Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Luật Thơ : Lục Bát Và Song Thất Lục Bát

Lời mở đầu:
Trong chúng ta, đôi lúc có máu thơ thẩn, thích làm thơ để trải lòng, nhưng lại không dám thực hiện. Vì sao?
Chúng tôi xin phép được suy bụng ta ra bụng người, để trả lời. Chúng ta ngần ngại vì bởi không biết rõ luật thơ, luôn e sợ lỡ sai luật.
Chính vì lý do đó, ngoài sự hiểu biết, đến việc cố công sưu tầm và tổng hợp một số bài viết từ Internet
Với chủ ý cùng nhau trao đổi, chúng tôi đã chọn lọc một số bài của Thân Hữu. Những Cây Viết Nghiệp Dư này đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thi phẩm để mang ra thí dụ, hầu dẫn chứng về Luật của các Thể Thơ.
Với khả năng hạn chế, kính mong quý độc giả góp ý và bổ sung để chúng ta có được một bài viết đầy đủ hơn.

A - Thơ Lục Bát
Thơ Lục Bát là một thể thơ thuần túy của Việt Nam, rất êm dịu, nhẹ nhàng, giống như bản chất hiền hòa của dân tộc ta. Xuất xứ từ Ca Dao.
Phạm Quỳnh cho rằng: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn .”
Câu này mang hàm ý: "Thơ Lục Bát còn dân tộc Việt còn, thơ Lục Bát mất dân tộc Việt mất". Bởi vì, Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được viết bằng Chữ Nôm theo thể thơ Lục Bát (nguyên tác là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân).
Chính vì thế, là con cháu, chúng ta cần nên gìn giữ tinh hoa văn hóa của ông cha lưu truyền, nhất là hạn chế việc làm biến dạng hình thức của thể Thơ Lục Bát. Đó một thể thơ đại diện cho tinh hoa dân Việt chúng ta.

1 - Luật Bằng Trắc
- câu 6 chữ : b B t T b B
- câu 8 chữ : b B t T b B t B
Những chữ có dấu huyền hay không dấu là vần Bằng.
Thí dụ: đi, về
Những chữ có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng là vần Trắc
Thí dụ: bát, trả, chữ, nợ .
Những chữ in lớn (B, T) là bắt buộc phải theo luật được qui định

2 - Cách giao vần
a - Cách gieo vần 1:
Trong thơ Luc Bát thông thường chỉ sử dụng vần Bằng.
- Bắt đầu từ chữ cuối của câu 6 chữ, gieo vần với chữ thứ 6 của câu 8 chữ. Cách gieo vần này gọi là Vần Lưng (yêu vận), nghĩa là gieo vần ở giữa câu.
- Tiếp đến, chữ cuối của câu 8 chữ, gieo vần với chữ cuối câu 6 chữ tiếp theo. Gọi là Vần Chân(Cước vận).
Cứ thế tiếp tục mãi và số câu trong bài thơ không giới hạn.
Thí dụ: Bài thơ sau đây
Mộng Đêm Thu
Men hương ấp ủ thu về
b B t T b B
Muôn cành lá rụng đê nỗi buồn
b B t T b B t B
Không gian một chút loạn cuồng
Gặp nàng thơ diện cành buông trăng thề...
                                                    Lục Lạc
***
Tình Hoa
Hoa hồng gợi chút ý thơ
Đọng sương lóng lánh như mơ chuyện tình
Gọi nhau hẹn ước cưới xin
Hồng thơm hương tỏa lung linh nguyệt cầm...
                                                     Lãng Tử
b - Cách gieo vần 2:

Ngoài ra, chúng ta có thể gieo vần như thế này : từ chữ cuối câu 6 chữ, ta gieo vần với chữ thứ 4 của câu 8 chữ
Thí dụ:
Anh đi ghe rổi chín chèo
Bởi anh thua bạc nên nghèo nợ treo
Nợ treo kệ mặc nợ treo
Em bán bánh bèo trả nợ nuôi anh
                                       (Ca Dao)
Hoặc:

Ăn no rồi lại nằm quèo
Thấy giục trống chèo vội vã đi xem
                                           (Ca Dao)
3 - Trường hợp ngoại lệ

Tuy nhiên, trong thơ Lục Bát vẫn có những trường hợp phá cách, không theo qui luật trên.
a - Thí dụ:
Trách
                                           Nghìn dậm nhớ dáng trong mơ (chữ thứ hai vần trắc)
Bên ngoài Mai rụng ta chờ người sang
Giờ thấm thoát xuân đã tàn
Bóng người biền biệt hạ vàng đến nơi
Đâu tăm cá đâu chim trời
Nên ta còn đứng đợi người về đây
                                      Quên Đi
b - Hoặc là sử dụng vần TRẮC
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi mầy đi đằng nào
                                         (Ca Dao)
hay là:
Đêm năm canh ngày sáu khắc
Thương nhớ chàng không một giấc nào nguôi
                                                       (Ca Dao)
Qua cầu một trăm cái nhịp
Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng
                                          (Ca Dao)
Tình thương gươm trường không sợ
Sét đánh bên mình duyên nợ không buông
                                                  (Ca Dao)
B - Thơ Song Thất Lục Bát
Thơ Song Thất Lục Bát cũng là thể thơ của Việt Nam, gồm hai câu Bẩy chữ, kế đến một câu Sáu và một câu Tám chữ. Cứ như thế tiếp tục, không giới hạn số câu.
Luật Bằng Trắc và cách gieo vần:
" b , t ": không bắt buộc
" T ": Vần Trắc bắt buộc
" B ": Vần Bằng bắt buộc
Trong thơ Song thất Lục Bát, chữ cuối của câu Thất trên gieo vần với chữ thứ 5 của câu Thất thứ hai.Chữ thứ 7 câu thất thứ hai gieo vần với chữ cuối của câu Lục. Chữ cuối của câu Lục gieo vần với chữ thứ Sáu của Câu Bát. Chữ cuối của Câu Bát sẽ gieo vần với chữ thứ Năm của câu Thất đoạn hai.
Cứ tiếp tuc như thế và không giới hạn số câu trong một bài thơ.
Câu Thất 1 : b bT t B b T
Câu Thất 2 : t t B b T t B
Câu Lục : b B t T b B
Câu Bát : b B t T b B t B
Đoạn hai : b b T t B b T (giống 4 câu trên )
t t B b T t B
b B t T b B
b B t T b B t B
Thí dụ:
Vầng Trăng Khuyết

Khép nép giữa dòng vầng trăng khuyết
Ai tình nhân biền biệt phương nao
Để người thơ thẩn ra vào
Trăng không tròn vẹn bến nào trăng neo
Trên sông vắng trăng theo sóng nước
Thuyền có về chở được hay không
Chớ gieo hy vọng chờ mong
Để trăng lại nhớ đau lòng cho trăng
                                           (Quên Đi)
Tuy nhiên, trong thơ Song Thất Lục Bát luật Bằng Trắc cũng có ngoại lệ:

Khúc Hát Sai Mùa

                                      Thả tâm hồn vô thinh lá đổ (Chữ thứ ba vần Bằng)
Ngơ ngác đời bể khổ mù bơi...
Chuông ngân thánh thoát nhẹ rơi...
Cửa thiền mở rộng luân hồi... nhân sinh
                                       ( Kim Oanh)

Huỳnh Hữu Đức


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét