đó. Không được sử dụng chữ khác.

3 - Hoạ Ý:
Bài xướng nói về ý gì thì bài họa cũng phải nêu lên ý đó hay có thể nói rộng nghĩa ra.

4 - Hoạ Luật:

Bài xướng gieo luật gì thì bài họa phải đối lại luật đó. Thí dụ bài xướng luật trắc thì bài họa phải luật bằng và ngược lại. 
Tuy nhiên, nếu có nhiều người cùng hoạ một bài thơ, chỉ cần bài của người đầu tiên phải hoạ đúng luật Bằng Trắc, còn các bài sau không cần phải theo luật 

5 - Không được sử dụng lại chữ đứng trước chữ gieo vần của bài xướng

Một điều thật quan trọng trong Qui tắc hoạ thơ, không được dùng lại chữ thứ 6( thơ Thất Ngôn hay chữ thứ 4 Thơ Ngũ Ngôn) trong các câu có gieo vần của bài xướng. Tức là không được dùng lại từ đứng trước các chữ gieo vần của bài xướng. Thí dụ như bài thơ bên dưới, các chữ : chữ, Giang, mây, má....không được dùng lại mà phải thay bằng các chữ khác: câu, cõi, sắc, màu.... Càng tránh dùng trùng từ trong toàn bài của bài xướng càng tốt, ngoại trừ những Chữ đặc biệt không thể tránh được.

Tóm lại một bài họa chuẩn phải hội đủ 5 điều kiện trên.

Có 4 cách thức họa Phóng Vận một bài thơ Đường luật là: Họa Nguyên Vận, Họa Đảo Vận, Hoạ Hoán Vận và Hoạ Tá Vận.

a - Hoạ Nguyên Vận: là họa đúng các vần của bài xướng đã gieo theo đúng thứ tự từ trên xuống dưới của bài xướng. 

Sau đây là thí dụ về xướng họa điển hình rất chuẩn mực, thường dùng làm mẫu để hướng dẫn hoạ thơ Đường Luật.

                                  Tôn Phu Nhân Qui Thục
(Xướng của Tôn Thọ Tường)                        (Hoạ của Phan Văn Trị)

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng    Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông     Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc           Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng 
Về Hán trau tria mảnh hồng         Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi            Hai vaitóc bền trời đất 
Đá vàng chi để thẹn non sông            Một gánh cương thường nặng núi sông
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn         Anh hỡi Tôn Quyền anh biết
Thà mất lòng anh được bụng chồng  Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng

(Những chữ màu xanh và màu cam bắt buộc phài trái Bằng Trắc với nhau)

Chúng ta thấy bài Xướng theo Luật Trắc (Chữ Ngựa), bài hoạ theo Luật Bằng ( chữTrâm)

b- Hoạ Đảo Vận: họa ngược thứ tự của các vần từ dưới lên trên, thay vì họa nguyên vận là họa từ trên xuống còn họa đảo vận là họa từ dưới lên. Như thí dụ bên dưới: 

Xuân mới 
với Nhà Thơ Thiềng Đức

“Kính chúc thi huynh vạn sự lành”
Đọc vần thơ cũ rộn thâm tình
Vĩnh Long đất tổ thương đời khó
Thiềng Đức cầu đinh nhớ tuổi xanh
Khuyến học mở đường nuôi dưỡng chí
Gia đình chăm bón tạo nên danh
Nhớ Văn Xương Các nhiều bầu bạn
Quý Tỵ hữu duyên hẹn mộng thành…
                                       Thiềng Đức 

Tình Quê (Họa Đảo Vận)

Cù lao yêu dấu vốn An Thành
Nhưng đến giờ đây đã đổi danh
Lạ lẫm "An Bình" chừng mới mẻ
Thân quen "Tiên Giáng"(*) thuở xuân xanh
Long Hồ dinh cũ bao trìu mến
Tỉnh Vĩnh Long nay nặng nghĩa tình
Mới cũ thay tên nào khác lạ
Quê hương sông Cửu mãi an lành
                                       Quên Đi

Chúng ta thấy các Vần bài Xướng từ trên xuống dưới: Lành, tình, xanh, danh,thành. Bên bài Hoạ đảo vận sẽ đi ngược từ dưới lên trên. 

c - Hoạ Hoán Vận: Trong cách hoạ Này, người hoạ thơ được quyền thay đổi vị trí các vần gieo tuỳ theo ý thích của mình, không cần thiết phải theo thứ tự gieo vần của bài xướng.

d - Hoạ Tá Vận: Tá vận có nghĩa mượn vần. Trong cách hoạ này, người hoạ chỉ mượn 5 vần của bài xướng để làm một bài thơ khác mà ý tưởng hoàn toàn khác hay không liên quan gì với bài xướng.

Tuy nhiên, nếu Hoạ Thơ theo Các Cụ thì quá gắt gao, nên ngày nay đã có thêm một số ý kiến về Qui tắc hoạ thơ như họa mượn Vần là bài họa chỉ mượn các chữ gieo vần của bài xướng để làm một bài khác không nhất thiết phải liên quan đến Ý hay luật Bằng Trắc của bài xướng . Cách họa này ngày nay được khá nhiều người làm vì rất dễ.. và cũng chính vì thế mà mất đi cái Chất và Hồn của một bài Thơ Hoạ theo Đường Luật, khiến bài hoạ mất giá trị.

B - Hoạ Hạn Vận:

Khác với Hoạ Phóng Vận, Hoạ Hạn Vận không có bài thơ xướng , chì có Đề mà thôi. Trong Đề có các qui định bắt buộc người hoạ thơ phải tuân theo.
Thí Dụ:
Cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức như sau: 

a. Ðầu đề (nội dung) là: 
Trống treo ai dám đánh thùng 
Bậu không ai dám dở mùng chun vô 

b. Năm vần hạn định theo thứ tự là: xô - cô - vô - ô - rô. 

Bài thơ sát với đầu đề (a), hạ đúng 5 vần hạn định (b). 
Một điều thật thú vị khi người giành được giải nhất lại là một Nhà Sư .

Bài Hoạ như sau: 

Nào phải là ai dám giục xô 
Thuận tình trước hết tự nơi cô 
Có cho mới dám trao dùi đánh 
Không hẹn nào ai đẩy cửa vô 
Mảng sướng kể gì thân lễ nghĩa 
Ham vui quên hết chuyện dâm ô 
Thói hư thuần thước xưa còn lạc 
Đừng học làm chi gióng nhảy rô 

                         *
                        * * 
Xuân Tình

Trống tự cõi lòng giục giã
Đêm trường canh vắng một mình
Sóng tình vẩy gọi nên tìm đến
Dùi trống trao mời mới dám
Thần Nữ thước tha khoe dáng ngọc
Ngưu Lang hớn hở vượt cầu ô
Âm dương kết hợp ngàn năm vẫn
Chẳng phải theo đòi thứ mặt
                                    Quên Đi

Còn có một lối hoạ hạn vận rất khó. Hoàng Thứ Lang kể lại một câu chuyện như sau:
Mùa Hè năm 1926, trong dịp thi sĩ Đão Sĩ Nhã đến thăm gia đình họ Phan ở Hưng Yên. Ông khách Đào Sĩ Nhã thách lão thi sĩ Phan Mạnh Danh làm một bài thơ Nôm Đường luật với các điều kiện sau:
- Đầu đề: Xuân Khuê
- Hạn 5 vần : chờ - hờ - thưa - tơ - thơ
- Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc.
Sau đây là bài thơ Nôm hoạ hạn vận của lão thi sĩ Phan Mạnh Danh: 

              Xuân Khuê 

Một mong hai đợi bốn ba chờ
Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
Nửa gối năm canh gà gáy giục
Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
Chín khúc bên lòng vạn mối
Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ
                 Phan Mạnh Danh

                       *
                     * *
Phận Bạc

Bảy thương tám đợi chín mười chờ
Hai kẻ yêu nhau nửa hững hờ
Sáu khắc một thân cô quạnh mãi
Năm canh đôi bóng cặp kề thưa
Ba thu buồn dệt dầy trăm mộng 
Bốn tiết sầu đan rối vạn
Thước tấc nào đo tình mấy trượng
Đem ngàn đau đớn gởi vào thơ.
                                   Quên Đi

II - Hoạ Các Thể Thơ Ngày Nay 

Do sự phát triển mạnh mẽ của Thơ Mới, nên ngày nay xuất hiện xu hướng hoạ thêm các thể thơ như Thơ Mới, Lục Bát...nói chung là tất cả các Thể Loại Thơ hiện tại (Ngoại trừ loại thơ không hoặc ít có gieo vần như thơ Tự Do).
Các Loại thơ này không có Luật Niêm, Luật Bằng Trắc, hay Luật Đối...chỉ có gieo vần thôi. Nên trong 5 Qui tắc Hoạ Thơ Đường Luật bỏ đi phần hoạ Luật, chỉ còn giữ lại 4 điều:

1 - Hoạ thể Thơ:

Bài Xướng thuộc thể thơ gì, bài hoạ phải theo thể thơ đó. Nếu bài Xướng là thơ Lục Bát thì bài Hoạ cũng phải là thơ Lục Bát. Bài Xướng là Thơ Mới , Câu Thơ Bài Hoạ có mấy chữ thì Bài Xướng cũng y như thế.

2 - Họa vần:

Tất cả những chữ gieo vần đều phải hoạ, không kể là Vần cuối câu ( Cước Vận) hay giữa câu ( Yêu Vận). Ngày nay, đa số các bài thơ khi hoạ đều không hoạ Vần giữa câu vì quá khó. Nhất là thể thơ Lục Bát. Đây là một thiếu sót rất lớn, vì khi hoạ thơ, Vần luôn giữ vai trò quan trọng trong một bài thơ, khi hoạ thơ bắt buộc phải hoạ tất cả các Vần.

3 - Hoạ Ý:

Bài xướng nói về ý gì thì bài họa cũng phải nêu lên ý đó hoặc diễn rộng nghĩa ra.

4 - Không được sử dụng lại chữ đứng trước chữ gieo vần của bài xướng

Một điều thật quan trọng trong Qui tắc hoạ thơ, không được dùng lại chữ các chữ đứng trước các vần được gieo của bài xướng, giống như cách Hoạ thơ Đường Luật.

Một bài thơ Hoạ không hội đủ các qui định trên coi như thất luật.
Thí dụ:

- Hoạ Thơ Mới 7 Chữ:

Vội                                                                           Chẳng ( Hoạ ) 

Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa             Chẳng biết chẳng quen chẳng phai nhoà
Vội vàng sum họp vội chia xa.            Chẳng hề gặp gỡ chẳng rời xa
Vội ăn, vội nói rồi vội thở                   Chẳng mộng chẳng mơ nên chẳng khổ
Vội hưởng thụ mau để vội già.            Chẳng nghĩ vẫn vơ trí chẳng già 
Vội sinh, vội tử, vội một đời               Chẳng đấu chẳng tranh chẳng nợ đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.       Chẳng nhan chẳng sắc chẳng lả lơi
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!    Chẳng đợi chẳng mong tình luyến ái
Vội vã tìm nhau, vội rã, rời...              Chẳng phải bên nhau chẳng nỡ rời 
Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội            Chẳng có gì nên lòng mãi chẳng
Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.       Mơ chi ảo ảnh tận phương xa
Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở        Một kiếp phù sinh ba vạn sáu
Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.      Chẳng hèn chẳng tục chẳng gì qua 
Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội               Lặn hụp lợi danh người người vội 
Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.        Sao cứ chấp mê chẳng lối ra
'' Đáy nước tìm trăng'' mà vẫn lội       Chốn Ta Bà ai còn đang lội
Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà...             Chẳng xét chẳng suy chẳng gục gà
Vội quên, vội nhớ vội đi, về               Chẳng sắc chẳng không chẳng nẻo về
Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!                 Lầm lũi trầm luân chẳng biết ghê
Có ai nẻo Giác bàn chân vội ?            Cực lạc đây rồi sao lại chẳng?
'' Hỏa trạch '' bước ra, dứt não nề...    "Niết Bàn" siêu thoát hết nặng nề.. 
                         Thích Tánh Tuệ                                                Quên Đi 

- Họa Thơ Lục Bát 

Mơ ( Xướng ) Ước ( Họa ) 

Nhớ người lược vắt trâm cài Hỡi người tặng đóa hoa cài
Cánh hoa hé nở hương lay dịu dàng Tương tư thôi đã hồn lay dễ dàng 
Ước làm cơn gió lướt ngang Ước chi trên chuyến đò ngang 
Mơn lên suối tóc cô nàng hái hoa Cùng chàng hái phượng lẫn nàng cài hoa 
Quên Đi Kim Phượng
Qua thí dụ bên trên, chữ gieo vần chúng ta cần phải giữ không phân biệt giữa câu hay cuối câu, vì đó là một trong những điều giữ cho một bài thơ Hoạ đúng chuẩn mực.

Tóm lại, Hoạ Thơ do Các Thi Nhân Xưa truyền lại, và cũng là nét đặc sắc trong Thi Ca. Là Hậu Sinh chúng ta cần cố gắng gìn giữ những cái hay cái đẹp của Tiền Nhân.

Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét